VNREBATES
ic-markets
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
dupoin
Mở TK và hoàn phí 5 $/lot
tmgm
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
san-fxgt-dich-vu-forex-rebates
Mở TK và hoàn phí 9 $/lot
justmarkets
Mở TK và hoàn phí 1.2 $/lot
mc-prime
Mở TK và hoàn phí 4.2 $/lot

Brexit là gì? Thỏa thuận Brexit đã tác động thế nào tới đồng bảng Anh?

12.03.2022, 08:00 17 phút đọc

“Brexit” – thuật ngữ được sử dụng để mô tả sự ra đi khỏi EU của Anh – đại diện cho sự thay đổi hiến pháp quan trọng nhất đối với nước Anh kể từ khi gia nhập Cộng đồng kinh tế châu Âu vào năm 1973. Đây cũng là lần đầu tiên tổ chức châu Âu mất đi thành viên. Cùng tìm hiểu Brexit đã diễn ra như thế nào, và nó tác động ra sao đến đổng bảng Anh.

Việc vương quốc Anh quyết định rời khỏi liên minh châu Âu là một sự kiện thu hút rất nhiều sự quan tâm trên toàn thế giới trong suốt thời gian nó diễn ra. Không chỉ ảnh hưởng đến vương quốc Anh, Brexit đã làm chao đảo thị trường toàn cầu và khiến đồng bảng Anh giảm xuống mức kỷ lục, và vẫn còn tiếp tục ảnh hưởng cho đến tận ngày nay.

#Kiến_thức_phục_vụ_NGHỀ_Trading

1. Brexit là gì?

Brexit chính là viết tắt của British và Exit – hàm ý chỉ việc vương quốc Anh tác ra khỏi Liên minh châu Âu. Sự kiện này đã chính thức diễn ra vào ngày 31.1.2020, chấm dứt 47 năm Anh là thành viên của EU và các tổ chức khác trong khối.

brexit là gì

Brexit là sự kiện nước Anh tách ra khỏi liên minh châu Âu

Brexit bắt đầu  khi vương quốc Anh tổ chức bỏ phiếu trưng cầu dân ý về việc rời Liên minh châu Âu vào ngày 23.6.2016, với tỷ lệ đa số 51,9 % trên 17,4 triệu phiếu bầu tán thành và 48,1% muốn nước Anh ở lại. Phe ủng hộ việc tách rời đã giành chiến thắng, điều này đặt Vương quốc Anh vào lộ trình đàm phán rời khỏi EU, chính thức diễn ra vào tháng 3 năm 2017.

Theo tiến trình hai năm, Vương quốc Anh dự định rời khỏi EU vào ngày 29.3.2019, nhưng ngày đó đã bị hoãn lại sau cuộc họp của Hội đồng Châu Âu cho đến ngày 31.10.2019. Tuy nhiên, Anh có thể rời khỏi sớm hơn nếu thỏa thuận Brexit được phê chuẩn trước thời điểm đó. Thế nhưng trên thực tế, đến ngày 31 tháng 1 năm 2020, Brexit mới chính thức diễn ra, và Anh đã hoàn toàn tách khỏi EU từ thời điểm đó.

2. Quá trình diễn ra thỏa thuận Brexit

Brexit không phải một sự kiện diễn ra trong thời gian ngắn, mà nó là kết quả của một quá trình đàm phán kéo dài, tính từ khi nước Anh trưng cầu dân ý cho đến những thỏa thuận giữa Anh và EU sau khi đã tách rời. Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu từng giai đoạn diễn ra như thế nào.

2.1. Cuộc trưng cầu dân ý

Như số liệu mình đã nêu ra phía trên, thì cuộc trưng cầu dân ý về việc tách khỏi liên minh châu Âu đã kết thúc với chiến thắng của phe đồng ý tách rời. Kết quả này được thống kê tổng hợp trên toàn lãnh thổ vương quốc Anh, nhưng giữa từng khu vực lại có sự khác biệt về quan điểm.

Tỷ lệ cử tri Anh ủng hộ Brexit là 53,4%, trong khi đó cử tri Scotland chỉ đồng tình 38%. Thống kê đã chỉ ra rằng, nếu cuộc bỏ phiếu chỉ diễn ra ở Wales, Scotland và Bắc Ireland, thì Brexit sẽ chỉ nhận được ít hơn 45% phiếu đồng tình.

Kết quả bỏ phiếu đã bất chấp kỳ vọng của thế giới, làm chao đảo thị trường toàn cầu và khiến cho đồng bảng Anh giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 30 năm so với bảng Anh. Thủ tướng David Cameron, người kêu gọi và vận động cử tri với mong muốn để Anh ở lại EU, đã tuyên bố từ chức ngay ngày hôm sau. Bà Theresa May đã thay ông lên lãnh đảo Đảng Bảo thủ và Thủ tướng đất nước vào tháng 7 năm 2016.

2.2. Đàm phán điều 50 hiệp ước Lisbon

Điều 50 hiệp ước Lisbon là một điều khoản của liên minh châu Âu phác thảo các bước cần thiết phải thực hiện khi một quốc gia muốn rời khỏi khối này. Việc khởi động Điều 50 sẽ giống như một tuyên bố chính thức cho quyết định rút lui và cũng là bước đầu tiên để bắt đầu cho quá trình này. Vương quốc Anh cũng chính là quốc gia đầu tiên viện dẫn điều 50 của hiệp ước Lisbon.

Cụ thể, quá trình rời khỏi EU được bắt đầu một cách chính thức vào ngày 29 tháng 3 năm 2017, khi bà May khởi động điều 50. Vương quốc Anh ban đầu có 2 năm tính từ ngày đó để đàm phán về mối quan hệ mới với EU.

Các cuộc đàm phán giữa Vương quốc Anh và EU bắt đầu vào tháng 6.2017 và tập trung vào các chi tiết về việc rút lui của Vương quốc Anh. Thỏa thuận về những gì Vương quốc Anh sẽ trả cho EU sau khi rời khỏi – cái gọi là “exit bill” hoặc “ divorce bill”, và thỏa thuận về quyền lợi của công dân Anh tại EU và công dân EU ở Anh được đề cập rõ trong bản thỏa thuận.

Vào tháng 11.2018, điều khoản backstop cho biên giới Bắc Ireland, một cách để đảm bảo rằng không có biên giới cứng trên đảo Ireland dù có bất cứ thỏa thuận nào giữa EU và Vương quốc Anh, được nhất trí bởi cả Anh và EU. Tuy nhiên, thỏa thuận này đã bị nghị viện Anh bác bỏ với lượng phiếu chống áp đảo phiếu thuận.

Tháng 7.2019, Ông Boris Johnson đã được bầu làm Thủ tướng sau khi bà May thất bại ba lần trong việc tìm kiếm sự đồng tình từ Nghị viện cho các thỏa thuận mà bà đã đàm phám với EU. Ông Johnson rất cứng rắn trong việc ủng hộ Brexit, với quan điểm việc rời khỏi EU vào tháng 10 là “do or die” (làm hoặc chết). Thậm chí, ông sẵn sàng cho việc rời khỏi EU mà không cần bất cứ thỏa thuận nào.

brexit

Thủ tướng Anh Boris Johnson

Đến ngày 17/10, cuộc đàm phán của EU và Anh đã đạt được thỏa thuận mới cho việc ly khai, với điểm khác biệt chính so với thỏa thuận của bà May là điều khoản backstop được thay thế bằng một điều khoản mới.

Trong bài phát biểu đầu tiên của mình với tư cách thủ tướng Anh, ông Johnson đã mô tả “backstop” là “phản dân chủ và tin rằng ông có thể thực hiện một thỏa thuận với EU mà không cần phải kiểm tra tại Biên giới.

Để ngăn cản các nghị sĩ phản đối thỏa thuận tách khỏi EU, tháng 8 năm 2019, thủ tướng Boris Johnson đã yêu cầu Nữ hoàng Anh đình chỉ Quốc hội từ giữa tháng 9 tới giữa tháng 10, và đã được Nữ hoàng đồng ý. Nhiều người đã gọi đây là một cuộc đảo chính, và thẩm phán của tòa án tối cao đã đồng ý rằng đây là một động thái bất hợp pháp, và bác bỏ nó vào ngày 24 tháng 9.

Trong quá trình đàm phán, các đảng phái chính trị của Anh liên tiếp đối mặt với các cuộc khủng hoảng. Các nhà lập pháp đã khiến cho nghị sĩ của cả hai đảng Bảo thủ và đảng Lao động phản đối.

Vương quốc Anh dự kiến rời EU vào ngày 31 tháng 10 năm 2019, nhưng quốc hội đã bỏ phiếu biểu quyết buộc chính phủ gia hạn thời gian và cũng trì hoãn việc thông qua những thỏa thuận mới. Thủ tướng Johnson đã trục xuất 21 nghị sĩ vì bỏ phiếu trì hoãn Brexit vào tháng 9. Sau đó, ông đã kêu gọi tổng tuyển cử.

Cuộc bầu cử thứ 3 trong vòng chưa đầy 5 năm đã diễn ra vào ngày 12 tháng 12 năm 2019, đảng bảo thủ của Johnson đã giành tới 364 trên 650 ghế tại hạ viện và chiếm hoàn toàn ưu thế, vì trong phần còn lại, các đối thủ của họ bị chia rẽ giữa nhiều đảng phái khác nhau.

Sau đó, các cuộc đàm phán và thỏa thuận tiếp tục được triển khai, và Brexit chính thức diễn ra vào ngày 31 tháng 1 năm 2020, đó cũng là ngày vương quốc Anh chính thức rời khỏi liên minh châu Âu.

Xem thêm: Có gì trong đánh giá toàn diện chính sách của Ngân hàng Trung Ương Châu Âu?

3. Các thông tin và khái niệm liên quan

3.1. No-deal Brexit là gì?

Chúng ta đã biết Thủ tướng Johnson sẵn sàng rời khỏi EU mà không cần bất cứ thỏa thuận nào, khi đó Vương quốc Anh sẽ rời EU trong cái gọi là “No-Deal Brexit” hay “Brexit không có thỏa thuận”. Điều này có thể gây hỗn loạn vì các rào cản thương mại sẽ tăng lên trong một đêm và sẽ có những bất ổn trong các khu vực từ lĩnh vực hàng không, dược phẩm đến các thỏa thuận về hạt nhân.

Mặc dù EU và Vương quốc Anh đã làm việc cùng nhau để cố gắng tránh kịch bản tồi tệ nhất, nhưng đã có giai đoạn “No-Deal” Brexit có khả năng xảy ra rất cao. Nhiều sự chuẩn bị được tăng cường ở cả Dublin và Brussels cho kịch bản đó.

3.2. Backstop là gì?

Việc Anh rời khỏi EU có nghĩa là Bắc Ireland cũng rời khỏi khối, vì vậy cần phải kiểm soát dọc theo Biên giới Ireland dài 499 km, vì các quy tắc thương mại khác nhau sẽ được áp dụng ở phía bắc và phía nam Ireland hậu Brexit. Biên giới ở Ireland sẽ trở thành biên giới đất liền duy nhất giữa Anh và EU sau Brexit.

Hiệp định Belfast năm 1998 đã đặt nền móng cho tiến trình hòa bình của Bắc Ireland với nhiều quy tắc và thể chế trên toàn đảo. Không bên nào muốn khôi phục các biện pháp kiểm soát biên giới (biên giới cứng), nhưng khi Anh rời khỏi liên minh thuế quan mà không tiến hành kiểm tra an ninh tại khu vực biên giới này sẽ khiến cho các hoạt động buôn lậu và phạm tội mở rộng.

Backstop là một chính sách bảo hiểm mà EU và Vương quốc Anh đã đồng ý đưa vào thỏa thuận để tránh điều này xảy ra. Cả hai bên đều coi đây là biện pháp cuối cùng được kích hoạt trong trường hợp không có giải pháp nào tốt hơn được tìm thấy để tránh biên giới cứng trong thỏa thuận thương mại EU-Anh.

thỏa thuận brexit

Backstop trong thỏa thuận Brexit

3.3. Phe ủng hộ và phe phản đối Brexit trên thế giới

Sự đối lập không chỉ diễn ra trong nội bộ nước Anh, mà nó cũng tạo ra hai luồng quan điểm trái chiều trên thế giới, với sự ủng hộ và phản đối của nhiều nhà lãnh đạo. Cụ thể, một số đại diện tiêu biểu của hai phe bao gồm:

Phe phản đối Brexit:

  • David Cameron – Thủ tướng, Anh
  • Mark Carney – Thống đốc, Ngân hàng Trung ương Anh
  • George Osborne – Cựu Thủ tướng Anh
  • John Major, Tony Blair và Gordon Brown – Cựu Thủ tướng Anh
  • Barack Obama – Tổng thống của Hoa Kỳ

Phe ủng hộ Brexit:

  • Boris Johnson – Thị trưởng London
  • Nigel Farage – Lãnh đạo UKIP, Vương quốc Anh
  • George Galloway – Lãnh đạo đảng được tôn trọng, Vương quốc Anh
  • Michael Gove – Bộ trưởng Tư pháp, Vương quốc Anh
  • Vladimir Putin – Tổng thống Nga

Xem thêm: Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2020 ảnh hưởng đến giá vàng như thế nào?

#Thực_chiến_NGHỀ_Trading

Trong các nội dung tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu xem Brexit đã ảnh hưởng đến kinh tế Anh và đồng bảng Anh như thế nào, từ đó giúp anh em có được cái nhìn tổng thể về thị trường, và phần nào hỗ trợ việc nắm bắt tình hình của bảng Anh khi thực chiến giao dịch.

4. Tác động của Brexit đến nền kinh tế và đồng bảng Anh

4.1. Những thay đổi chính nào xảy ra hậu Brexit

Việc một quốc gia rời khỏi EU là chưa từng có tiền lệ. Việc giải quyết vấn đề này cũng rất phức tạp trong việc xác định được cách hai bên sẽ liên quan với nhau trong tương lai.

Chúng ta sẽ điểm qua một chút các vấn đề khi Anh vẫn còn là thành viên của EU.

Đầu tiên, Vương quốc Anh là một phần của liên minh hải quan EU. Đây là một khu vực thương mại tự do, theo đó cho phép hàng hóa lưu thông tự do thông qua EU. Một phần của điều này là cam kết của tất cả các thành viên về việc áp dụng cùng một mức thuế nhập khẩu và thuế đối với hàng hóa nhập từ bên ngoài EU.

Vương quốc Anh cũng là một phần của thị trường chung EU, hệ thống các quy tắc và quy định cho phép di chuyển tự do hàng hóa, dịch vụ, con người và vốn. Thành viên của liên minh hải quan và thị trường chung cho phép hàng hóa di chuyển tự do trên toàn EU, bao gồm cả các dịch vụ thương mại như ngân hàng, dược phẩm và thực phẩm.

Thị trường chung EU cũng cho phép người dân dược di chuyển tự do trên khắp EU. Vương quốc Anh cũng tham gia vào các chính sách quốc tế chung được phối hợp ở cấp EU, đặc biệt là chính sách đối ngoại và quốc phòng và trong các thỏa thuận thương mại với các quốc gia khác.

Và với việc rời khỏi EU, tất cả những chính sách “tự do” trên sẽ bị loại bỏ, rất nhiều vấn đề cần được giải quyết để có thể giữ được mối quan hệ ổn định và phát triển giữa hai bên sau khi tách rời.

4.2. Tác động của Brexit đến kinh tế

Tác động kinh tế của Brexit là tiêu cực, đối với cả Vương quốc Anh, Ireland và phần còn lại của EU. Tác động lớn nhất sẽ là ở chính Vương quốc Anh và Ireland, và các đối tác thương mại gần gũi nhất.

Đối với Vương quốc Anh, bất kỳ thỏa thuận thương mại nào đạt được sau Brexit chắc chắn sẽ ít thuận lợi hơn các thỏa thuận hiện tại. Các nhà kinh tế nói rằng bất kỳ cơ hội thương mại mới nào ở nơi khác sẽ không bù đắp cho tổn thất trong thương mại với EU.

Đối với Ireland, dù tăng trưởng vẫn có thể tiếp diễn, nhưng tác động ngắn hạn chính là việc tỷ giá đồng bảng Anh yếu hơn, điều này sẽ tốt nếu chúng ta đến đây để mua một chiếc xe, nhưng rất tệ cho các đối tác xuất khẩu vào thị trường này.

Theo dự báo, ước tính rằng trong trường hợp khi Vương quốc Anh rời khỏi khối thương mại EU, nền kinh tế Ireland có thể thấp hơn 4%-7% trong một thập kỷ tới, với hầu hết các ảnh hưởng lớn sẽ xảy ra trong năm năm đầu tiên. Nặng nề hơn, nếu Brexit không thỏa thuận thì tác động tiêu cực đến nền kinh tế sẽ nghiêm trọng hơn và xảy ra nhanh hơn.

4.3. Ảnh hưởng của Brexit đối với đồng bảng Anh

Sự kiện Brexit khiến cho nước Anh chìm trong sự hỗn loạn cả về kinh tếvà chính trị. Chính vì thế, không khó hiểu khi đồng tiền của nước này đã suy giảm một cách đáng kể so với USD.

Đồng bảng Anh, vốn đã suy yếu rất nhiều từ sau sự kiện Thứ tư đen tối, thì nay lại chịu thêm tác động của Brexit nên mặc sức tiếp tục đà suy giảm. Trong suốt 5 năm qua, sự biến động của đồng bảng Anh vẫn luôn chịu tác động chính từ Brexit.

Ảnh hưởng rõ ràng nhất của Brexit là ngay sau khi có kế t quả trưng cầu dân ý, đồng bảng đã trải qua một phiên giảm giá nhiều nhất trong vòng 30 năm. Sau đó đã có thêm hai lần giảm giá đáng kể khác, và duy trì đà giảm trong năm 2017, 2019, đưa giá trị của đồng bảng Anh xuống mức đáy mới so với EUR và USD vào tháng 8 năm 2021.

brexit

Tỷ giá bảng Anh so với Euro từ khi bắt đầu thỏa thuận Brexit (nguồn: Bloomberg)

Tính đến năm 2021, bảng Anh đã yếu hơn 15% so với trước khi cuộc trưng cầu dân ý diễn ra (tháng 6 năm 2016), và thậm chí yếu hơn 20% trước khi đạo luật trưng cầu dân ý được Hoàng gia thông qua (tháng 12 năm 2015).

Sự giảm giá của GBP thậm chí còn có thể tiếp tục diễn ra trong tương lai, khi mà những ảnh hưởng của Brexit chưa kết thúc, và còn rất nhiều những cuộc đàm phán mới về các thỏa thuận xung quanh việc vương quốc Anh rời khỏi EU.

Xem thêm: Sự kiện Bitcoin Halving – giá Bitcoin sẽ tăng mạnh vào năm 2024?

5. Những cột mốc quan trọng

Chúng ta sẽ cùng điểm qua một số cột mốc quan trọng tính từ khi Brexit chính thức diễn ra và những sự kiện dự kiến được tiến hành trong tương lai:

  • 31.01.2020: Ngày Vương quốc Anh chính thức rời khỏi Liên minh châu Âu.
  • Tháng 5.2020: Taoiseach Leo Varadkar muốn tổ chức cuộc tổng tuyển cử tiếp theo.
  • 01.07.2020: Theo các điều khoản của thỏa thuận Brexit, đây là ngày cuối cùng mà Vương quốc Anh và EU có thể yêu cầu gia hạn thời gian chuyển tiếp lên đến một hoặc hai năm.
  • 12.2020: Ngày sớm nhất mà giai đoạn chuyển tiếp có thể kết thúc nếu EU và Vương quốc Anh đồng ý mối quan hệ thương mại trong tương lai. Ngày mà các quy tắc hải quan của EU áp dụng cho Bắc Ireland.
  • 12.2022: Ngày cuối cùng mà EU và Vương quốc Anh đề xuất kéo dài thời gian chuyển đổi để cho phép EU và Vương quốc Anh đàm phán một thỏa thuận thương mại trong tương lai.
  • 10.2024: Nếu giai đoạn chuyển tiếp kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm 2020, đây là ngày cuối cùng Vương quốc Anh phải cho phép Quốc hội Bắc Ireland bỏ phiếu về việc có nên tiếp tục các thỏa thuận giữ Bắc Ireland gắn liền với các quy tắc hải quan của EU theo thỏa thuận Brexit mới nhất.
  • 31.12.2024: Nếu Quốc hội Bắc Ireland bỏ phiếu từ chối các thỏa thuận của Brexit, thì đây là ngày bắt đầu giai đoạn hạ nhiệt hai năm khi ủy ban chung của Anh – EU và các quan chức của Vương quốc Anh phải đưa ra kế hoạch B tránh một biên giới cứng.
  • 12.2026: Hạn chót để lên kế hoạch B nếu Quốc hội Bắc Ireland bỏ phiếu rời khỏi các thỏa thuận hải quan theo thỏa thuận Brexit hai năm trước đó.
  • 31.12.2028: Hạn chót tiếp theo mà Vương quốc Anh phải cho phép Hội đồng tổ chức bỏ phiếu về thỏa thuận hải quan hai lần, giữ miền Bắc Ireland trong lãnh thổ hải quan Vương quốc Anh về mặt pháp lý nhưng trên thực tế là trong liên minh hải quan EU, nếu kết quả bỏ phiếu đơn giản ủng hộ tiếp tục điều này trước đó vào năm 2024.
  • 31.12.2032: Hạn chót tiếp theo mà Vương quốc Anh phải cho phép Hội đồng tiếp tục các thỏa thuận hải quan nếu kết quả bỏ phiếu vào năm 2024 là ở lại trong khối thương mại EU.

Như vậy, còn rất nhiều vấn đề xoay quanh Brexit trong tương lai, và chắc chăn nó sẽ ảnh hưởng không ít đến đồng bảng Anh. Anh em nên lưu ý các sự kiện quan trọng này để có thể nắm bắt tình hình của đồng GBP một cách nhanh nhất.

6. Tổng kết

Nhìn chung, sự tác động của Brexit đến nền kinh tế Anh cũng như đồng GBP không dừng lại sau khi đạt thỏa thuận tách rời chính thức. Trong tương lai, còn rất nhiều vấn đề cần phải đàm phán giữa EU và Anh, điều đó đồng nghĩa với việc GBP sẽ còn chịu ảnh hưởng tự sự kiện này. Và liệu đó là ảnh hưởng tốt hay xấu, thì chúng ta buộc phải theo dõi thêm trong thời gian tiếp theo.

Nếu như GBP là loại tiền tệ yêu thích của anh em trong danh sách giao dịch hàng ngày, thì đừng quên theo dõi những diễn biến tiếp theo xung quanh Brexit để cập nhật tình hình kịp thời và đưa ra các quyết định chính xác nhất. VnRebates sẽ luôn đồng hành cùng anh em và gửi đến anh em những thông tin quan trọng một cách kịp thời.

Chúc anh em giao dịch an toàn và hiệu quả.

Xem thêm: Trader là gì? 4 phong cách giao dịch của Trader

VnRebates – Nơi Trading là NGHỀ

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.