ic-markets
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
dupoin
Mở TK và hoàn phí 5 $/lot
san-trive
Mở TK và hoàn phí 9$/lot
tmgm
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
san-fxgt-dich-vu-forex-rebates
Mở TK và hoàn phí 1 $/lot
san-acy
Mở TK và hoàn phí 0.05$/lot
VNREBATES

Cổ phiếu blue-chip là gì? Các hình thức đầu tư hiệu quả với cổ phiếu blue-chip

26.12.2021, 09:26 19 phút đọc

Là nhóm cổ phiếu của những công ty lớn, có danh tiếng và hoạt động ổn định trong thời gian dài cộng với việc trả cổ tức cao và bền vững, cổ phiếu blue-chip là một lựa chọn hấp dẫn đối với những nhà đầu tư có nguồn vốn tốt và có khẩu vị rủi ro khá thấp.

Khi nghe đến “blue-chip” ta có hiểu ngay đến những thứ gì đó chất lượng và có giá trị cao nhất. Trong đầu tư chứng khoán, cổ phiếu blue-chip là một nhóm cổ phiếu nổi bật với chất lượng và giá trị cao, trong nhiều nhóm cổ phiếu khác nhau trên thị trường.

Vậy, cổ phiếu blue-chip là gì? Mức độ an toàn và rủi ro khi đầu tư cổ phiếu blue-chip như thế nào? Những cổ phiếu blue-chip nổi bật trong năm 2021 cũng như cách giao dịch cổ phiếu blue-chip hiệu quả.

co phieu blue-chip la gi

Cổ phiếu blue-chip là gì? Các hình thức đầu tư hiệu quả với cổ phiếu blue-chip

1. Tổng quan về cổ phiếu blue-chip

1.1 Cổ phiếu blue chip là gì?

Trước khi tìm hiểu về cổ phiếu blue-chip là gì, ta sẽ tìm hiểu khái niệm “blue-chip” được bắt nguồn từ đâu? Cái tên blue-chip bắt nguồn từ cách gọi các thẻ đổi tiền trong trò chơi poker tại các sòng bài lớn trên thế giới. Trong đó “chips” là các tấm thẻ nhựa với các màu sắc: xanh, đỏ, vàng, trắng dùng để quy đổi tiền khi chơi và chip màu xanh (blue chip) là thẻ có giá trị quy đổi cao nhất.

Cổ phiếu blue-chip là cổ phiếu của những công ty lớn, chất lượng cao, có vốn hóa lớn đến rất lớn, dẫn đầu ngành và thị trường. Những công ty này thường là những công ty có danh tiếng, tài chính vững vàng, đã hoạt động trong nhiều năm, có lợi nhuận cao, nhận được sự tôn trọng của khách hàng cũng như cổ đông của mình. Nhiều trong số các cổ phiếu blue-chip được xếp vào loại  cổ phiếu “quý tộc” hay quý tộc cổ tức (Dividend Aristocrat) với mức trả cổ tức cao và bền vững.

Trong thị trường chứng khoán, khái niệm “blue-chip” lần đầu tiên được sử dụng vào năm 1923 để mô tả các cổ phiếu có giá cao khi Oliver Gingold, một nhân viên làm việc cho Dow Jones, quan sát thấy một số cổ phiếu giao dịch trên mức 200 USD/cổ phiếu.

Đầu tư vào cổ phiếu blue-chip luôn được coi là những khoản đầu tư an toàn nhất và giống như một con chip xanh trong poker, có giá trị cao đối với các nhà đầu tư. 

Trong lịch sử, các cổ phiếu blue-chip được ghi nhận đã tạo ra những kỷ lục bền vững về lợi nhuận hấp dẫn và điều đó khiến chúng trở thành một trong những cổ phiếu cá nhân phổ biến nhất trên thị trường chứng khoán mà các nhà đầu tư giá trị đang tìm kiếm để đổ tiền vào đầu tư. 

Cổ phiếu blue-chip thường được chọn để tính những chỉ số chứng khoán quan trọng như Dow Jones, S&P 500, Nasdaq 100 ở Hoa Kỳ, TSX-60 ở Canada, hoặc chỉ số FTSE ở Vương quốc Anh hay VN30, HNX30 ở Việt Nam.

Những cổ phiếu blue-chip nổi tiếng thế giới bao gồm IBM Corp., Coca-Cola Co., Apple và Boeing Co… và ở Việt Nam là VIC, VCB, VHM, GAS, VNM…

1.2 Điều kiện để một cổ phiếu được gọi là blue chip 

Thực tế, cả các nhà phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật đều nhất trí rằng không có định nghĩa mang tính thống kê cho cổ phiếu blue-chip cũng như không có số liệu tài chính cụ thể nào để tự động biến một cổ phiếu thành cổ phiếu blue-chip, hay giá trị nội tại của cổ phiếu đó cho thấy nó thuộc danh mục blue-chip.

Tuy nhiên, những chuyên gia đều chấp nhận rộng rãi về những yêu cầu mà 1 cổ phiếu cần đáp ứng để được gọi là cổ phiếu blue-chip, bao gồm:

  • Là cổ phiếu của những công ty lớn, ổn định nền tảng bền vững, có sản phẩm, dịch vụ quen thuộc đối với người tiêu dùng. Một số nhà phân tích sử dụng mức vốn hóa thị trường 5 tỷ USD như một chỉ báo về một công ty blue-chip. 
  • Là công ty đầu ngành hoặc có tác động lớn tới ngành nghề đó. Thông thường, cổ phiếu blue-chip thường là một trong ba công ty hàng đầu trong ngành đó và thể hiện rằng công ty đó là công ty uy tín và có lịch sử lâu đời trong lĩnh vực của mình.
  • Những cổ phiếu này đã chứng tỏ khả năng phát triển mạnh trong thời thời kỳ kinh tế phát triển và khả năng vượt qua thời kỳ kinh tế khó khăn hay thậm chí là suy thoái và tiếp tục tăng trưởng.

1.3. Những đặc điểm nổi bật của cổ phiếu blue-chip

Những đặc điểm nổi bật của cổ phiếu blue-chip

Mỗi nhóm cổ phiếu trên thị trường đều mang những đặc điểm nhất định, và nhóm cổ phiếu blue-chip mang đặc điểm của những công ty lớn, hoạt động hiệu quả và bền vững.

  • Vốn hóa thị trường lớn: Dù điều kiện vốn hóa 5 tỷ USD để trở thành cổ phiếu blue-chip nhưng thực chất hầu hết các blue chip của Mỹ luôn có vốn hóa vài trăm tỷ USD và các blue chip của Việt Nam là vài trăm nghìn tỷ đồng.
  • Cổ phiếu blue-chip và đầu tư giá trị: Theo định nghĩa, cổ phiếu blue-chip không phải là cổ phiếu tăng trưởng tích cực, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng không phải là cổ phiếu tăng trưởng. Tuy nhiên, giá trị của chúng đến từ sự ổn định và hiệu suất nhất quán. Giá trị của những cổ phiếu này bắt nguồn từ các nền tảng kinh doanh vững chắc cũng như giá trị nội tại cao.
  • Thể hiện sức mạnh tài chính của doanh nghiệp: Có xếp hạng tín dụng mạnh và sở hữu nguồn tiền mặt dồi dào, nợ thấp.
  • Không biến động nhiều về giá và có tốc độ tăng trưởng ổn định: Giá cổ phiếu blue chip có xu hướng tăng đều qua mỗi năm, mặc dù tốc độ tăng không quá cao nhưng đều và ổn định, tạo cảm giác an toàn cho nhà đầu tư. Điều này cũng cho thấy công ty hoạt động với hiệu quả cao và bền vững.
  • Một thuộc tính khác mà các cổ phiếu blue-chip sở hữu là tỷ suất lợi nhuận cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Điều này là do các phẩm chất nội tại như sức mạnh của thương hiệu và các chỉ số cơ bản bao gồm sức mạnh định giá và tính kinh tế theo quy mô.

Xem thêm: Top những cổ phiếu tăng trưởng tốt tính đến quý 3 năm 2021

2. Ưu điểm và nhược điểm của cổ phiếu blue chip

Tại sao nên đầu tư cổ phiếu blue-chip

2.1.      Ưu Điểm

  • Sự ổn định: Các công ty blue chip đã hoạt động trong nhiều thập kỷ. Trong khi các công ty nhỏ hơn và mới hơn có thể phải vật lộn để đối phó với suy thoái và thay đổi thị trường, thì cổ phiếu blue-chip thường có thể tồn tại và tiếp tục mang lại lợi nhuận. Dù không cho thấy mức độ tăng trưởng tích cực như cổ phiếu vốn hóa nhỏ và vừa nhưng mang lại niềm tin cho nhà đầu tư rằng chúng sẽ tăng trong giai đoạn kinh tế phát triển và không giảm mạnh như khi thị trường chứng khoán đang giảm.
  • Cổ tức cao và bền vững: các công ty blue-chip thường có bảng cân đối kế toán rất vững chắc và thường có lịch sử chia cổ tức mạnh mẽ. Cổ tức sẽ là những nguồn thu nhập ổn định và đáng tin cậy, đặc biệt hấp dẫn với những nhà đầu tư có thu nhập và người về hưu. Nhà đầu tư có thể sử dụng kế hoạch tái đầu tư cổ tức (DRIP) để tăng mức lãi kép.
  • Tính ít biến động: Vì cổ phiếu blue-chip không dễ biến động như các nhóm cổ phiếu khác nên chúng không đòi hỏi nhiều sự giám sát hay quản lý. Đây là một nhóm cổ phiếu lý tưởng cho các nhà đầu tư thụ động.

2.2.      Nhược điểm

Với hầu hết các nhà đầu tư, cổ phiếu blue-chip là những khoản đầu tư hấp dẫn. Tuy nhiên, sự ổn định và thương hiệu nổi tiếng gắn liền với các cổ phiếu này cũng có thể hạn chế lợi nhuận thu được cho các nhà đầu tư trẻ vì một số lý do:

  • Cổ phiếu Blue chip được biết đến với sự an toàn và tốc độ tăng trưởng ổn định. Do đó, với các nhà đầu tư thích đầu cơ, lướt sóng và thích kiếm lời một cách thần tốc, đây chưa hẳn là một kênh đầu tư lý tưởng. Có thể nói, nhược điểm lớn nhất của nhóm cổ phiếu này là ở trên khía cạnh đầu cơ bởi chúng không lại lại nguồn lợi nhuận đột biến và nhanh chóng như đầu tư vào cổ phiếu của các công ty bình thường.
  • Không có khái niệm “Đánh bại thị trường – beat the stock market” với cổ phiếu blue-chip. Nhiều cổ phiếu trong số này sẽ có hệ số beta gần bằng 1, có nghĩa là hiệu suất của những cổ phiếu này sẽ theo dõi chặt chẽ hiệu suất của Chỉ số S&P 500. Khi chỉ số đi lên, những cổ phiếu này sẽ theo dõi rất chặt chẽ. Tuy nhiên, điều này cũng đúng khi thị trường chứng khoán đi xuống. Các nhà đầu tư trẻ hơn với thời gian đầu tư dài hơn thường có thể vượt qua những thăng trầm liên quan đến các cổ phiếu vốn hóa nhỏ và trung bình mang lại sự biến động cao hơn.
  • Mức cổ tức kém hấp dẫn: Chính bởi vì sự tăng trưởng đều trong dài hạn, mức độ ổn định của cổ phiếu cao nên lợi nhuận mà mỗi cổ phiếu đem lại không cao so với kỳ vọng của nhà đầu tư.
  • Giá cổ phiếu cao: Do nhu cầu đầu tư vào cổ phiếu blue chip rất lớn nên giá của các cổ phiếu blue chip luôn rất cao. Ví dụ: cổ phiếu của Amazon (AMZN), một cổ phiếu blue-chip hàng đầu, có giá 3.300 USD/cp vào ngày 2 tháng 11 năm 2021. Vậy nên, nếu muốn sở hữu cho mình “kha khá” cổ phiếu bluechip, nhà đầu tư sẽ cần phải có một số vốn khá lớn trong thời gian dài. 
  • Vẫn có rủi ro: Mặc dù cổ phiếu blue-chip được biết đến với sự ổn định, nhưng chúng không phải là không có rủi ro. Điều này là do hiệu ứng hào quang mà các cổ phiếu này nhận được. Khi những cổ phiếu này là tâm điểm của tin xấu (ví dụ: thu hồi sản phẩm, báo cáo thu nhập kém, một vụ bê bối điều hành), giá cổ phiếu có thể giảm sốc. 

Xem thêm: Cổ phiếu Penny là gì? 5 rủi ro khi đầu tư cổ phiếu Penny.

3. Danh sách cổ phiếu blue chip thế giới và Việt Nam 2021

Cổ phiếu Bluechip là kênh đầu tư cho thu nhập ổn định, độ rủi ro thấp, kéo theo đó là tỷ lệ chi trả cổ tức không cao nhưng đều đặn dù hoạt động kinh doanh của công ty có gặp biến động.

3.1 Top 5 cổ phiếu blue chip thế giới tốt nhất năm 2021

Danh sách cổ phiếu blue-chip thế giới tốt nhất năm 2021

  • Apple (NASDAQ:AAPL) – Giá cổ phiếu hiện tại 171.14 USD/cp: Là một trong những công ty lớn nhất thế giới với vốn hóa tiến gần mốc 3000 tỷ USD và là công ty tiên phong trong lĩnh vực công nghệ trong suốt lịch sử phát triển của mình. Apple đã trở thành trụ cột của lĩnh vực công nghệ và có lợi nhuận 27% sau 10 năm. Vào tháng 11 năm 2021, AAPL đã trả cổ tức là 0,22 đô la cho mỗi cổ phiếu.
  • Coca-Cola (NYSE:KO) – Giá cổ phiếu hiện tại 57.73 USD/cp: Lợi nhuận sau 10 năm của gã khổng lồ Coke là 7,65% tính đến tháng 11 năm 2021. Vào tháng 9, Coca-Cola đã trả cổ tức là 0,42 đô la cho mỗi cổ phiếu.
  • Johnson & Johnson (NYSE:JNJ) – Giá cổ phiếu hiện tại 168.23 USD/cp: Lợi tức sau 10 năm của công ty dược phẩm Johnson & Johnson là 13,61% tính đến tháng 11 năm 2021. Vào tháng 8, công ty này đã trả cổ tức 1,06 đô la cho mỗi cổ phiếu.
  • Microsoft (NASDAQ: MSFT) – Giá cổ phiếu hiện tại 323.80 USD/cp: Gã khổng lồ phần mềm Microsoft đã công bố lợi nhuận sau 10 năm là 29,48% vào tháng 11 năm 2021 và trả cổ tức 0,56 USD cho mỗi cổ phiếu vào tháng 8.
  • Công ty Walt Disney (NYSE:DIS) – giá cổ phiếu hiện tại 148.76 USD/cp: Bắt đầu từ ngành công nghiệp hoạt hình, Walt Disney đã xây dựng một lịch sử lừng lẫy và kể từ đầu thế kỷ 20, Disney đã chuyển mình thành một tập đoàn truyền thông và giải trí khổng lồ. Disney cho biết lợi nhuận sau 10 năm là 18,37%. Tuy nhiên, Walt Disney đã tạm ngừng thanh toán cổ tức vào năm 2020 do đại dịch coronavirus.

Dưới đây là danh sách 20 cổ phiếu blue-chip hàng đầu khác:

  • AT&T
  • AbbVie
  • 3M
  • Lockheed Martin
  • Enbridge
  • Procter & Gamble
  • JPMorgan Chase & Co.
  • Walmart
  • Microsoft
  • Caterpillar
  • UnitedHealth Group
  • Starbucks
  • Cisco Systems
  • Boeing
  • McDonald’s
  • Home Depot
  • Verizon Communications
  • Merck
  • Intel
  • Goldman Sachs Group

3.2 Danh sách các cổ phiếu Blue chip trên sàn Hose năm 2021

Dưới đây là danh sách bảng xếp hạng 10 mã cổ phiếu blue-chip 2021 tại Việt Nam được cập nhật mới nhất, dựa trên vốn hoá thị trường của doanh nghiệp.

Bảng thống kê danh sách 10 cổ phiếu blue-chip với vốn hoá lớn nhất Việt Nam tháng 10/2021

4. Hướng dẫn cách giao dịch cổ phiếu blue-chip phổ biến

Cổ phiếu blue-chip nên là cái tên nên có trong danh mục đầu tư lớn. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, bản thân cổ phiếu blue-chip cũng tồn tại một số nhược điểm nhất định. Vậy nên, nhà đầu tư nên đa dạng hóa danh mục đầu tư với các tài sản khác như trái phiếu hay tiền mặt và cân nhắc việc sở hữu thêm các cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ nữa.

Trong đó, các nhà đầu tư ưa thích mạo hiểm nên cân nhắc phương án đầu tư vào cổ phiếu bao gồm cả cổ phiếu bluechip và cổ phiếu của các công ty vừa và nhỏ. Các nhà đầu tư thích sự an toàn và ổn định có xu hướng nắm giữ trái phiếu.

Dưới đây, Vnrebates chia sẻ thêm một số phương thức giao dịch cổ phiếu blue-chip phổ biến dành cho các nhà đầu tư có nhu cầu.

4.1 Mua cổ phiếu blue chip Việt Nam dài hạn – Bằng hình thức cá nhân và thông qua các quỹ chỉ số

Mua cổ phiếu bằng hình thức cá nhân

Nhà đầu tư có thể mua cổ phiếu blue-chip như các cổ phiếu phổ thông khác tại các sàn giao dịch chứng khoán. Phương pháp này có ưu điểm là hoàn toàn chủ động trong việc sử dụng các phân tích của mình, mặc sức lựa chọn ra các blue-chip tiềm năng và tận hưởng trọn vẹn thành quả đầu tư của bản thân.

Nhưng nếu mới tham gia thị trường với số vốn nhỏ, không thể duy trì vị thế lâu dài thì đây không phải lựa chọn lý tưởng cho nhà đầu tư. Đầu tư cổ phiếu blue-chip cần số vốn lớn bởi chúng luôn khá đắt đỏ.

Đôi khi đứng trước những đợt khủng hoảng lớn và kéo dài, nhà đầu tư vẫn có thể mua được cổ phiếu blue-chip khi chúng giảm giá sâu. Nhưng nếu không có kỹ năng phân tích cơ bản tốt thì lợi nhuận thu về sẽ không cao như dự tính bởi thông thường khi các mã blue-chip đồng loạt giảm cũng là khi toàn bộ thị trường đang rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng.

Mua cổ phiếu blue-chip thông qua quỹ chỉ số

Một phương pháp khác giúp các nhà đầu tư có thể mua hầu hết các cổ phiếu blue chip đó là cách thông qua các quỹ đầu tư như các quỹ tiêu chuẩn, các quỹ ETF cổ phiếu. Với cách đầu tư này, nhà đầu tư có thể hưởng thu nhập thụ động khoảng 10% mỗi năm tùy theo loại hình quỹ tham gia.

Đây là phương pháp đầu tư thích hợp cho những nhà đầu tư mới và không có kỹ năng phân tích thị trường. Đây là một hình thức góp vốn để các nhà điều hành quỹ tiến hành đầu tư. Nhờ đó, khoản đầu tư sẽ được đảm bảo bởi các chuyên gia phân tích đầu tư có kinh nghiệm, đảm bảo iao dịch sẽ an toàn hơn và có khả năng sinh lời cao.

Vậy đâu là nhược điểm của phương pháp này?

Việc mua cổ phiếu qua các cổ phiếu quỹ sẽ khiến lợi nhuận thu được phải khấu trừ đi chi phí hoa hồng – khiến nhà đầu tư nhận được ít hơn khi so sánh với việc tự đầu tư. Bên cạnh đó, số lượng vốn cũng lớn hơn nhiều và sẽ bị phân bổ theo nhiều danh mục đầu tư. Nhà đầu tư sẽ không thể hưởng toàn bộ lợi nhuận từ sự tăng giá của các cổ phiếu tốt bởi các cổ phiếu giảm giá sẽ kéo lợi nhuận thực tế xuống.

Xem thêm: ETF là gì ? Cơ hội và rủi ro từ đầu tư ETF và top 10 quỹ ETF tốt nhất năm 2020

4.2 Mua cổ phiếu blue chip thế giới ngắn hạn thông qua giao dịch chỉ số cổ phiếu bằng các hợp đồng chênh lệch (CFD)

Một cách khác để giao dịch cổ phiếu blue chip là sử dụng các hợp đồng chênh lệch (CFD). Với CFD, nhà đầu tư sẽ không thực sự sở hữu cổ phiếu blue-chip mà chỉ giao dịch các chỉ số của nó thông qua các hợp đồng chênh lệch và thu về lợi nhuận dựa trên chênh lệch giữa giá mua và giá bán tại một thời điểm đã được xác định trước trong tương lai.

Hình thức này phù hợp với các nhà đầu tư có vốn đầu tư rất nhỏ hơn là hình thức mua và giữ truyền thống. Lý do là chỉ cần đáp ứng tỷ lệ ký quỹ ban đầu khoảng vài phần trăm tổng giá trị hợp đồng để bắt đầu giao dịch. Có nghĩa là nhà đầu tư có thể sử dụng công cụ đòn bẩy tài chính giúp tăng tỷ suất lợi nhuận và có thể thu về lợi nhuận ngay cả khi cổ phiếu giảm giá nhờ khả năng bán khống.

Tuy nhiên, nếu không có kiến thức nhất định về phân tích kỹ thuật thì nên cẩn trọng khi sử dụng đòn bẩy bởi tỷ lệ đòn bẩy cao cũng đồng nghĩa với việc khuếch đại thua lỗ nếu rủi ro xảy ra.

Nhìn chung, việc đầu tư luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Tuy cổ phiếu blue-chip được đánh giá là kênh đầu tư cực kỳ an toàn và ổn định nhưng trước khi quyết định thực hiện các quyết định mang tính mạo hiểm cao như bán khống hay sử dụng đòn bẩy, nhà đầu tư hãy cân nhắc thật kỹ lưỡng để tránh tình trạng cháy tài khoản nhanh chóng. 

Xem thêm: CFD là gì? Lợi ích và rủi ro khi giao dịch CFD

Lời kết – Có nên đầu tư vào cổ phiếu blue chip hay không?

Nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett và việc mua cổ phiếu Apple là một ví dụ thành công nhất về việc mua cổ phiếu blue-chip khi ông và tập đoàn Berkshire đã “bỏ túi” 90 tỷ USD nhờ cổ phiếu Apple trong chưa đầy 5 năm.

Có thể nói cổ phiếu blue-chip xứng đáng có một vị trí trong danh mục đầu tư của mọi nhà đầu tư, tuy nhiên mức độ phân chia danh mục đầu tư như thế nào phụ thuộc phần lớn vào khẩu vị rủi ro của mỗi người. Không có khoản đầu tư nào là không có rủi ro, nhưng cổ phiếu blue-chip có xu hướng ít biến động hơn các cổ phiếu khác, có thể hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư có mức độ chấp nhận rủi ro thấp hơn.

Tổng hợp bởi VnRebates

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.