ic-markets
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
dupoin
Mở TK và hoàn phí 5 $/lot
san-trive
Mở TK và hoàn phí 9$/lot
tmgm
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
san-fxgt-dich-vu-forex-rebates
Mở TK và hoàn phí 1 $/lot
san-acy
Mở TK và hoàn phí 0.05$/lot
VNREBATES

Chỉ báo Accelerator Decelerator (AC) và Awesome Oscillator (AO) là gì?

04.01.2023, 08:00 15 phút đọc

Trong tất cả các chỉ báo thuộc loại chỉ báo dao động, thì anh em có thể đã khá quen với các chỉ báo như RSI, Stochastic nhưng vẫn còn thêm một chỉ báo nữa đó là chỉ báo Awesome Oscillator và chỉ báo Accelerator Decelerator – chỉ báo cải tiến và phát triển của Awesome oscillator. Vậy hai loại chỉ báo này có những đặc điểm gì? Cách sử dụng ra sao? Mà đến hiện tại vẫn còn rất nhiều trader sử dụng nó trong giao dịch forex. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về nó trong bài viết này của Vnrebates.

Xem thêm:

Chỉ báo Awesome Oscillator là gì?

Chỉ báo Awesome Oscillator (chỉ báo AO) là chỉ báo dùng để đo lường biến động giá của thị trường, được giới thiệu bởi Bill Williams, người đã sáng tạo ra hàng loạt các chỉ báo kỹ thuật khác như Gator Oscillator, Alligator,… Đến nay nhiều người vẫn gọi Awesome Oscillator là chỉ báo Bill Williams.

Mặc dù không phổ biến như các chỉ báo động lượng khác, những Awesome Oscillator vẫn mang lại hiệu quả và có xác suất thành công khá cao.

Như đã nói, Awesome Oscillator là một chỉ báo kỹ thuật thuộc loại chỉ báo oscillator dùng để đo lường những biến động về giá của thị trường. Dựa vào đó các nhà đầu tư có thể xác định được xu hướng của thị trường đang tăng hay giảm. Nhiệm vụ chính của Awesome Oscillator là đo lường động lượng hiện tại của thị trường bằng cách so sánh động lượng thị trường gần đây với động lượng trong khung thời gian lớn hơn.

Chỉ báo Awesome Oscillator là gì?

Chỉ báo Awesome Oscillator (AO) (Nguồn: Internet)

Cách tính chỉ báo AO

Giá trị của chỉ báo Awesome Oscillator được tính bằng chênh lệch giữa giá trị trung bình SMA 5 kỳ và giá trị trung bình đơn giản 34 kỳ. Dữ liệu dùng để tính giá trị trung bình chính là giá High và giá Low trong các phiên giao dịch.

Cụ thể, công thức tính chỉ báo AO như sau:

Giá trung bình (TB) = (Đỉnh + Đáy)/2

AO = SMA (Giá trung bình, 5) – SMA (Giá trung bình, 34)

Lưu ý: Awesome Oscillator được biểu diễn trên khung thời gian nào thì dữ liệu giá cũng được lấy trong các phiên giao dịch tương ứng với khung thời gian đó.

Và hiện nay chỉ báo này đều có sẵn trên các nền tảng giao dịch dưới dạng biểu đồ histogram, anh em đều có thể dễ dàng sử dụng để phân tích thị trường với chỉ báo này.

Đặc điểm của chỉ báo AO

Để có thể sử dụng chỉ báo AO hiệu quả thì anh em nên nắm rõ đặc điểm của chỉ báo này:

  • AO có hình dạng của một biểu đồ cột. Mỗi cột là kết quả của hiệu số giữa SMA (TB, 5) và SMA ( TB, 34).
    • Khi hiệu số này cho ra kết quả âm biểu đồ sẽ dưới trục 0. Nếu hiệu số dương thì  biểu đồ sẽ nằm trên trục 0.
    • Thanh Awesome Oscillator màu xanh chứng tỏ xu hướng đang đi lên. Còn màu đỏ cho thấy thị trường đang có xu hướng giảm.
  • Khi AO > 0 và đang trên đà tăng
    • Nếu xuất hiện các thanh màu xanh xếp liên tiếp nhau nằm trên đường 0, xu hướng thị trường lúc này cũng sẽ tăng mạnh.
    • Nếu xuất hiện các thanh màu đỏ liên tiếp và nằm trên đường Zero thị trường vẫn trong xu hướng tăng nhưng đà tăng đang trong trạng thái giảm dần.
  • Khi AO < 0
    • Nếu các thanh màu đỏ xếp liền nhau dưới đường 0, xu hướng giá thị trường giảm mạnh.
    • Nếu xuất hiện các thanh màu xanh nằm liên tiếp nhau dưới đường Zero, giá lúc này vẫn đang trong xu hướng giảm nhưng không còn mạnh mẽ như trước đó.

Đặc điểm của chỉ báo AO

Chỉ báo AO trên biểu đồ EURUSD khung H4 (Nguồn: Tradingview)

  • AO có độ dài càng cao thì 2 đường trung bình sẽ có khoảng cách càng lớn, nghĩa là động lượng của xu hướng càng mạnh. Ngược lại, nếu độ dài AO càng thấp thì khoảng cách 2 đường trung bình càng nhỏ và động lượng xu hướng cũng sẽ giảm theo.

Đọc thêm: Các chỉ báo kỹ thuật quan trọng nhất trong Forex

Chiến lược giao dịch với chỉ báo Awesome Oscillator

1. Giao dịch với tín hiệu giao cắt đường Zero

Đây là tín hiệu đơn giản nhất khi sử dụng Awesome Oscillator. Anh em sẽ cần xác định các tín hiệu sau:

  • Khi AO nằm trên đường 0, giá đang trên đà tăng. Lúc này anh em có thể vào lệnh mua khi AO cắt đường 0 từ dưới lên.
  • Khi AO nằm dưới đường 0, giá đang trên đà giảm. Tiến hành vào lệnh Sell khi AO cắt đường 0 từ trên xuống.

Tuy nhiên, tín hiệu giao cắt giữa chỉ báo AO và đường 0 xảy ra rất thường xuyên nên rất nhiều tín hiệu nhiễu. Để giao dịch hiệu quả với tín hiệu này, anh em chỉ nên giao dịch thuận xu hướng.

Điều này có nghĩa là trong một xu hướng chung đang tăng, chỉ được vào lệnh Buy khi AO cắt đường 0 từ dưới lên và trong một xu hướng giảm, chỉ vào lệnh Sell khi AO cắt đường 0 từ trên xuống.

Các tín hiệu vào lệnh với chỉ báo Awesome oscillator

Các tín hiệu vào lệnh với chỉ báo Awesome oscillator (Nguồn: Tradingview)

Như trên biểu đồ này, anh em có thể thấy được thị trường đang trong một xu hướng giảm, lúc này chỉ khuyến khích các tín hiệu sell do chỉ báo AO cung cấp. Các tín hiệu buy là “nhiễu” vì anh em có thể thấy tỉ suất lợi nhuận của lệnh buy không tối ưu hoặc sẽ nhanh chóng thất bại.

Xem thêm: 6 mẹo xác định xu hướng thị trường

2. Chiến lược đĩa bay (Saucer)

Đây là chiến lược giao dịch đặc biệt của riêng chỉ báo này mà không một chỉ báo oscillator nào có được.

Chiến lược này được hình thành khi có sự xuất hiện của 3 giá trị AO hay 3 biểu đồ cột thỏa mãn các điều kiện sau:

Đĩa bay tăng: Tín hiệu vào lệnh Buy

  • Chỉ báo AO nằm trên đường 0
  • Bao gồm 3 thanh (cột), 2 thanh đầu tiên là màu đỏ, thanh thứ ba là thanh màu xanh
  • Thanh đỏ thứ hai phải ngắn hơn thanh đỏ thứ nhất
  • Thanh màu xanh thứ 3 cao hơn thanh đỏ thứ 2 thì tín hiệu sẽ đáng tin cậy hơn.
  • Chiến lược giao dịch như sau: Chờ đợi sự xuất hiện của đĩa bay tăng và vào lệnh Buy tại giá mở cửa của cây nến thứ 4

Chiến lược saucer buy với chỉ báo AO

Chiến lược saucer buy với chỉ báo AO (Nguồn: Tradingview)

Hình trên là đồ thị của EURUSD trên khung thời gian H4. Với chiến lược này, anh em cũng đã kiếm được một khoản kha khá rồi đấy.

Đĩa bay giảm: Tín hiệu vào lệnh Sell

  • Chỉ báo AO nằm dưới đường 0
  • Bao gồm 3 thanh (cột) liên tiếp, 2 thanh đầu tiên là thanh xanh, thanh thứ ba là thanh đỏ
  • Thanh xanh thứ 2 ngắn hơn thanh xanh thứ nhất, thanh đỏ dài hơn thanh xanh thứ hai
  • Chiến lược giao dịch như sau: chờ đợi đĩa bay giảm xuất hiện và vào lệnh Sell khi cây nến thứ 4 mở cửa.

Chiến lược saucer sell với chỉ báo AO

Chiến lược saucer sell với chỉ báo AO (Nguồn: Tradingview)

Tuy nhiên, anh em cũng cần lưu ý rằng chỉ nên giao dịch chiến lược saucer thuận với xu hướng giống như chiến lược giao cắt với đường 0

Hãy theo dõi ví dụ dưới đây:

Cách áp dụng chỉ báo AO

Chiến lược saucer tăng thất bại trong thị trường đang có xu hướng giảm (Nguồn: Tradingview)

Thị trường đang trong xu hướng chung là giảm. Đĩa bay tăng xuất hiện, nếu lúc này anh em vào lệnh buy thì xác suất cao là thua lỗ.

3. Kết hợp với các chỉ báo khác

Với các indicator thì tín hiệu phân kỳ, hội tụ đã quá quen thuộc và chỉ báo AO cũng không phải là ngoại lệ, khi tín hiệu phân kì xuất hiện sẽ cảnh báo cho anh em xu hướng có thể đảo chiều trong tương lai gần, vậy thời điểm nào giá sẽ đảo chiều? Anh em hãy hết hợp với EMA 26 và 100 để đoán định xu thời điểm bắt đầu của xu hướng và tìm điểm vào lệnh.

Tín hiệu khi kết hợp chỉ báo Awesome oscillator và bộ đôi EMA 26- EMA 100 :

  • Chỉ báo AO nằm về một phí của đường 0 (với phân kì âm là trên đường 0, phân kì dương là dưới đường 0)
  • Phân kỳ giữa chỉ báo và giá xuất hiện
  • Tìm thời điểm giao cắt của EMA 26 cắt xuống EMA 100
  • Sau khi EMA 26 giao cắt với EMA 100 hãy tìm mô hình saucer trình bày ở trên
  • Điểm vào lệnh theo chiến lược saucer

Chiến lược kết hợp chỉ báo AO với bộ đôi đường EMA để phát hiện sớm điểm vào lệnh theo xu hướng

Chiến lược kết hợp chỉ báo AO với bộ đôi đường EMA để phát hiện sớm điểm vào lệnh theo xu hướng (Nguồn: Tradingview)

Ở biểu đồ trên anh em có thể thấy, giá và chỉ báo AO sau khi phân kì âm thì giá không giảm ngay mà sideway, chính lúc này khi theo dõi giao cắt EMA 26 và EMA 100 sẽ cho anh em biết xu hướng đã bắt chưa. Sau khi giao cắt EMA xảy ra anh em tiếp tục quan sát chỉ báo AO để tìm ra mô hình saucer của chỉ báo. Như đã thấy, anh em sẽ vào lệnh khá sớm từ khi bắt đầu xu hướng giảm.

Chỉ báo Accelerator Decelerator là gì?

Accelerator Oscillator (chỉ báo gia tốc – chỉ báo AC) là một trong những chỉ báo nổi tiếng nhất của Bill Williams và là chỉ báo phát triển từ chỉ báo Awesome oscillator. Chỉ báo này tìm kiếm những dấu hiệu sớm cho thấy sự thay đổi trong động lượng – động lượng đang tăng tốc hay giảm tốc.

Theo đó, hướng của động lượng sẽ thay đổi trước xu hướng giá; và thậm chí trước cả khi động lượng thay đổi, nó thường cho thấy dấu hiệu tăng tốc. Chỉ báo gia tốc chính là công cụ giúp xác định dấu hiệu đó.

Chỉ báo dao động Accelerator Decelerator

Chỉ báo dao động Accelerator Decelerator (Nguồn: Internet)

Cách tính chỉ báo AC

Biểu đồ cột AC là chênh lệch giữa 5/34 cột lực biến động và đường Trung bình động (Simple Moving Average) 5 chu kỳ.

AC = AO – SMA (A0, 5)

Trong đó:
SMA – Simple Moving Average;
AO – Awesome Oscilliator.

Hiện tại chỉ báo AC được tích hợp sẵn vào cáo nền tảng giao dịch, chính vì vậy anh em hoàn toàn có thể sử dụng chỉ báo một cách đơn giản nhà nhanh chóng để thực hiện các phân tích của mình trên thị trường.

Ý nghĩa của chỉ báo AC

Accelerator Decelerator (AC) – chỉ báo thể hiện gia tốc thực tế:

Trước khi đảo chiều, biểu đồ AC histogram sẽ cho thấy xu hướng tăng hoặc giảm (có tính chất lagging đi sau giá), giá không còn tạo ra các đỉnh-đáy mới, trước khi AC cho thấy một xu hướng đảo chiều mạnh được củng cố.

Đường trung tâm của chỉ báo – mức độ tăng tốc của giá được cân bằng với động lực của thị trường.

Theo chiến lược lợi nhuận của tác giả :

Nếu biểu đồ AC lớn hơn zero (dương) và:

  • AC Tăng – xu hướng tăng mạnh (người mua mạnh hơn, giá sẽ dễ dàng tăng hơn);
  • AC Giảm – xu hướng tăng yếu, có khả năng đi sideway hoặc đảo chiều;

Nếu biểu đồ AC nhỏ hơn zero (âm) và:

  • AC giảm – xu giảm tăng mạnh (người bán mạnh hơn, giá sẽ dễ dàng giảm hơn);
  • AC tăng – xu hướng giảm yếu, có khả năng đi sideway hoặc đảo chiều;

Các tín hiệu giao dịch với chỉ báo AC

Để đưa ra quyết định mở lệnh tham gia vào thị trường, trước tiên cần xác định xu hướng hiện tại, để làm điều này cần theo dõi sự thay đổi màu sắc trên biểu đồ:

  • Nếu thanh hiện tại có màu đỏ –  khuyến nghị không mua, chỉ mở bán hoặc hoàn toàn không giao dịch;
  • Nếu thanh hiện tại có màu xanh – khuyến nghị không bán, chỉ có thể mua hoặc không giao dịch.

Nếu anh em mở giao dịch theo hướng của chỉ báo, đó là trên biểu đồ dương – để mua, trên biểu đồ âm – để bán, điều kiện tiếp theo nên xét khi đủ hai thanh màu phù hợp.

1. Giao dịch theo xu hướng với chỉ báo AC

Đối với vị thế buy:

  • 1 thanh màu đỏ và 2 thanh màu xanh với cây sau cao hơn cây trước được tạo thành bởi biểu đồ AC dương. Chúng ta đặt lệnh Buy Stop cao hơn 1-3 điểm so với mức giá tối đa tại thanh cho tín hiệu.
  • Kết hợp với mô hình nến và giao cắt EMA 26 à EMA 52 để xác nhận xu hướng của giá

Giao dịch theo xu hướng với chỉ báo AC

Xác nhận tín hiệu mua với chỉ báo AC (Nguồn: Tradingview)

Đối với vị thế sell

  • Ngược lại với vị thế long, hướng thay đổi từ trên xuống, xuất hiện một thanh màu xanh và 2 thanh màu đỏ, với đáy thấp hơn đáy trước trên biểu đồ. Chúng ta đặt lệnh Sell Stop dưới 1-3 điểm dưới mức tối thiểu của nến cho tín hiệu.
  • Vẫn kết hợp với mô hình nến và giao cắt EMA để các nhận xu hướng giá.

Xem thêm: Vị thế mua (Long Position) và vị thế bán (Short Position)

Xác nhận tín hiệu bán với chỉ báo AC

Xác nhận tín hiệu bán với chỉ báo AC (Nguồn: Tradingview)

2. Giao dịch tại điểm đảo chiều với chỉ báo AC

Chỉ báo AC cũng có thể dùng giao dịch đảo chiều xu hướng tại các mức hỗ trợ – kháng cự quan trọng khi kết hợp với bộ đôi EMA 26-52 và chỉ báo Stochastic oscillator.

  • Giá đang giao dịch tại các mức kháng cự – hỗ trợ quan trọng của khung thời gian lớn hơn
  • Chỉ báo Stochastic oscillator đang cho tín hiệu phân kì
  • Xuất hiện 1 thành màu xanh lá cây và 3 thanh màu đỏ giảm tuần tự trên biểu đồ AC dương và chỉ báo giảm xuống dưới đường 0
  • Giao cắt của EMA 26-52 và mô hình nến cho điểm vào lệnh tối ưu

Giao dịch đảo chiều kết hợp với chỉ báo AC

Giao dịch đảo chiều kết hợp với chỉ báo AC (Nguồn: Tradingview)

Trên biểu đồ vàng khung H4, anh em có thể thấy các bước giao dịch diễn ra như sau

  1. Giá đang giao dịch tại mức kháng cự quan trọng ở khung ngày
  2. Chỉ báo Stochastic cho phân kì âm khi giá phản ứng với kháng cự mạnh gợi ý một sự suy giảm xu hướng trước đó
  3. Chỉ báo AC cho tín hiệu 1 thanh xanh lá và 3 thanh đỏ, chỉ báo chuyển từ dương sang âm
  4. Giao cắt EMA 26-52 cho thấy một xu hướng giảm xác nhận
  5. Mẫu hình 2 đỉnh xác nhận cho giá đảo chiều xu hướng

Xem thêm: Chọn khung thời gian nào để giao dịch có hiệu quả tốt nhất?

Sự khác nhau giữa AC và AO

Accelerator Decelerator Oscillator được phát triển từ chỉ báo Awesome oscillator. Chỉ báo này tìm kiếm những dấu hiệu sớm cho thấy sự thay đổi trong động lượng – động lượng đang tăng tốc hay giảm tốc và cho nhiều tín hiệu hơn so với chỉ báo Awesome oscillator.

Các chỉ báo dao động – oscillator luôn có một đặc điểm đó là càng nhạy thì càng nhiễu, càng chậm thì càng bỏ lỡ nhiều tín hiệu kĩ thuật. Chỉ báo AC và chỉ báo AO chính là hai thái cực của đặc điểm này. Anh em có thể thấy được qua biểu đồ dưới đây khi chỉ báo AC liên tục cho các tín hiệu và chỉ báo AO với các tín hiệu thưa thớt hơn.

So sánh giữa chỉ báo AC và chỉ báo AO

So sánh giữa chỉ báo AC và chỉ báo AO (Nguồn: Tradingview)

Chính vì đặc điểm này của hai chỉ báo trên, anh em nên cân nhắc vào thị trường mà mình đang tham gia, phong cách giao dịch mà quyết định sử dụng loại chỉ báo nào cho phù hợp và luôn luôn backtest chiến lược của anh em trước khi áp dụng thực chiến.

Xem thêm: Giao dịch khi không có xu hướng với chỉ báo Oscillator

Kết luận

Chỉ báo Accelerator Decelerator và chỉ báo Awesome oscillator cung cấp những dấu hiệu sớm thay đổi trong xu hướng mang lại lợi thế giao dịch cho anh em. Tuy nhiên, cách duy nhất để xây dựng bất kỳ sự tự tin thực sự, chưa kể đến sự thành thạo trong một chiến lược trải nghiệm của mỗi cá nhân đó chính là backtest và thử nghiệm chiến lược giao dịch.

Chúc anh em thành công với các giao dịch khi sử dụng chiến lược với các chỉ báo này!

VnRebates – Hoàn tiền mọi giao dịch tài chính

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.