ic-markets
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
dupoin
Mở TK và hoàn phí 5 $/lot
san-trive
Mở TK và hoàn phí 9$/lot
tmgm
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
san-fxgt-dich-vu-forex-rebates
Mở TK và hoàn phí 1 $/lot
san-acy
Mở TK và hoàn phí 0.05$/lot
VNREBATES

6 mẹo xác định xu hướng thị trường

19.08.2021, 22:16 9 phút đọc

Xác định xu hướng thị trường là việc rất quan trọng trước khi thực hiện các giao dịch. Thế nhưng, không phải ai cũng có thể nhận biết được xu hướng một cách chính xác nhất. Nếu anh em đang gặp khó khăn trong việc xác định xu hướng thị trường, hãy tham khảo 6 mẹo sau đây để để có những định hướng một cách rõ ràng nhất về nơi mà thị trường sẽ đi đến.

Trước khi đến với các mẹo để xác định xu hướng thị trường, mình muốn nhấn mạnh với bạn rằng không có bất cứ một công cụ thần kỳ nào, cũng không có chỉ báo hay quy tắc nào luôn luôn đúng trong mọi trường hợp. Là nhà giao dịch, đôi khi chúng ta đã cố hết sức để xác định xu hướng thị trường một cách cẩn thận nhưng cuối cùng thị trường vẫn đi theo hướng ngược lại.

Nếu mọi thứ không theo kế hoạch, chúng ta có thể “phân tích nhận thức muộn” để mổ xẻ biểu đồ, tìm hiểu những gì đã bỏ lỡ và giải thích tại sao mọi thứ lại diễn ra như vậy. Chỉ cần nhớ rằng, đây không phải khoa học chính xác và đừng ép buộc bản thân rằng phải tìm ra xu hướng chính xác một cách tuyệt đối.

Đôi khi, bạn sẽ thấy thị trường có vẻ đang trong xu hướng tăng, trong khi thực tế lại đang là xu hướng giảm. Điều này không hiếm gặp đối với các nhà giao dịch mới. Đó là do thị trường đang trải qua các đợt thoái lui ngắn hạn, và khi quan sát trong các biểu đồ khung thời gian thấp sẽ không cung cấp được cái nhìn tổng thể về xu hướng thực sự của thị trường.

Bây giờ, chúng ta cùng bắt đầu tìm hiểu về những lưu ý khi xác định xu hướng để có cái nhìn đúng đắn nhất về thị trường.

1. Quan sát bằng mắt là chìa khóa

Hãy bắt đầu việc phân tích một cách đơn giản nhất, quan sát trên một biểu đồ “sạch”, không có bất cứ chỉ báo hay công cụ hỗ trợ nào.

Nếu bạn hỏi những nhà giao dịch khác nhau về xu hướng thị trường, có thể sẽ nhận được những câu trả lời khác nhau. Một số nhà giao dịch sẽ cung cấp cho bạn xu hướng ngắn hạn, một số khác nói về trung hạn và một số lại đề cập đến xu hướng dài hạn.

Trong trường hợp này, không có ai sai cả. Sự khác nhau đó phụ thuộc vào chiến lược riêng của từng người. Tuy nhiên, xét tổng thể thì xu hướng quan trọng nhất là xu hướng trên biểu đồ hàng ngày, để nhận định thị trường trong vòng vài tháng cho đến một năm qua đã diễn biến thế nào.

Trong các khung thời gian khác nhau sẽ xác định xu hướng thị trường theo cách khác nhau

Trong các khung thời gian khác nhau sẽ xác định xu hướng thị trường theo cách khác nhau

Bạn có thể quan sát xem biểu đồ trông như thế nào trong vòng một năm, 6 tháng và 3 tháng vừa qua. Nó sẽ cung cấp cho chúng ta quan điểm đối với thị trường tương ứng trong dài hạn, trung hạn và ngắn hạn.

Nếu như cảm thấy khoảng thời gian đó là quá lớn để quyết định được xu hướng hiện tại, thì anh em có thể thu hẹp thời gian lại trong khoảng vài tuần hoặc vài ngày, và chỉ cần tự hỏi rằng “biểu đồ này đang giảm hay đang tăng”.

Hãy nhận định một cách đơn giản như vậy thôi, đừng phức tạp hóa vấn đề. Sau đó anh em sẽ tự có quyết định của mình rằng thị trường đang thiên về xu hướng tăng, giảm hay là đi ngang.

2. Xác định xu hướng thị trường dựa vào các mức cao và mức thấp trong biểu đồ dài hạn

Khi thị trường có xu hướng, chúng thường để lại các điểm dao động trên biểu đồ. Bằng cách chú ý đến các điểm dao động này, chúng ta có thể nhận biết được thị trường đang có xu hướng như thế nào.

Hãy xem ví dụ dưới đây để hiểu rõ hơn.

Trong biếu đồ S&P 500 khung ngày bên dưới, ta có thể dễ dàng nhận thấy đang có một xu hướng tăng khá mạnh. Hãy chú ý đến các khu vực được đánh dấu, đây là các đáy được tạo ra trong xu hướng tăng, và bạn có thể thấy chúng có xu hướng dần cao hơn, tạo thành các bậc thang lên cao dần theo chiều của xu hướng.

các điểm dao động higher highs

Các mức đáy cao dần  trong xu hướng tăng

Ngược lại, trong một xu hướng giảm có thể bạn sẽ thấy các mức cao được tạo ra thấp dần và tạo thành bậc thang đi xuống theo đúng chiều giảm của xu hướng.

Bằng cách theo dõi các mức cao và mức thấp, hay gọi chung là các điểm dao động này, ta có thể dễ dàng xác định xu hướng thị trường trong dài hạn.

3. Xác định các mức Higher Highs, Higher Lows, Lower Highs và Lower Lows

Sau khi xác định các điểm ở mức cao và mức thấp như trong phần 2, chúng ta sẽ mở rộng ra để xác định thêm các mức  Higher Highs (HH), Higher Lows (HL), Lower Highs (LH) và Lower Lows (LL).

Để dễ hiểu, chúng ta cùng xem xét một ví dụ.

Trong xu hướng tăng bên dưới, bạn có thể thấy rõ các mức đỉnh được tạo ra cao dần, ta gọi đó là Higher Highs (các mức cao cao dần). Tương tự, các mức đáy cũng được tạo ra cao dần so với đáy trước nó, và được gọi là Higher Lows (các mức thấp cao dần).

Higher highs và higher lows

Higher Highs và Higher Lows trong một xu hướng tăng

Ngược lại, trong một xu hướng giảm bạn sẽ thấy các mức đỉnh được tạo ra sẽ thấp dần (Lower Highs), và các mức đáy cũng thấp dần xuống (Lower Lows).

Vậy, bằng cách xác định các mô hình đỉnh đáy thấp dần và cao dần từ các điểm dao động, ta có thể xác định được xu hướng thị trường khá chính xác. Cụ thể là thị trường sẽ ở trong xu hướng tăng nếu xuất hiện các HH và HL, ngược lại nếu xuất hiện các LH và LL thì đó là xu hướng giảm.

Xem thêm: Đường xu hướng với Higher Highs và Higher Lows

4. Thị trường có phản ứng lại các mốc giá trị không?

“Các mốc giá trị” ở đây mình muốn nói đến là các mốc kháng cự, hỗ trợ hoặc các đường MA. Anh em cần kiểm tra xem hành vi của giá sau khi nó tiếp cận đến các vùng này ra sao.

Ví dụ ta sử dụng đường EMA 21 trong biểu đồ EUR/USD bên dưới.

Có thể nhận thấy giá đang trong xu hướng giảm, và đường EMA nằm phía trên đường giá.

Các dấu hiệu ở đây đó là mỗi khi giá tiếp cận lên đường EMA này thì rất nhanh chóng đã phản ứng lại và bị bật ngược trở xuống. Điều tương tự cũng xảy ra khi giá tiếp cận các vùng kháng cự và hỗ trợ cũ. Hành vi này của giá khẳng định cho xu hướng đang diễn ra là xu hướng giảm.

Các đường MA rất hữu ích trong việc xác định xu hướng thị trường

Các đường MA và vùng hỗ trợ kháng cự rất hữu ích trong việc xác định xu hướng thị trường

Ngược lại, trong một xu hướng tăng, đường EMA này sẽ nằm dưới đường giá, và mỗi khi giá tiếp cận đến đường EMA sẽ nhanh chóng bật tăng trở lại.

Vậy, hãy sử dụng các đường MA (khuyên dùng EMA 200 và EMA 50) cho biểu đồ khung ngày. Nếu anh em thấy giá tôn trọng các đường EMA và các vùng key level, có thể khá chắc chắn rằng thị trường đang có một xu hướng rõ ràng và xu hướng này có thể còn tiếp diễn.

Dùng EMA 50 và EMA 200 để hỗ trợ xác định xu hướng thị trường

Dùng EMA 50 và EMA 200 để hỗ trợ xác định xu hướng thị trường

Xem thêm: Cách giao dịch với kháng cự và hỗ trợ chuyên sâu

5. Xác định xu hướng thị trường từ các tín hiệu nến

Nếu bạn thấy các tín hiệu Price Action xuất hiện phù hợp với xu hướng, thì đó cũng là một yếu tố đáng kể để xác định xu hướng thị trường đang diễn ra. Ngược lại, nếu các tín hiệu nến này xuất hiện nhưng lại thất bại một cách lặp đi lặp lại thì chứng tỏ thị trường đang đi theo hướng khác hoặc sắp đổi hướng so với hướng của tín hiệu nến.

Trong ví dụ bên dưới, các thanh Pinbar số 1 và số 3 là Pinbar tăng, xuất hiện trong xu hướng tăng nên đã củng cố cho sức mạnh của xu hướng. Còn các thanh Pinbar ở vị trí số 2 là tín hiệu giảm, nhưng lại thất bại liên tiếp nên đã cho thấy rằng thị trường đang đi theo hướng ngược lại, tức là xu hướng tăng.

tín hiệu nến hỗ trợ xác định xu hướng thị trường

Tín hiệu nến hỗ trợ xác định xu hướng thị trường

6. Dấu hiệu thay đổi xu hướng

Trong phần 4 phía trên, chúng ta đã nói về các mức HH, HL trong xu hướng tăng và LH, LL trong xu hướng giảm. Và chúng ta cần chú ý hơn nữa đến các mốc dao động này vì chúng có thể là dấu hiệu cho thấy xu hướng sắp bị phá vỡ.

Ví dụ: Trong biếu đồ bên dưới chúng ta đang có một xu hướng giảm, với các mốc Lower Highs – các mức đỉnh thấp dần. Tuy nhiên hãy chú ý khu vực được đánh dấu.

Ta thấy vị trí A vẫn tạo ra đỉnh thấp hơn so với đỉnh trước đó, ta gọi A là Lower High gần nhất. Sau đó đến vị trí B, giá đã tăng cao vượt qua vị trí A, có nghĩa là không thể tạo ra được một Lower High nào so với vị trí A nữa.

Lúc này, chuỗi Lower Highs trong xu hướng giảm đã bị bẻ gãy, điều đó báo hiệu rằng xu hướng đang dần kết thúc và có dấu hiệu đảo chiều. Thực tế đúng là giá đã chuyển sang xu hướng tăng như trong biểu đồ.

dấu hiệu xu hướng bị đảo chiều

Xu hướng có thể bị đảo chiều khi mô hình Lower Highs bị phá vỡ

Xem thêm: Pinbar và Doji – các mẫu nến đảo chiều xu hướng

7. Lời kết

Sau khi đã nắm chắc các quy tắc và xác định được xu hướng của thị trường, bạn có thể tìm kiếm các tín hiệu để giao dịch theo xu hướng, với nhiều cách khác nhau. Nhưng dù bằng cách nào thì cũng cần có cho mình một chiến lược hoàn chỉnh, và cam kết thực hiện kỷ luật một cách tuyệt đối mới có thể giúp bạn thành công.

Nguồn Nial Fuller
Tổng hợp bởi wp.vnrebates.io

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.