Gần đây, do tình hình dịch bệnh kéo dài, Hoa Kỳ đã tung ra hàng loạt gói cứu trợ khổng lồ cho nền kinh tế, từ đó góp phần đẩy lạm phát của quốc gia này tăng cao. Vậy Cục dự trữ Liên bang Hoa Kỳ đã hành động như thế nào, tình trạng lạm phát ảnh hưởng ra sao tới lợi suất trái phiếu US10Y và tỷ giá của một trong những cặp tiền quan trọng nhất thị trường ngoại hối – USD/JPY?
Trong trường hợp lạm phát tăng cao ngoài tầm kiểm soát và đe dọa đến sự phát triển kinh tế, các Ngân hàng Trung ương thường phải đưa ra quyết định tăng lãi suất để ổn định lại thị trường, qua đó khiến cho tỷ giá tiền tệ của quốc gia đó tăng lên.
Thế nhưng, nếu trường hợp này Fed không có các biện pháp kịp thời để kiềm chế lạm phát và khiến cho tình trạng này kéo dài, giá trị đồng USD sẽ bị ảnh hưởng một cách tiêu cực. Lúc này các nhà đầu tư sẽ tìm đến những tài sản an toàn hơn như trái phiếu, qua đó đẩy giá trái phiếu tăng cao và lợi suất giảm xuống. Điều tương tự cũng diễn ra đối với các đồng ngoại tệ, bao gồm cặp tiền USD/JPY.
1. Tình hình US10Y và tỷ giá USD/JPY trong bối cảnh lạm phát.
Vào tháng trước, khi Hoa Kỳ công bố CPI (chỉ số giá tiêu dùng) cho tháng năm là 5% (year over year), thị trường khi đó thật sự đã không biết nói gì, bởi kì vọng ban đầu đã ở mức rất cao – 4.7%, mà con số thực tế được công bố còn cao hơn thế.
Vào ngày 10 tháng 6, khi CPI (vốn được coi là thước đo của lạm phát) được công bố, US10Y được giao dịch ở mức 1.53%. Khi đó, Fed đã nói rằng lạm phát chỉ là nhất thời.
Thế nhưng, tại cuộc họp FOMC tháng 6 của Fed diễn ra một tuần sau đó, các nhà giao dịch đã lo ngại khi Fed bày tỏ rằng việc cắt giảm lạm phát lẽ ra cần được bắt đầu sớm hơn. Lạm phát ở mức 5% là quá cao so với dự kiến 2% của họ và việc hạ nhiệt khó có thể diễn ra một cách nhanh chóng. Thị trường dường như đã phản ứng lại ngay lập tức, thể hiện bằng việc chỉ số đồng USD đã giảm xuống sau đó.
Xem thêm: Fed là gì? Vai trò của Fed đối với nền kinh tế thế giới
Đến thời điểm hiện tại là giữa tháng 7, lợi suất trái phiếu 10 năm US10Y đã giảm đáng kể và đang được giao dịch ở mức 1.3% – 1.4%. Tỷ giá cặp USD/JPY đóng cửa ngày 10 tháng 6 tại 109.31, cho đến nay cũng đang có những biến động tương tự như US10Y.
Ngày 13 tháng 7, Mỹ đã công bố chỉ số CPI cho tháng Sáu. Mức dự báo được đưa ra trước đó là 4.9% và con số thực tế lại một lần nữa cao hơn, đạt mức 5.4%.
Số liệu của Bảng lương Phi nông nghiệp tháng 6 rất mạnh, với 850.000 việc làm mới được thêm vào nền kinh tế. Tuy nhiên điều này cũng không thể kéo lại những phản ứng tiêu cực của thị trường đối với tình hình lạm phát. Tuần trước giá trái phiếu đã tăng lên, còn lợi suất và tỷ giá USD/JPY đã cùng nhau bước vào đà giảm.
Xem thêm: Lợi tức là gì? Lợi tức trái phiếu ảnh hưởng thế nào tới thị trường Forex?
Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm đã giảm từ 1.477% xuống 1.25% vào khoảng thứ 6 tuần trước. Đây là mức thấp nhất của lợi suất kể từ giữa tháng 2.
Tương tự, tỷ giá USD/JPY đã bị bán tháo từ mức 111.19 trước khi phát hành tin Non-farm xuống mức 109.53 vào thứ năm tuần trước, sau đó hồi phục một chút vào thứ 6.
Lợi suất và tỷ giá USD/JPY đã giảm mạnh sau khi bản tin Non-farm được phát hành, điều này hoàn toàn ngược lại những gì người ta kỳ vọng khi Fed đã bắt đầu kiểm soát lạm phát.
Tình trạng này xảy ra có thể là do một vài lý do sau:
- Các nhà giao dịch trước đó có thể đã ở trong vị thế bán trái phiếu và mua USD/JPY. Đến lúc này họ quyết định thực hiện đóng các vị thế của mình để chốt lời hoặc cắt lỗ và rời khỏi thị trường, điều đó khiến cho lợi suất trái phiếu và tỷ giá USD/JPY giảm xuống.
- Tỷ lệ thất nghiệp được công bố đã tăng từ 5.7% lên 5.9%. Các nhà giao dịch có vẻ xem trọng số liệu này nên đồng USD rớt giá.
- Các nhà giao dịch tìm đến trái phiếu và Yên Nhật như một nơi trú ẩn an toàn trong bối cảnh biến thể Delta khiến dịch bệnh quay trở lại.
- Các nhà giao dịch đang xem xét dữ liệu CPI. Dự báo khi đó là 4.9% có vẻ khá cao, và nó đã xảy ra trong 2 tháng liên tiếp. Họ lo ngại lạm phát sẽ kéo dài.
- Các nhà giao dịch có thể đã bắt đầu tin rằng lạm phát thực sự chỉ là nhất thời, có nghĩa là Fed sẽ không tăng lãi suất.
- Do các yếu tố phân tích kỹ thuật ủng hộ cho sự giảm điểm tiếp diễn.
2. Chi tiết về phân tích kỹ thuật đối với US10Y và USD/JPY
2.1. US10Y
Sau đà giảm từ tháng 11 năm 2018 xuống đến đáy vào tháng 3 năm 2020, US10Y đã hồi phục lại 50% trong một xu hướng tăng dài tính đến ngày 29 tháng 3 năm nay. Sau đó, một đợt giảm pullback đã bắt đầu.
Áp dụng Fibonacci cho khoảng giá từ mốc thấp nhất vào tháng 3 năm 2020 đến mốc cao nhất ngày 29 tháng 3 năm nay, ta thấy các cây nến đã đã phản ứng tại mức Fibo 38.2%, sau khi đạt được mốc thấp nhất là khoảng 1.250, và hiện tại vẫn chưa phá được qua mức Fibo này.
Liệu đây có phải là dấu hiệu cho thấy đợt pullback sắp kết thúc và giá sẽ quay trở lại xu hướng tăng? Nếu phân tích trên biểu đồ H4 thì mọi chuyện có vẻ không phải như vậy.
Trong khung thời gian H4, việc phản ứng với mức Fibonacci nói trên có vẻ như chỉ là một nhịp tăng điều chỉnh, vì có một mô hình cờ tiếp diễn xu hướng giảm đã xuất hiện sau khi kết thúc phiên 10/07. Trong tuần trước, US10Y đã tiếp tục giảm và hoàn thiện thiết lập của mô hình cờ này, cho thấy đà giảm còn có thể tiếp diễn, mục tiêu có thể về đến mốc 1.149 rồi sau đó mới quay trở lại xu hướng tăng dài hạn.
Tuy nhiên, để khẳng định chắc chắn cho kịch bản này, lợi suất trước hết cần tiếp tục giảm về phá vỡ mốc 1.250, cũng như phá qua mức Fibonacci 38.2% tại 1.1227. Kháng cự cần chú ý là mốc 1.1394 và 1.447, nếu các mức kháng cự này bị phá vỡ thì có thể cân nhắc rằng đợt pullback sẽ thực sự kết thúc sớm.
Xem thêm: Fibonacci – chỉ báo Forex ứng dụng từ di sản của thiên tài toán học
2.2. USD/JPY
Tỷ giá USD/JPY cũng diễn biến tương tự như lợi suất 10 năm trên biểu đồ H4. Cặp tiền này đã được giao dịch ở mức cao nhất vào cuối tháng 3 (110.97), khi bản tin Non-farm tháng này được công bố. Khi đó, chỉ số RSI đang ở mức quá mua và cặp tỷ giá này sau đó đã giảm xuống, giống như US10Y.
Đến ngày 9/7 cặp tỷ giá này có sự hồi phục sau khi giảm về mốc 109.53, sự hồi phục này có vẻ cũng chỉ là điều chỉnh khi mô hình cờ tiếp diễn đã hình thành trong xu hướng giảm, tương tự như biểu đồ US10Y phía trên.
Nếu cặp tỷ giá này phá vỡ mức đáy cũ, nó sẽ tiếp tục nhắm đến mục tiêu 108.00. Tuy nhiên, cũng giống như US10Y, việc giảm giá này chỉ là một đợt pullback và không làm thay đổi xu hướng tăng trong dài hạn.
Việc bán tháo US10Y và USD/JPY có thể còn tiếp diễn trong thời gian tới, do một số hoặc tất cả các lý do nêu trên. Tuy nhiên các nhà giao dịch cần lưu ý rằng đây chỉ là một đợt pullback của một xu hướng tăng trong dài hạn (xu hướng tăng này có thể thấy rõ trong biểu đồ D1). Các thông số kỹ thuật không đủ mạnh cho một sự phá vỡ xu hướng, và bức tranh tổng thể của thị trường trong dài hạn chưa có dấu hiệu bị đe dọa.
Theo forex.com