VNREBATES
ic-markets
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
dupoin
Mở TK và hoàn phí 5 $/lot
san-fxtm
Mở TK và hoàn phí 0
tmgm
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
san-fxgt-dich-vu-forex-rebates
Mở TK và hoàn phí 9 $/lot
justmarkets
Mở TK và hoàn phí 1.2 $/lot

Đọc hiểu tương quan tiền tệ và nhân đôi lợi nhuận

08.06.2022, 10:16 13 phút đọc

Trong thị trường tài chính không có công cụ nào hoạt động độc lập cả, các công cụ tài chính đều có liên hệ nhau và dòng tiền sẽ đi từ nơi này sang nơi khác để tìm kiếm những khoản lợi nhuận tối ưu nhất. Điều này tạo nên tương quan các công cụ, tài sản, tương quan tiền tệ. Các mối tương quan này cung cấp một cái nhìn bao quát về sự liên đới các thị trường và rất hữu ích cho các nhà đầu tư trong giao dịch của mình…

Trong tất cả các mối tương quan trên thị trường có lẽ anh em sẽ quan tâm nhiều tới tương quan tiền tệ trong thị trường forex mà chúng ta đang giao dịch. Vậy tương quan tiền tệ là gì? Ý nghĩa và lợi ích có được sẽ lớn đến đâu nếu chúng ta nắm bắt và vận dụng các mối tương quan này trong giao dịch, hãy cùng mình tìm hiểu trong bài viết hôm nay nhé!

#Kiến_thức_phục_vụ_NGHỀ_Trading

1. Tương quan tiền tệ là gì?

Tương quan (về mặt thống kê) nhìn chung là xu hướng biến thiên cùng nhau của hai chủ thể được xem xét trong một khoảng thời gian (thời kỳ) nhất định. Để phân loại thì tương quan được chia làm ba loại là:

  • Tương quan thuận: Hai chủ thể biến thiên cùng hướng nhau
  • Tương quan nghịch: Hai chủ thể biến thiên ngược hướng nhau
  • Không có tương quan: Hai chủ thể biến thiên độc lập

Về mức độ thì tương quan được xem xét dựa trên hai mức độ là:

  • Tương quan mạnh (chặt chẽ): Hai chủ thể biến thiên với tần suất tương đương và độ trễ từ thấp tới rất thấp.
  • Tương quan yếu: Hai chủ thể biến thiên giống nhau nhưng tần suất thấp và đỗ trễ lớn.

Liên hệ tới thị trường forex thì mối tương quan anh em cần xem xét là các mối tương quan tiền tệ, hay có thể hiểu là tương quan giữa các cặp tiền.

  • Liệu có cặp tiền nào có tương quan hay không?
  • Tính toán tương quan tiền tệ ra sao?
  • Chúng thuộc loại tương quan nào?
  • Mức độ tương quan mạnh hay yếu?
  • Làm sao để giao dịch với các mối tương quan tiền tệ?

Chúng ta sẽ đi trả lời lần lượt từng câu hỏi trong các phần nội dung phía dưới nhé.

2. Tương quan tiền tệ không hoạt động toàn thời gian

Bản chất các mối tương quan hình thành là do hành vi tài chính của thị trường.

Ví dụ: anh em thấy lãi suất tăng thì gửi tiền tiết kiệm sẽ có lợi và ít rủi ro hơn làm dòng tiền chảy từ các kênh đầu tư khác như chứng khoán về kênh tiết kiệm. Thêm nữa khi lãi suất tăng sẽ bào mòn lợi nhuận của các công ty làm cho giá chứng khoán cũng bớt hấp dẫn đi. Vậy lãi suất có tương quan nghịch với giá chứng khoán.

Dựa vào các quy luật hành vi này mà các tổ chức điều tiết thị trường như Ngân hàng Trung ương, chính phủ,… có thể sử dụng các công cụ điều tiết thị trường để hỗ trợ nền kinh tế.

Xem thêm: Tâm lý thị trường – Lòng tham và nỗi sợ

Có một điểm mà anh em cần lưu ý là tương quan tiền tệ mang ý nghĩa về mặt thống kê. Tức các dữ liệu chỉ ra rằng trong quá khứ chúng có xu hướng biến thiên cùng nhau và không có nghĩ là hiện tại chúng sẽ tuân theo quy luật quá khứ bất chấp các điều kiện thị trường khác.

Các mối tương quan tiền tệ có thể bị phá vỡ bất cứ lúc nào khi các quan điểm về nền kinh tế, các công cụ điều tiết của các tổ chức lớn trên thị trường không có tương quan với nhau nữa.

Ví dụ: A và B rủ nhau cùng đi chơi mỗi ngày (tương quan mạnh), nhưng đến khi cha mẹ A cấm chơi với B thì mối tương quan cùng đi này không còn nữa, A và B có thể chơi với những người bạn khác nhau vào những ngày ngẫu nhiên khác nhau (không còn tương quan). Hoặc nếu A và B vẫn còn trốn cha mẹ đi chơi cùng nhau nhưng ít lại (tương quan yếu).

Quan điểm trong thống kê là mẫu số càng lớn thì kết quả càng chính xác. Song đối với thị trường forex nói riêng và các thị trường khác nói chung trong bối cảnh kinh tế toàn cầu và thông tin nhanh nhạy như hiện nay các thay đổi diễn ra chớp nhoáng và các chu kỳ đã bị thu hẹp đi nhiều nên theo quan điểm của mình các mối tương quan tiền tệ được tính trên khung thời gian nhỏ và gần đây nhất có ý nghĩa và khả năng dự báo tương lai hơn là dữ liệu của 1 hay 10 năm trước.

3. Tương quan tiền tệ trong thị trường forex

Như chúng ta đã nói đó anh em, trên thị trường tài chính không có công cụ nào hoạt động độc lập cả, các cặp tiền tệ trong thị trường forex cũng vậy. Với đặc tính nền kinh tế toàn cầu như hiện nay các đồng tiền chính có tương quan với nhau khá nhiều vì các mối quan hệ chồng chéo và phức tạp toàn cầu.

Ví dụ: Nền kinh tế khuc vực đồng tiền chung Eurozne và Anh Quốc là hai nền kinh tế có tính chất tương tự và liên minh với nhau về nhiều mặt và hai cặp tiền EUR/USD và GBP/USD đều có chung USD là đồng định giá thì có tương quan thuận với nhau.

*Tip: cặp tiền có chung đồng định giá/ cơ sở thì thường có tương quan thuận với nhau, ngược lại với tương quan nghịch.

Không chỉ tương quan với nhau các nền đồng tiền chính còn tương quan với giả cả hàng hóa ở một mức độ nhất định nào đó vì các đặc điểm kinh tế của nền kinh tế đó.

Ví dụ: Đồng CAD có xu hướng tương quan thuận với giá dầu vì Canada là một nước xuất khẩu dầu lớn, Mỗi khi giá dầu tăng sẽ khiến tỷ giá cặp USD/CAD giảm đi vì Mỹ phải bán USD và mua CAD để mua dầu của Canada. Hay đồng AUD có xu hướng tương quan thuận với giá hàng hóa vì Australia là một nước xuất khẩu hàng hóa thuộc hàng top thế giới.

#Thực_chiến_NGHỀ_Trading

4. Cách tính và đọc hệ số tương quan

Cách tính hệ số tương quan có công thức khá phức tạp nhưng nhìn chung là chúng ta sẽ tính toán xem liệu x và y có biến thiên cùng nhau (thuận/nghịch) trong một thời kỳ xem xét hay không bằng cách đem so sánh x, y với giá trị trung bình của một tập hợp x và y trong thời kỳ đó.

tương quan tiền tệ

Công thức tính tương quan

Hệ số tương quan r luôn có giá trị giao động trong khoảng (-1;1) với các ý nghĩa như sau:

  • r chạy từ -1 đến 0: x và y tương quan nghịch (x tăng thì y giảm và ngược lại)
  • r chạy từ 0 đến 1: x và y có tương quan thuận (x tăng thì y tăng và ngược lại)
  • r = 0: x và y không có tương quan (biến thiên độc lập)

*Tip: hệ số r chạy từ 0.7 đến 1 hay -1 đến -0.7 có thể coi là tương quan mạnh.

Công thức phía trên nhìn có vẻ phức tạp phải không anh em, đối với các công việc khác cần thống kê thì anh em có thể tính toán trên Excel hay các phần mềm thống kê như SPSS. Còn riêng với forex trader mình sẽ giới thiệu với anh em một công cụ tính sẵn và tiện lợi hơn nhiều:

Anh em click vào công cụ tính tương quan tiền tệ của Investing, anh em sẽ thấy cửa sổ hiện ra như hình dưới đây

tương quan tiền tệ

Công cụ tính tương quan của investing

Công cụ của Ivesting sẽ giúp anh em tính từ thời điểm hiện tại lùi lại quá khứ với số chu kỳ anh em tùy chọn. Ở phần thông số anh em cần chọn cặp tiền cơ sở để tìm tương quan với các cặp khác, chọn khung thời gian và số chu kỳ cần tính toán (ví dụ như trên hình là khung thời gian 5 phút là một nến m5 lùi lại 10 chu kỳ (10 nến) từ thời điểm tính).

Sau khi click vào nút “Tính toán” trang web sẽ trả lại kết quả cho anh em như sau:

(1) Các cặp có tương quan thuận mạnh nhất với EUR/USD cặp AUD/USD với hệ số 0.9 tức là tương quan rất chặt chẽ.

(2) Biểu đồ so sánh tương quan: Anh em có thể thấy biểu đồ AUD/USD (dưới) có biến thiên thuận với EUR/USD (trên) ở mỗi pha tăng giảm và độ trễ thấp.

Với kết quả là tương quan thuận như trên thì anh em biết rằng mỗi khi anh em muốn mua hay bán cặp EUR/USD thì có sự ủng hộ từ biến động cùng hướng của AUD/USD sẽ là một yếu tố tăng xác suất thắng cho giao dịch của anh em.

Thêm một điều nữa là hệ số tương quan tuy rất cao lên tới 0.9 nhưng nó chưa phải là 1 và sẽ không bao giờ có cặp tiền nào có tương quan bằng 1 hay -1 nên anh em vẫn có cơ hội thua. Anh em phải xác định rằng phân tích tương quan cũng không mang lại tỷ lệ thắng tuyệt đối được và thua lỗ là một phần của nghề trading.

5. Các mối tương quan liên thị trường

Trong thị trường forex đã có nhiều mối tương quan với nhau rồi, nhìn rộng ra nữa chắc chắn các thị trường sẽ còn tương quan với nhau như tiền tệ với hàng hóa, lãi suất với chứng khoán,…. bởi vì nguồn tiền là có hạn, tiền sẽ dịch chuyển và tìm kiếm các cơ hội đầu tư hấp dẫn từ đó tạo nên các mối tương quan liên thị trường và các cơ hội giao dịch cho các trader có kiến thức.

Các mối tương quan liên thị trường này thường mang tính quy luật và bền vững hơn các mối tương quan trong một thị trường, vì dòng tiền một khi dịch chuyển ra hay vào một thị trường thường sẽ lớn hơn lượng tiền dịch chuyển qua lại giữa các sản phẩm trong cùng một thị trường. Vì tính bền vững và lượng tiền lớn nên các tương quan này hoàn toàn có thể quan sát được trên chart.

Chúng ta cùng khảo sát một tương quan liên thị trường anh em nhé:

Khi giá hàng hóa tăng tức thị trường đang lạm phát, việc lạm phát sẽ khiến chính phủ tăng lãi suất để giảm bớt lượng tiền lưu thông và giảm lạm phát. Việc chính phủ tăng lãi suất sẽ làm giảm giá trái phiếu. Đây là quan hệ tương quan nghịch của giá hàng hóa với giá trái phiếu.

Khi lãi suất trái phiếu tăng thì nguồn tiền sẽ có xu hướng đổ vào kênh này và có thể chạy thoát khỏi các kênh khác như cổ phiếu, bất động sản,… và làm giảm giá các thị trường này. Lại là một tương quan nghịch nữa.

Nếu lãi suất tăng quá lâu thì dòng tiền cũng sẽ có xu hướng ở lại kênh này để tiếp tục hưởng lợi nếu chưa xuất hiện kênh khác đáng mạo hiểm hơn. Về lâu dài hậu quả của việc này là dòng tiền sẽ không được đầu tư vào kinh doanh để gia tăng GDP và làm quốc gia này trở thành môi trường kinh tế kém hấp dẫn. Khi đó để kích thích kinh tế chính phủ sẽ lại giảm lãi suất để bơm tiền ra thị trường và tạo điều kiện cho các hoạt động kinh doanh.

Như vậy anh em có thể thấy tương quan liên thị trường không chỉ tác động giữa hai thị trường mà chúng liên đới qua nhiều thị trường và có tính chu kỳ. Nắm được yếu tố này sẽ giúp anh em dự đoán được dòng tiền sắp đi về đâu và đâu có thể là đỉnh của thị trường.

Xem thêm: Phân tích liên thị trường – nắm bắt câu chuyện thị trường phía sau những chart giá khi giao dịch vàng

6. Tương quan tiền tệ với tỷ lệ Risk:Reward

Tương quan nói chung và tương quan tiền tệ nói riêng nếu nắm được có thể giúp ích cho anh em rất nhiều trong công việc giao dịch, chúng ta cùng xem xét một số trường hợp sau nhé.

  • Được ăn cả ngã về không: nếu anh em vô tình vào cùng lệnh mua trên hai cặp có tương quan thuận hay mua bán ngược chiều trên hai cặp có tương quan nghịch, thì cũng giống như anh em đang mở gấp đôi vị thế trên cùng một cặp, nếu giao dịch thắng có thể giúp anh em nhân đôi lợi nhuận nhưng nếu thua thì khoản lỗ cũng nhân đôi. Vô cùng rủi ro anh em ạ! Vậy nên việc khảo sát tương quan sẽ giúp anh em tránh được những thua lỗ không đáng có này.

tương quan tiền tệ

Tương quan thuận của EUR/USD và GBP/USD

Như anh em có thể thấy trên hình, EUR/USD và GBP/USD có tương quan thuận khá mạnh. Nếu không nắm được mối tương quan này và sell ở cả hai cú retest trong down trend thì anh em đã phải gánh hai lần rủi ro cho cùng một giao dịch tương tự.

  • Giao dịch với rủi ro tối thiểu: nếu anh em đang mở một vị thế mua dài ới EUR/USD mà giá lại giảm sau cú mua, anh em hoàn toàn có thể mở một vị thế bán tương đương ở cặp GBP/USD trong ngắn hạn để giảm khoản lỗ cho lệnh mua EUR/USD của mình và tự tin giữ lệnh lâu hơn. Vì ở chu kỳ dài hạn EUR và GBP có tương quan thuận mạnh.

tương quan tiền tệ

Tương quan thuận của EUR/USD và GBP/USD

Có thể rất nhiều anh em giao dịch đảo chiều hay giao dịch theo mô hình giá đã mua vào ở cú phá vỡ đẹp bằng một nến tăng thân lớn như hình trên, nhưng ngay sau đó giá giảm tiếp và anh em có thể mở một lệnh sell để giảm lỗ cho vị thế mua phía trên của mình.

Xem thêm: Thực chiến giao dịch AUDUSD – Những tài sản có tương quan mạnh với AUDUSD

  • Đối với các cặp không tương quan: anh em cứ tuân thủ nguyên tắc quản lý vốn và giao dịch bình thường mà không phải sợ gì cả.

Như vậy nhìn chung việc nắm bắt các mối tương quan là rất có lợi phải không anh em, các chiến lược giao dịch cụ thể sẽ được mình giới thiệu chi tiết đến anh trong bài tiếp theo, anh em nhớ truy cập VnRebates để đón đọc nhé.

7. Kết luận

Trên đây là những kiến thức nền tảng về tương quan tiền tệ, tương quan đã tỏ ra rất hữu dụng và chứng minh bản thân nó trong quá khứ, tuy nhiên tương quan cũng không phải chén thánh và vĩnh cửu, các ví dụ trong bài thường được phân tích với quan hệ kinh tế giản đơn, anh em không nên áp dụng như một công thức bất di bất dịch mà hãy kết hợp thêm các phân tích của cá nhân mình và quản lý vốn thật tốt nhé.

Chúc anh em giao dịch gặt hái nhiều thành quả!

VnRebates – Nơi Trading là NGHỀ

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.