Thị trường chứng khoán Việt Nam quý I/2022 đã trải qua nhiều thăng trầm, bởi nhà đầu tư được trải qua nhiều cảm xúc từ lạc quan khi Covid-19 dần được kiểm soát, đến bi quan khi chiến tranh Nga-Ukraina diễn ra. Với những biến động đó, không thể không kể đến 5 cổ phiếu thanh khoản cao nhất đang “làm mưa làm gió” thu hút sự chú ý của nhà đầu tư như FLC, ROS, HAG, HPG và POW trên tam sàn.
Để hiểu rõ các sự kiện diễn ra trong Quý I vừa qua và các câu chuyện đằng sau top 5 cổ phiếu này thì hãy cùng VnRebates theo dõi bài viết sau đây nhé.
#Kiến_thức_phục_vụ_NGHỀ_Trading
1. Bức tranh thanh khoản cổ phiếu Quý I/2022
1.1. Thanh khoản và rủi ro đi đôi với nhau trong giao dịch
Thanh khoản, hay còn gọi là Liquidity, là trạng thái một tài sản để chuyển đổi thành tiền. Với tính thanh khoản cao, bạn sẽ dễ dàng chuyển đổi một tài sản thành tiền và rất ít bị mất giá. Tương tự trên thị trường chứng khoán, thanh khoản cao chứng tỏ cổ phiếu dễ dàng mua-bán, ít chênh lệch giá cả và ít rủi ro bị thua lỗ.
Trong đầu tư chứng khoán, nhà đầu tư thường rỉ tai nhau rằng “Hãy lựa mà mua cổ phiếu thanh khoản cao nhất!”. Tất nhiên một cổ phiếu thanh khoản cao được nhiều người quan tâm sẽ luôn an toàn khi chốt lãi hoặc thu hồi vốn mà bạn không gặp quá nhiều rủi ro.
Hiểu nôm na, một khi một cổ phiếu khó tìm người mua hoặc bán, tức có khả năng hồi phục kém thì lúc này nhà đầu tư rất dễ chịu tổn thất. Trên thực tế có nhiều trường hợp, nhà đầu tư muốn bán ra nhưng chẳng ai mua và phải chịu thua lỗ khi bán giá quá thấp.
Rủi ro thanh khoản của một cổ phiếu được quyết định bởi nhiều yếu tố khác nhau như:
– Nội tại của doanh nghiệp: với các doanh nghiệp “ăn nên làm ra”, “có game”,…thì lúc nào cũng dễ thu hút nhà đầu tư và từ đó thanh khoản luôn duy trì ở mức cao. Ngoài ra, yếu tố tác động của Market Markers (Nhà tạo lập thị trường) của mỗi cổ phiếu đều quyết định mức độ, tần suất giao dịch của cổ phiếu đó. Đồng thời, chính sách của ban lãnh đạo như pha loãng cổ phiếu, bán cổ phiếu quỹ,…đều tác động đến mức thanh khoản.
– Tâm lý nhà đầu tư: việc mua bán trên thị trường chứng khoán phụ thuộc nhiều vào tâm lý, nhu cầu của nhà đầu tư. Một cổ phiếu gây nhiều sự chú ý sẽ được chi tiền mua bán nhiều hơn và ngược lại.
– Yếu tố nhà đầu tư nước ngoài: tại Việt Nam pháp luật cho phép nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ 30% cổ phiếu ngân hàng thương mại và chỉ 49% cổ phiếu của công ty niêm yết khác. Chính vì điều này làm giảm tỷ lệ free-float cổ phiếu xuống và mật độ, tần suất giao dịch của nhà đầu tư nội địa xuống thấp đi.
Chứng khoán không như vàng, bất động sản,…mà chịu biến động toàn diện từ nhiều yếu tố. Nên khi bạn mua bất kỳ cổ phiếu nào thì nên cân nhắc thanh khoản cao sẽ giúp mua bán ít lỗ hơn cổ phiếu có tính thanh khoản thấp.
Xem thêm: Tính thanh khoản là gì? Cán cân đo lường sức khỏe thị trường Forex
1.2. Mối liên hệ giữa thanh khoản và giá cổ phiếu
Thanh khoản tăng sẽ kéo giá tăng và ngược lại. Như hình ảnh bên dưới mô tả cổ phiếu Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (HoSE: VPB), giá cổ phiếu tăng liên tục từ tháng 04/2020 với thanh khoản liên tục tăng cao, tuy nhiên khi trong xu hướng thanh khoản giảm kéo giá giảm theo.
Đối với những cổ phiếu có chỉ số tài chính như EPS, lợi nhuận, tài sản,…khác nhau, nhưng cổ phiếu thanh khoản cao nhất thường được giao dịch sôi động hơn chứng tỏ được nhà đầu tư kỳ vọng cao hơn vào tương lại, tương ứng với mức P/E cao hơn.
Với các Traders thường xuyên lướt sóng cổ phiếu theo phân tích kỹ thuật, nên chọn các cổ phiếu có tính thanh khoản cao để dễ dàng thực hiện hơn. Cổ phiếu thanh khoản cao nhất thì phân tích kỹ thuật hiệu quả hơn như break-out, kháng cự, hỗ trợ dễ xác định và ít bị bẫy giá.
Còn đối với các nhà đầu tư “nhàn hạ” chỉ ưu chuộng hưởng cổ tức hằng năm thì không cần phải quá khắt khe yêu cầu về thanh khoản.
Xem thêm: Làm sao định giá cổ phiếu siêu chuẩn như nhà đầu tư chuyên nghiệp?
1.3. Bức tranh thanh khoản cổ phiếu Quý I/2022
Kết thúc phiên giao dịch cuối tháng 03/2022, thị trường chứng khoán duy trì ở mức thấp, tổng thanh khoản cả 3 sàn khoảng 30 ngàn tỷ giảm 20% so với đầu năm. Đồng thời, chỉ số VN-Index “đánh rơi” gần 31 điểm và lực bán ròng mạnh của khối ngoại tiếp tục mạnh khoảng 1.500 tỷ đồng. Trong đó góp phần lớn thanh khoản giao dịch của thị trường thì phải kể đến các cổ phiếu thanh khoản cao nhất sau đây:
Thanh khoản thị trường cổ phiếu trong 03 tháng đầu năm 2022 với giá trị và khối lượng giao dịch bình quân đạt xấp xỉ trên 27.000 tỷ đồng/phiên và khoảng 900 triệu cổ phiếu/phiên, giảm 8.71% so với trung bình của Quý IV/2021. So với cùng kỳ năm 2021, giá trị giao dịch bình quân ghi nhận tăng khoảng 64,11% và tương ứng tăng 18,27% về khối lượng.
Có thể nói, tại thời điểm hiện tại, thị trường đang đối mặt với vấn đề thu hút dòng tiền nội quay trở lại, trước áp lực bán mạnh của khối ngoại xuyên suốt hơn 1 năm qua. Có thể nói, thanh khoản là “dòng máu” của thị trường chứng khoán. Nếu tính thanh khoản của thị trường sụt giảm, thì nhiều nhà đầu tư nghi ngại, lo lắng về nền kinh tế và họ có xu hướng rút dần để tìm tài sản trú ẩn an toàn hơn.
#Thực_chiến_NGHỀ_Trading
2. Top 5 cổ phiếu thanh khoản cao nhất tam sàn
2.1. FLC, ROS – “Ngôi vương” thanh khoản và câu chuyện bán chui của chủ tịch Trịnh Văn Quyết
Đầu tháng 01/2022, chắc hẳn các nhà đầu tư phải “ngỡ ngàng” trước sự kiện hơn 290 triệu cổ phiếu FLC (tương đương 40% cổ phần của công ty) được sang tay chỉ trong 2 ngày duy nhất và sau đó tình cảnh bán tháo diện rộng đã diễn ra. Nguyên nhân đến từ thông tin chủ tịch Trịnh Văn Quyết bán chui hàng chục triệu cổ phiếu, đã khiến các mã thuộc hệ sinh thái FLC Group (FLC, ROS, HAI, KLF, AMD, ART và GAB) đều bị bán tháo nằm sàn với khối lượng lớn.
Cổ phiếu FLC giao dịch đạt mức kỷ luật 134,961 triệu cổ phiếu (ngày 10/01/2022) và 154,958 triệu cổ phiếu (ngày 11/01/2022) chiếm gần 10% thanh khoản HoSE. Hành động này đã gây hậu quả nghiêm trọng đến nhà đầu tư lẫn tính minh bạch trên thị trường tài chính.
2.2. HAG – Game mua lại từ tập đoàn ANOVA Group
Những ngày đầu tháng 01/2022, các Trader chứng khoán rỉ tai nhau về thương vụ NOVA Consumer (ANOVA Group) mua lại cổ phần của HoSE: HAG (Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai) thông qua trao tay và thông tin bầu Đức chính thức bán công ty và giải nghệ, đã là bước ngoặt làm cổ phiếu HAG tăng từ giá 4 lên giá 14 trong vòng 03 tháng với thanh khoản cao đột biến đến trung bình 28 triệu cổ phiếu/phiên giao dịch.
Xét riêng về thanh khoản, HAG là một trong những “anh lớn” trong ngành sánh ngang các cổ phiếu thanh khoản cao nhất như ROS hoặc FLC với tổng lượng giao dịch trong tháng lên đến 920 triệu cổ phiếu và 70% trong đó lưu hành thông qua mua bán trên thị trường.
So với trước khi thông tin thương vụ diễn ra, HAG đã tăng thanh khoản từ mức 9 triệu cổ lên 38 triệu cổ, tức gần hơn 3 lần và có thời điểm đạt 62 triệu cổ phiếu. Có lẽ sức nóng từ thương vụ này vẫn chưa dừng lại đến tận hôm nay, cổ phiếu HAG vẫn duy trì thu hút sự chú ý của nhà đầu tư.
Về NOVA Consumer (hay ANOVA GROUP) là một trong 03 mũi nhọn chính của của tập đoàn NOVA Group (gồm NOVALAND, NOVA Service và NOVA Consumer). Với kỳ vọng khi HAG về tay ANOVA sẽ được hưởng nguồn đầu tư vốn dồi dào để phục hồi mảng “nông nghiệp” đang yếu kém dần từ trước đến nay của HAG.
2.3. POW – Hưởng lợi từ giá dầu thế giới tăng
POW được ví như một “viên ngọc trong lớp bùn” từ những ngày đầu IPO. Tuy nhiên, POW đã khiến nhiều nhà đầu tư thất vọng vì giá giảm sâu liên tục trong suốt các năm 2019, 2020 và 2021. Đến phiên ngày 24/12 đến tận quý I/2022 đã đánh dấu sự tăng đột biến thanh khoản của POW nhờ hưởng lợi từ giá dầu thế giới lập đỉnh. Cổ phiếu POW “nằm sàn” hơn 68 triệu cổ phiếu trao tay trong ngày Giáng sinh 24/12/2021, với khối lượng giao dịch kỷ luật cao nhất từ trước đến nay.
Kể từ ngày 24/2 khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại miền Đông Ukraine và hàng loạt các lệnh trừng phạt của Mỹ và Phương Tây áp đặt lên Nga đã kéo nguồn cung dầu trên thế giới giảm đi đáng kể và giá dầu đã tăng hơn 30% so với thời điểm cuối năm 2021. Đến cuối tháng 03/2022, các chuyên gia ước chừng giá dầu có thể tăng lên 300USD/thùng đỉnh của mọi thời đại.
Xét riêng về thanh khoản, POW giữ thanh khoản trung bình 23 triệu cổ phiếu/phiên trong 90 phiên vừa qua, tăng 10% so với cùng thời điểm năm 2021, và thuộc top cổ phiếu thanh khoản cao nhất sau FLC, ROS và HAG. Cổ phiếu thanh khoản cao nhất trong 03 tháng đầu năm ghi nhận là 43 triệu cổ phiếu giao dịch trên sàn.
Xem thêm: Bạn có biết mối quan hệ giữa giá dầu và USD trong nền kinh tế?
2.4. HPG – Hưởng lợi từ giá thép thế giới tăng
Tập đoàn Hòa Phát là doanh nghiệp sản xuất thép và sản phẩm công nghiệp hàng đầu Việt Nam. Hòa Phát luôn có tốc độ tăng trưởng ấn tượng, liên tục mạnh mẻ qua các năm, điển hình vào năm 2021, lợi nhuận tăng gấp 03 lần cùng kỳ hưởng lợi từ giá thép tiếp tục tăng cao trên thế giới. Do đó không quá bất ngờ, khi HPG luôn được đánh giá là mã cổ phiếu “quốc dân” có tính thanh khoản cao và luôn nằm trong danh mục đầu tư của nhiều nhà đầu tư và các quỹ đầu tư hiện tại, biểu hiện cụ thể qua:
+ Khối lượng giao dịch bình quân khoảng 24 triệu cổ phiếu/ngày
+ Khối lượng giao dịch khớp lệnh trên sàn dao động từ 15 triệu – 44 triệu cổ phiếu. Tổng khối lượng khớp chỉ trong tháng 1/2022 là khoảng 298 triệu cổ phiếu
+ Thanh khoản đột biến vào ngày 03/03/2022 lên đến 44 triệu cổ phiếu được mua bán trên sàn.
KẾT LUẬN
Trên đây là Top 5 cổ phiếu thanh khoản cao nhất trong quý I/2022 mà bạn cần quan tâm. Thực chất, một cổ phiếu thanh khoản cao được quyết định bởi nhiều yếu tố như đội tạo lập, game, tính chu kỳ của cổ phiếu hoặc chính tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp,…Nên khi đưa ra quyết định mua một cổ phiếu nào đó hãy chọn cổ phiếu có tính thanh khoản cao và dư địa phát triển trong tương lai sẽ giúp danh mục đầu tư của bạn sinh lời hiệu quả nhất và hạn chế rủi ro tốt nhất.
VnRebates – Nơi Trading là NGHỀ