Ông bà ta có câu thuận mua vừa bán, nhưng qua một số thủ thuật của dân buôn đôi lúc anh em sẽ bị mua hớ rất nhiều. Đặc biệt là trong một thị trường đầy cạm bẫy như thị trường tài chính, cụ thể là thị trường chứng khoán. Vậy anh em có biết cách nào để định giá cổ phiếu mà mình muốn mua là rẻ hay đắt chưa? Nếu chưa thì đây là bài viết dành cho anh em đây, cùng tham khảo với mình nhé.
1. Định giá cổ phiếu là gì?
Định giá cổ phiếu giải thích một cách dễ hiểu nhất là tìm ra giá trị thực sự hay giá trị nội tại của cổ phiếu đó đáng giá bao nhiêu tiền. Giá trị này có quá cao hay quá thấp so với giá trị của cổ phiếu đang được niêm yết trên sàn hay không? Nếu định giá tốt được một cổ phiếu anh em sẽ có được lợi thế mua bán so với những nhà đầu tư khác trên thị trường.
Công thức đơn giản như sau:
- Nếu định giá cổ phiếu thấp hơn giá trị cổ phiếu đang niêm yết : anh em bán cổ phiếu ra
- Nếu định giá cổ phiếu cao hơn giá trị cổ phiếu đang niêm yếu: anh em mua cổ phiếu vào
2. Giá cổ phiếu do ai quy định
Chắc ở đây có nhiều anh em thắc mắc vấn đề này phải không? Nếu anh em không biết tại sao có cổ phiếu lên sàn với nhiều mức giá cao thấp khác nhau? Mức giá đó được niêm yết thế nào thì để quyết định giá trị cổ phiếu của một công ty thường trải qua ba giai đoạn như sau:
2.1 Giai đoạn trước khi lên sàn
Áp dụng cho toàn bộ tất cả công ty trên thế giới thì giá cổ phiếu hoàn toàn do các nhà sáng lập định ra dựa vào doanh thu, lợi nhuận, vốn, tình hình kinh doanh của công ty và tầm nhìn của họ trong tương lai. Và đa số định giá ở giai đoạn này hoàn toàn mang tính chỉ quan và thiếu chính xác (nếu anh em có hay xem chương trình Sharktank thì sẽ nhận ra điều này, đa phần các Founder hay bị xem là “ngáo giá”).
2.2 Giai đoạn chuẩn bị làm hồ sơ lên sàn
Lúc này người định giá cổ phiếu sẽ là các kiểm định viên của Sở giao dịch chứng khoán. Họ sẽ dựa vào các hồ sơ về tình hình kinh doanh, báo cáo doanh thu của công ty từ đó tư vấn hỗ trợ xem giá cổ phiếu nào hợp lý nhất để đưa lên sàn.
Nếu chủ sở hữu không đồng ý với giá mà họ đã tư vấn rất có thể công ty sẽ không được lên sàn. Tuy có các bất cập về việc các công ty làm giả hồ sơ nhưng chắc chắn con số mà các kiểm định viên đưa ra sẽ có uy tín và cơ sở hơn so với việc các Founder tự đưa giá.
2.3 Giai đoạn đã lên sàn
Lúc này giá cổ phiếu phụ thuộc hoàn toàn vào chính chúng ta- những người sẽ mua bán các cổ phiếu này.
Giả sử nếu giá đang niêm yết 10$ nhưng các nhà đầu tư không có ai sẵn sàng bỏ ra 10$ để mua nó lúc này người bán phải giảm giá xuống 9$ rồi 8$, 7$…. cho đến khi có người sẵn sàng bỏ tiền ra mua nó. Khi giá được khớp bởi người mua và người bán thì đó chính là mức giá hiện tại của cổ phiếu và con số này sẽ luôn thay đổi liên tục dựa vào cung cầu.
3.Hướng dẫn những cách định giá cổ phiếu
3.1 Định giá cổ phiếu bằng cách so sánh với cổ phiếu cùng ngành
Việc so sánh cổ phiếu cùng ngành giúp anh em biết được cổ phiếu mình đang muốn mua đang nằm trong top thấp, cao hay trung bình của toàn ngành. Có rất nhiều tiêu chí để so sánh như:
- Chỉ số tiềm lực tài chính: chỉ số tiền mặt, tỷ suất vốn vay ( để biết doanh nghiệp đang sử dụng nhiều đòn bẩy hay không)
- Chỉ số P/E: là chỉ số đánh giá mối quan hệ giữa giá thị trường của cổ phiếu (Price) với thu nhập trên một cổ phiếu (EPS)
- Chỉ số P/B: Đây là chỉ số dùng để so sánh giá trị thực tế của một cổ phiếu so với giá trị sổ sách của chính cổ phiếu đó.
- Chỉ số Giá trị doanh nghiệp/EBITDA: lợi nhuận sau khi trừ cho lãi suất vay, khấu hao tài sản, thuế.
Sau khi có các chỉ số này rồi thì anh em chỉ việc đem so các chỉ số này với các chỉ số trung bình ngành, nếu giá trị cao hơn các chỉ số này cao hơn trung bình ngành chứng tỏ cổ phiếu của anh em đang quan tâm đang tốt còn tiềm năng phát triển.
Xem thêm: ROI là gì? Những thủ thuật quan trọng để tính tỷ suất hoàn vốn đầu tư (ROI)?
3.2 Định giá cổ phiếu dựa vào dòng tiền
Anh em sẽ đánh giá doanh nghiệp đó dựa vào khả năng tạo ra dòng tiền trong lương lai có các cách định giá như sau:
3.2.1 Định giá theo chiết khấu dòng tiền vốn chủ sở hữu (FCFE)
Cách định giá này sẽ đánh giá trực tiếp dòng tiền tự do mà các cổ đông của doanh nghiệp có thể nhận được sau khi trừ đi chi phí hoạt động, thuế, chi tiêu vốn…
Công thức định giá:
FCFE = (Chi phí phi tiền mặt + Lợi nhuận sau thuế) – (Thay đổi vốn lưu động + Chi phí vốn) + Thay đổi nợ
Trong đó:
- Chi phí phi tiền mặt như các khoản khấu hao…
- Chi phí vốn bao gồm các khoản mua sắm tài sản
- Thay đổi nợ là chênh lệch giữa nợ vay thêm và nợ đã trả.
3.2.2 Tính toán giá trị nội tại của các quyền chọn
Có một cách tuyệt vời để tính toán giá trị nội tại của các quyền chọn cổ phiếu mà không cần bất kỳ phỏng đoán nào. Đây là công thức anh em sẽ cần sử dụng:
Giá trị nội tại = (Giá cổ phiếu-giá thực hiện quyền chọn) x (Số quyền chọn)
Giả sử một cổ phiếu nhất định được giao dịch với giá 50.000vnd cho mỗi cổ phiếu. Anh em sở hữu hai quyền chọn mua cho phép mua 100 cổ phiếu cho mỗi quyền chọn mua với giá 45.000 vnd . Giá trị nội tại của các tùy chọn của anh em là gì? Tính toán rất đơn giản:
(50.000 vnd- 45.000 vnd) x (200) = 1.000.000vnd
Quyền chọn không “bằng tiền”, nghĩa là giá thực hiện lớn hơn giá cổ phiếu hiện tại, không có giá trị nội tại và chỉ được giao dịch theo giá trị thời gian (tức là khả năng giá cổ phiếu có thể tăng và thúc đẩy giá quyền chọn cao hơn).
3.2.3 Định giá dựa trên tài sản
Cách đơn giản nhất để tính giá trị nội tại của cổ phiếu là sử dụng phương pháp định giá dựa trên tài sản. Công thức cho phép tính này rất đơn giản:
Giá trị nội tại = (Tổng tài sản của công ty, cả hữu hình và vô hình) – (Tổng nợ phải trả của công ty)
Giả sử tổng tài sản của công ty là 50 tỷ . Tổng nợ phải trả của nó là 200 tỷ. Trừ đi các khoản nợ phải trả thì sẽ cho giá trị nội tại của cổ phiếu là 200 tỷ. Sau đó dùng số này chia cho tổng số cổ phiếu của công ty phát hành sẽ ra đựa giá trị cổ phiếu
3.3 Định giá cổ phiếu bằng công thức Intrinsic Value:
Nếu anh em cảm thấy các công thức kia khá phức tạp đối với một người mới thì mình sẽ giới thiệu cho anh em một cách nhanh chóng và dễ dàng để xác định giá trị nội tại của cổ phiếu. Đó chính là sử dụng một số liệu tài chính như: EPS, P/E là tỷ lệ tăng trưởng dự kiến. Dưới đây là công thức cho phương pháp này:
Giá trị nội tại = Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) x (1 + r) x tỷ lệ P / E
trong đó r = tỷ lệ tăng trưởng thu nhập dự kiến
EPS = Earning Per Share ( thu nhập trên mỗi cổ phiếu)
PE= giá trị của mỗi của phiếu chia cho EPS
Giả sử rằng công ty A đã tạo ra thu nhập trên mỗi cổ phiếu là 10.000vnd trong 12 tháng qua. Giả định rằng công ty sẽ có thể tăng thu nhập khoảng 20% trong vòng 5 năm tới. Cuối cùng, giả sử cổ phiếu hiện có P / E bội số là 20. Sử dụng những số liệu này, giá trị nội tại của công ty A là:
(10.000 vnd mỗi cổ phiếu) x (1 + 0,2) x 20= 240.000 vnd mỗi cổ phiếu
Xem thêm: Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) là gì? Chỉ số ROS như thế nào là tốt?
4. Lưu ý khi định giá cổ phiếu
Định giá cổ phiếu có thể giúp anh em tìm ra được cổ phiếu đang thấp hay cao, qua đó đưa ra quyết định đầu tư. Tuy nhiên theo mình đây chỉ là điều kiện bổ sung trước khi anh em quyết định đầu tư mà thôi. Thị trường tài chính biến đổi liên tục, đặc biệt là ở thời đại 4.0 như thế này. Anh em không thể chỉ nhìn vào định giá này là vội vàng đánh giá cổ phiếu này quá rẻ hay quá mắc mà phải xem thêm một số yếu tố khác như sau:
- Quy luật cung cầu của thị trường
- Tình hình phát triển kinh tế
- Dòng tiền hiện tại
- Các ngành nghề hot trong tương lai
- Tầm nhìn của nhà lãnh đạo
5. Kết luận
Qua bài viết trên hy vọng anh em đã biết định giá cổ phiếu là gì và các cách cơ bản nhất để định giá được một cổ phiếu. Nếu anh em đã sẵn sàng bắt đầu hành trình đầu tư của mình thì ngoài các định giá cổ phiếu ra anh em cũng nên có thêm một số đánh giá nội tại công ty bằng các số liệu tài chính khác từ báo cáo doanh thu, các dự án trong tương lai. Nếu anh em có cách nào định giá cổ phiếu tốt hơn hãy để lại bình luận để mọi người cùng tham khảo nhé.