ic-markets
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
dupoin
Mở TK và hoàn phí 5 $/lot
san-trive
Mở TK và hoàn phí 9$/lot
tmgm
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
san-fxgt-dich-vu-forex-rebates
Mở TK và hoàn phí 1 $/lot
san-acy
Mở TK và hoàn phí 0.05$/lot
VNREBATES

Thoái vốn là gì? Đây là cơ hội hay thách thức cho nhà đầu tư

23.12.2021, 00:00 13 phút đọc

Việc tái cơ cấu lại kinh doanh giúp cho doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai. Thoái vốn là bước đầu trong công cuộc này qua đó giúp doanh nghiệp có thêm nhiều nguồn lực để tập trung cho những thế mạnh của mình. Cùng mình tìm hiểu các mặt tích cực và tiêu cực của thoái vốn qua bài viết sau đây nhé.

Tính đến tháng 11 năm 2021 thị trường chứng khoán đã thu được 3038 tỷ đồng từ hoạt động thoái vốn. Đa phần người mới khi nghe đến thoái vốn sẽ nghĩ đây là một điều tiêu cực đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên dưới góc nhìn khác đây lại là một tín hiệu tốt đối với doanh nghiệp trong tương lai. Nếu anh em vẫn còn hoang mang vì sao lại như thế thì hãy cùng Vnrebates tham khảo bài viết dưới đây nhé.

1. Thoái vốn là gì?

Vốn là một trong những tiền đề cơ bản nhất để quá trình hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp được diễn ra. Tất cả các vấn đề xoay quanh vốn đều được xem là quan trọng và có sức ảnh hưởng lớn đến sự tồn vong và phát triển của doanh nghiệp.

Thoái vốn là hoạt động nhằm giảm bớt một số loại tài sản cho các mục đích tài chính hiện đang có của một công ty hay nhằm phục vụ mục đích khác hiện có của một doanh nghiệp. Trong đầu tư, thoái vốn là một hình thức rất phổ biến biểu hiện là các nhà đầu tư hoặc cá nhân muốn rút vốn đầu tư của mình. Đây có thể được xem là một phần của chiến lược cơ cấu công ty, điều này có thể đến từ  áp lực cổ đông, chiến lược hoặc yếu tố chính trị.

Tóm lại, hoạt động thoái vốn là do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân cụ thể mà doanh nghiệp có những phương hướng giải quyết phù hợp.

thoái vốn

Thoái vốn không phải lúc nào cũng mang ý nghĩa tiêu cực

Xem thêm: Những điều cần biết về lưu ký chứng khoán cho nhà đầu tư mới

2. Doanh nghiệp thoái vốn vì mục đích gì?

Khi đã hiểu được thoái vốn là gì thì anh em sẽ thấy đó chỉ là một hiện tượng kinh tế hết sức bình thường. Đôi lúc nó cũng mang lại nhiều phiền phức cho doanh nghiệp vì nhà đầu tư hay mặc định thoái vốn là do công ty làm ăn không hiệu quả. Tuy nhiên trong một số trường hợp xử lí tốt thì thoái vốn sẽ trở thành cơ hội để các doanh nghiệp thay máu hiệu quả. Vậy các lí do thực sự khiến doanh nghiệp muốn thoái vốn là gì?

Các lý do tích cực

  • Thoái vốn nằm trong chiến lược tái cơ cấu của công ty nhằm tập trung nguồn lực, hoạt động kinh doanh cho ngành nghề hoặc dòng sản phẩm nhất định. Bằng việc này họ sẽ có nhiều tài nguyên hơn để phát triển cho hoạt động đem lại nhiều lợi nhuận nhất.
  • Đôi khi số tiền thu được từ việc thoái vốn thường được sử dụng để trả bớt nợ, chi tiêu vốn, bổ sung vốn lưu động hoặc trả cổ tức đặc biệt cho các cổ đông. Giúp doanh nghiệp tạo được một nguồn vốn nhất định thông qua việc bán cổ phần, tài sản,…. Mặc dù hầu hết các khoản thoái vốn là cổ phần có chủ đích của công ty, các vấn đề pháp lý cũng có thể buộc doanh nghiệp phải dùng đến.   
  • Cơ quan quản lý yêu cầu thoái vốn với những lý do cụ thể như là nhằm tạo ra sự cạnh tranh. 
  • Bất kể với mục đích nào khi chọn chiến lược thoái vốn là gì, điều này cũng sẽ tạo ra thu nhập có thể được sử dụng trong các bộ phận khác của doanh nghiệp. Trong ngắn hạn, sự gia tăng doanh thu này sẽ có lợi vì công ty có thể phân bổ nhiều tiền hơn cho các bộ phận khác đang hoạt động tốt.
  • Thoái vốn tạo ra một nguồn vốn nhất định cho doanh nghiệp thông bằng việc bán tài sản, cổ phiếu,…

Các lý do tiêu cực

  • Trong trường hợp nhận thấy hoạt động kinh doanh không mang lại hiệu quả như kì vọng, các nhà đầu tư sẽ muốn thoái vốn để đảm bảo lợi ích cho mình.
  • Khi giá trị đầu tư giảm
  • Khi công ty rút khỏi ngành nghề cụ thể hoặc không còn hoạt động trên khu vực địa lý nhất định. Thông thường trong trường hợp này các công ty chọn triển khai chiến lược tái cơ cấu với mục đích tài chính, chính trị hoặc xã hội.
  • Nếu công ty bị buộc phải thoái vốn tài sản hoặc bộ phận hoạt động tạo ra lợi nhuận vì lý do chính trị hoặc xã hội thì doanh thu của công ty khi đó sẽ giảm xuống.
Thoái vốn

Thoái vốn để tập trung vào thế mạnh của doanh nghiệp

Xem thêm: FUD là gì? Làm sao để vượt qua hội chứng tâm lý đáng sợ này trong đầu tư Crypto

3. Các hình thức thoái vốn 

3.1 Bán cổ phần khơi mào

Bán cổ phần khơi mào là thực hiện các giao dịch cổ phiếu bằng tiền mặt được miễn thuế. Công ty mẹ bán một phần nhỏ lần đầu (dưới 20%) cổ phần sở hữu trong công ty con trên thị trường chứng khoán.

Bán cổ phần khơi mào cũng cho phép các công ty mẹ tạo doanh thu giao dịch, huy động được số vốn cần thiết cũng như giữ lại quyền kiểm soát. Thường thì sau khi bán một phần nhỏ cổ phần vào lần đầu tiên, số cổ phần còn lại của công ty con cũng sẽ được bán tại một thời điểm khác ngay sau đó.

3.2 Spin-off

Spin-off là hoạt động công ty mẹ thành lập một công ty mới và chuyển hoàn toàn các hoạt động của công ty con sang và từ đó công ty con trở thành một công ty độc lập. Công ty mới độc lập này được kỳ vọng sẽ hoạt động tốt hơn. Cổ phiếu của công ty con lúc này được giao dịch độc lập trên sàn chứng khoán. Đây là cách thoái vốn của các công ty có các hoạt động kinh doanh riêng biệt

3.3 Bán trực tiếp tài sản 

Bán trực tiếp tài sản được xem là một trong những hình thức thoái vốn phổ biến nhất. Trong đó công ty mẹ bán các tài sản cụ thể như bất động sản, trang thiết bị hoặc bán toàn bộ công ty con cho một công ty khác. Việc bán tài sản trực tiếp công ty mẹ thường thu lại tiền mặt, và vẫn bị mất thuế nếu giao dịch mua bán này có sinh lãi.

4. Doanh nghiệp thoái vốn nhà nước

Tính đến tháng 11 năm 2021 số tiền các doanh nghiệp nhận được từ hoạt động thoái vốn của nhà nước lên đến 1209 tỷ, điều này cho thấy sự quyết tâm của Chính phủ trong việc đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước:

  • Việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và thoái vốn nhà nước thành công sẽ tạo ra nhiều lợi ích đối với cả thị trường chứng khoán và doanh nghiệp như sau
  • Thị trường chứng khoán sẽ được mở rộng về quy mô khi tăng cả về số lượng doanh nghiệp niêm yết và vốn hóa thị trường. Thu hút dòng tiền nước ngoài đổ vào
  • Doanh nghiệp sẽ có thêm các lợi ích riêng như công khai, minh bạch quản trị công ty, đa dạng hóa cổ đông, nhiều cổ đông chiến lược có thể đóng góp lớn vào quá trình phát triển doanh nghiệp. Qua đó, doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh đóng góp nhiều hơn vào nền kinh tế.
  • Việc thu được vốn thông qua thoái vốn ở nhiều doanh nghiệp cũng giúp Chính phủ có thêm vốn để đầu tư công, từ đó thúc đầy nền kinh tế phát triển và tạo môi trường cho doanh nghiệp phát triển kinh doanh.
  • Dư địa các doanh nghiệp cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại Việt Nam còn rất lớn; trong đó một số doanh nghiệp lớn đang được tập trung hoàn thành IPO (bán cổ phần lần đầu ra công chúng) và thoái vốn trong thời gian tới.
Thoái vốn

Rất nhiều công ty thoái vốn nhà nước trong năm nay.

5. Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì khi quyết định thoái vốn

Như mình đã nói mặc dù hoạt động thoái vốn không hẳn là xấu, thế nhưng đa phần vấn đề liên quan đến tiền mà không xử lý tốt thì sẽ đem đến rất nhiều phiền phức phát sinh không thể tránh khỏi. Doanh nghiệp cần xử lý khéo léo để không gây ảnh hưởng tiêu cực lên nhà đầu tư như sau:

  • Công bố thông tin một cách kịp thời: khi xảy ra tình trạng thoái vốn nội bộ công ty sẽ nảy sinh tâm lý tiêu cực. Các doanh nghiệp phải lựa chọn hình thức công bố thông tin để cùng nhau tìm ra những giải pháp và kế hoạch cụ thể nhằm ổn định lại tình hình công ty.
  • Chủ động tìm hiểu: Đối với phần lớn các tổ chức đầu tư thì vấn đề thoái vốn luôn trong kế hoạch. Chủ doanh nghiệp cần chủ động trong việc tìm hiểu những tác nhân có thể gây thoái vốn để có thể xử lí và khắc phục kịp thời.
  • Tìm đối tác mới: Trong trường hợp cổ đông chiến lược thoái vốn bằng cách bán cổ phần cho đối tác khác, công ty có lợi thế là không phải tìm đối tác thay thế. Tuy nhiên, dù  thế nào thì công ty cũng phải làm, cũng cần phải tìm hiểu kỹ về đối tác mới này để có kế hoạch hợp tác phù hợp. 
  •  Lập kế hoạch phân phối lại vốn: Phân bổ lại nguồn vốn là rất quan trọng. Việc chủ động đề ra một kế hoạch chiến lược cụ thể sẽ giúp công ty có kế hoạch hiệu quả trong việc tăng vốn hay đầu tư.
  •  Tập trung quản lí kinh doanh: Thứ nhất là để ổn định lại hoạt động kinh doanh và hai là để thu hút nhiều nhà đầu tư mới. Nhà đầu tư tham gia góp vốn hay rút vốn khỏi doanh nghiệp đều dựa trên tình hình doanh nghiệp. Đây là lúc doanh nghiệp cần tập trung vào lĩnh vực then chốt của mình để chứng minh cho nhà đầu tư thấy  triển vọng của doanh nghiệp trong tương lai.

6. Có hay không cơ hội đầu tư khi doanh nghiệp thoái vốn?

Việc đầu tư vào cổ phiếu thoái vốn đem lại cơ hội lợi nhuận rất cao nếu anh em tìm được doanh nghiệp thoái vốn tích cực. Qua quá trình phát triển doanh nghiệp sẽ tự định vị bản thân mình nằm ở đâu, cần làm gì cho kịp thời đại. Qua đó họ sẽ thoái vốn và tập trung vào các mảng này để tối đa hóa lợi nhuận, nếu doanh nghiệp mà anh em nhắm đến có các đường lối và tầm nhìn sáng suốt như vậy thì khi họ thoái vốn chính là cơ hội để anh em nắm giữ.

Thời gian qua, nhiều cổ phiếu các doanh nghiệp trong danh sách thoái vốn nhà nước thu hút được dòng tiền lớn và tăng giá mạnh. Giới chuyên gia cho rằng nhà đầu tư đặt kỳ vọng doanh nghiệp thoái vốn sẽ tác động, đẩy giá cổ phiếu tăng như hồi năm 2017.

Sau khi có thông tin Bộ Tài chính đã gửi văn bản tới Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước (SCIC) đề nghị triển khai thoái vốn năm 2021 theo kế hoạch đã được thông qua trong đó tập trung triển khai thoái vốn tại ba doanh nghiệp là Tập đoàn Bảo Việt (mã chứng khoán: BVH), Tổng Công ty cổ phần Bảo Minh (mã chứng khoán: BMI) và Công ty cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (mã chứng khoán: NTP).

Sau thông tin này, cả ba cổ phiếu BVH, BMI, NTP đều tăng lên giá trần (phiên 25/10). Các mã cổ phiếu này sau đó có nhịp điều chỉnh, nhưng xu hướng chung hiện nay vẫn tiếp tục đi lên.

Trước đó, cả ba mã cổ phiếu này đã có thời gian tăng dài. Cụ thể, cổ phiếu BVH kéo dài đà tăng từ giữa khoảng trung tuần tháng Bảy. Chốt phiên giao dịch ngày 19/7, BVH có giá 48.000 đồng/cổ phiếu đã leo lên mức 63.500 đồng/cổ phiếu (chốt phiên 3/11), tương ứng tăng hơn 32%.

Tập đoàn FPT cũng nằm trong danh sách thoái vốn trong thời gian tới. Bên cạnh việc kết quả kinh doanh tích cực thì thông tin thoái vốn cũng giúp cổ phiếu doanh nghiệp này tăng mạnh. Tại ngày 4/1, FPT có giá 60.200 đồng/cổ phiếu thì đến ngày 3/11 đã lên 96.100 đồng/cổ phiếu, tương ứng mức tăng trên 59,6%.

Theo ông Lê Ngọc Nam, Giám đốc Phân tích và Tư vấn đầu tư Công ty cổ phần Chứng khoán Tân Việt-TVSI, nhà đầu tư đặt nhiều kỳ vọng vào cổ phiếu thoái vốn sẽ tác động tới giá cổ phiếu qua đó đẩy giá cổ phiếu tăng như hồi năm 2017. Đây là nhóm hút tiền thời điểm hiện tại.

Thoái vốn

Doanh nghiệp cần nhanh chóng thay đổi đường lối kinh doanh khi thoái vốn

7. Kết luận

Qua bài viết trên hy vọng anh em đã có cái nhìn đúng đắn hơn về thoái vốn. Đây là một hoạt động bắt buộc phải có trên con đường phát triển của doanh nghiệp. Còn vấn đề thoái vốn tích cực hay tiêu cực thì chính anh em sẽ là người trải nghiệm và đánh giá để có quyết định sử dụng dòng tiền của mình mà đầu tư một cách đúng đắn nhất. Nếu anh em có góp ý gì để bài viết tốt hơn  đừng quên để lại bình luận dưới bài viết để mọi người cùng thảo luận nhé. Chúc anh em đầu tư thành công.

 

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.