Bất kỳ ngành nghề hay lĩnh vực nào cũng có ngôn ngữ riêng, mà nói theo cách hàn lâm chính là thuật ngữ, và lĩnh vực tài chính hay thị trường tiền điện tử cũng vậy. Điều thú vị là chính những thuật ngữ được xem như dấu hiệu nhận biết giữa những cá nhân trong cùng cộng đồng.
Đâu đó bạn sẽ nghe người ta kháo nhau rằng “Đừng vội bán coin này, FUD đấy!” hay ngược lại “đừng có FOMO không lại đu đỉnh đấy”. Thực tế thì trong vô vàn những Cryptoslang, FUD là thuật ngữ được dùng với mật độ dày đặc trong thị trường tiền điện tử.
Vậy, FUD là gì? Và coin trader cần chú ý những gì để vượt qua hội chứng tâm lý vừa phổ biến vừa “đáng sợ” này? Trong bài viết dưới đây, Vnreabtes sẽ giải thích và phân tích thuật ngữ FUD này đến bạn đọc, đặc biệt là những newbie mới bỡ ngỡ bước vào thị trường, một cách đơn giản và dễ hiểu nhất.
Xem thêm:
- Hội chứng Fomo là gì? Hãy thoát khỏi nó đi!
- 7 bước kiểm soát tâm lý giao dịch của Trader giúp đầu tư thành công
- Các thuật ngữ trong tiền ảo cần biết cho nhà đầu tư mới
FUD là gì?
FUD là viết tắt của Fear – Uncertainty – Doubt, được hiểu là Sợ hãi – Không chắc chắn – Hoài nghi. FUD là một hội chứng tâm lý rất phổ biến trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Thực chất FUD chính là một chiến thuật tâm lý học thông qua việc truyền bá thông tin tiêu cực, tung tin giả (fake news) trên mạng xã hội hoặc phương tiện truyền thông đại chúng, gây hiểu lầm hoặc gieo rắc sự nghi ngờ và sợ hãi.
Mục đích của thủ thuật này là tạo ra một lợi thế cạnh tranh nhằm hạ bệ đối thủ, phần nào tương đồng với thuật ngữ Moral Hazzard (rủi ro đạo đức). Chiến thuật tâm lý gây tác động đến nhận thức này thường được sử dụng trong nhiều lĩnh vực từ kinh doanh, marketing, chính trị…
Theo một số tài liệu, thuật ngữ này xuất hiện từ giữa những năm 70 của thế kỷ trước từ Gene Amdahl, 1 kỹ sư máy tính đã nghỉ việc ở IBM để thành lập một công ty mới của mình, và FUD nhằm chỉ việc người chủ cũ của ông đã nói xấu công việc kinh doanh mới của mình như thế nào.
Trong những năm 80, FUD là một chiến lược cạnh tranh “bẩn” mà các doanh nghiệp sử dụng để loại bỏ đối thủ của mình thông qua truyền thông. Nếu như FOMO khiến giá tăng thì FUD gây ra giảm giá.
Mặc dù không phải thuật ngữ chuyên biệt dùng trong giao dịch nhưng FUD được sử dụng rộng rãi trong bối cảnh của thị trường tài chính, và đặc biệt phổ biến trong thị trường tiền mã hóa.
Trong Crypto, FUD chỉ cảm giác hoang mang, lo lắng, thấp thỏm thậm chí sợ hãi của trader khi nghe thấy những tin tức không tốt về thị trường được lan truyền. Những trader mắc phải hội chứng này sẽ nhanh chóng bán tháo những coin đang nắm giữ mà không dựa trên các nguyên tắc cơ bản hoặc biểu đồ. Điều này dẫn đến giảm sút nghiêm trọng giá thị trường, tạo điều kiện cho những “cá mập” thu gom coin với giá rẻ.
Tuy nhiên không phải tất cả FUD đều là fake news. Có một số trường hợp, FUD là tin chính thống được xác thực, nhưng lại được cố tình tung ra trong một thời điểm nhạy cảm nào đó nhằm gây áp lực tâm lý nhất định. Hoặc, FUD có thể hoàn toàn khách quan, không bị thao túng bởi bất kỳ tổ chức nào như thiên tai, dịch bệnh, sự kiện thiên nga đen (Blackswan).
Xem thêm: Moral hazard – Rủi ro đạo đức và tội phạm “cổ cồn trắng” thao túng thị trường tài chính
Ai là người tạo ra FUD và được lợi từ hội chứng tâm lý này?
Trên thực tế, thuật ngữ FUD bắt đầu lưu hành trong thị trường chứng khoán từ những năm 1970 nhưng khi Crypto mới ra đời đã mang đầy đủ những đặc tính riêng phù hợp với việc “truyền bá nỗi sợ hãi ” khiến cho hội chứng FUD này có cơ hội xuất hiện phổ biến hơn:
So với với các thị trường khác, tiền điện tử là thị trường mới nổi lại có biên động dao động vô cùng lớn khi trader có thể chứng kiến nhiều loại Cryptocurrency có mức tăng trưởng chóng mặt hoặc lao dốc thẳng đứng chỉ trong vài ngày, thậm chí là vài giờ.
Về quy mô, Crypto nhỏ hơn thị trường Forex rất nhiều, vốn hóa thị trường chung và vốn hóa một số loại tiền điện tử thường không lớn. Do đó, FUD thường được cá mập sử dụng để “dìm giá” và “gom hàng”. Ngoài ra, quy mô thị trường nhỏ cũng tạo cơ hội cho các thế lực dễ dàng liên kết với nhau để tạo ra FUD và trục lợi.
Đặc biệt, nhà đầu tư phải nhớ là một trong những yếu tố thúc đẩy giá quan trọng nhất đối với thị trường tiền điện tử là tâm lý bầy đàn – herd mentality. Đó chính là động cơ chính khiến nhiều nhà đầu tư và những tổ chức sẽ sử dụng nó như một chiến lược để kiếm lời.
Theo như được quan sát, FUD thường được lan truyền đến công chúng thông qua các kênh truyền thông lớn và đặc biệt là các nhân vật có ảnh hưởng (Key Opinion Leaders – KOLs). Mục tiêu của họ là giảm nhu cầu và sức mua để ổn định hoặc làm giảm giá đồng coin. Về cơ bản, FUD có thể được so sánh với tin tức giả mạo hoặc những tin tức gần như không liên quan bị “thổi phồng so với thực tế”.
Chỉ cần những KOLs đẩy vài thông tin xấu lên các mạng xã hội như Telegram, Facebook, Twitter, Reddit,…thị trường sẽ dậy sóng với nỗi lo sợ bao trùm.
Trong vài năm qua, bất chấp sự tăng trưởng đáng kể của Bitcoin về giá cả và mức độ chấp nhận, các phương tiện truyền thông chính thống và các tổ chức đã liên tục tấn công Bitcoin về độ tin cậy của nó mà đặc biệt là những cáo buộc về rửa tiền hay tài trợ khủng bố.
Những điều chỉnh giá mạnh hoặc sự việc chính phủ đưa ra các quy định nặng nề về hoạt động giao dịch tiền điện tử thường bị phóng đại trên truyền thông gây ra như những đòn chí mạng đến thị trường.
Vậy đối tượng nào được hưởng lợi từ FUD?
Điều dễ nhận thấy rằng chính những KOLs, những cá mập thao túng thị trường, và những người có kinh nghiệm biết thoát hàng kịp thời mặc dù cơ hội hưởng lợi thực ra là cho tất cả nhà đầu tư.
Trong một số trường hợp, các nhà đầu tư có thể mở 1 vị thế bán đối với 1 đồng coin nào đó, sau đó tung ra những tin tức có hại hoặc không đúng khi vị thế đã được thiết lập. Sau khi tin tức xấu được lan truyền, họ có thể thu được lợi nhuận lớn thông qua hình thức bán khống hoặc mua quyền chọn bán.
Xem thêm: Bong bóng bitcoin là gì? Điều gì xảy ra khi bong bóng vỡ?
Những FUD “nổi tiếng” nhất thời gian gần đây – Gọi tên ông chủ Tesla – Elon Musk và CIO của Guggenheim
Vị CEO của Tesla được xem như “chủ mưu” gây ra không ít sự hỗn loạn trong thị trường tiền mã hóa gần đây với hàng loạt quyết định và phát ngôn “pump & dump” giá.
Những phát ngôn thông qua những dòng Tweet của Musk về thị trường tiền mã hóa luôn trở thành tâm điểm chú ý của giới đầu tư coin toàn cầu. Đã từng được xem như “đấng cứu thế” đưa tiền mã hóa được chấp nhận và ứng dụng rộng rãi nhưng những chiêu trò “sớm nắng chiều mưa” của vị CEO này đã nhiều lần nhấn chìm thị trường này trong sắc đỏ với hàng loại tin xấu.
Vị CEO này “chơi” với thị trường khi đăng Tweet “ủng hộ” crypto nhưng lại “chốt hạ” bằng việc tuyên bố những đồng tiền mã hóa phải có cách tiếp cận thân thiện với môi trường hơn!
Ngoài ra, cùng trong tháng 5 vừa qua, hàng loạt nghi vấn được đặt ra rằng Elon Musk và Ripple liệu có phối hợp “giật dây” FUD Bitcoin khi Tesla tuyên bố vô hiệu hóa các khoản thanh toán bằng Bitcoin cho các sản phẩm của mình.
Sau sự hiện này cộng đồng tiền mã hóa đã rơi vào tình trạng điên cuồng, gây hỗn loạn thị trường. Một số coin trader cho rằng đây chỉ là chiêu trò “pump and dump”, trong khi số khác lại đang vô cùng sợ hãi, trong khi phần còn lại rất tự tin mạnh dạn mua vào. (Sildenafil Citrate) Bitcoin phản ứng rất nhanh với thông tin trên, đã giảm 15% trong vòng chưa đầy 3 giờ.
Cộng đồng tiền điện tử đã quá quen với việc những dòng Tweet của Elon Musk ảnh hưởng sâu rộng đến thị trường. Hầu hết mọi người đều cảm thấy việc này đã đi quá xa và coi Elon Musk như một kẻ tội đồ.
Và các ông lớn trên thị trường đã lên tiếng, nổi bật là CEO Binance – CZ đã bày tỏ sự không hài lòng bằng dòng trạng thái:
“Những dòng tweet làm tổn hại đến tài chính của người khác là vô trách nhiệm và không hề vui nhộn chút nào ”.
CZ cũng lưu ý rằng nhiều nhà đầu tư tiền điện tử đã mất tiền của họ vì các FUD tweet của Musk gây nên và ông tiếp tục khuyên các KOLs không nên thao túng thị trường.
Một ví dụ FUD khác phải kể đến sự kiện 21 tháng 5 khi Trung Quốc trở thành thủ phạm với khi tin Phó Thủ tướng Trung Quốc yêu cầu “chấn chỉnh” hoạt động đào và giao dịch Bitcoin lan rộng trên truyền thông và một tin đồn khác “Hong Kong sẽ chỉ cho phép nhà đầu tư chuyên nghiệp tham gia giao dịch tiền mã hóa” cũng được chia sẻ rầm rộ.
Sự vụ FUD này gây ra 1 cú sốc đối với thị trường tiền mã hóa khi hiện tượng bán tháo lại tiếp diễn với một “pha sập giá” tàn khốc xóa sạch hơn 50% vốn hóa thị trường và làm dấy lên lo ngại rằng đà uptrend của thị trường có thể sẽ kết thúc.
Ngoài ra, một trong những ví dụ về FUD phổ biến nhất đã được quan sát thấy cách đây vài tuần, khi Scott Minerd, Giám đốc đầu tư (CIO) của công ty tư vấn đầu tư nổi tiếng Guggenheim cố gắng “dọa” các nhà đầu tư bán lẻ bằng cách điều chỉnh dự đoán giá Bitcoin của mình. Minerd đã dự đoán về sự sụt giảm của giá Bitcoin trong nhiều tháng.
Vào tháng 4, ông đã cảnh báo về một sự điều chỉnh lớn trong tiền điện tử có thể khiến giá của nó giảm 50% xuống mức 20.000 đến 30.000 USD. Ngay sau dự đoán ấy, giá Bitcoin đã giảm xuống mức 30.000 USD! Sau đó, vị CIO này lại thay đổi dự đoán của mình rằng Bitcoin có thể đạt 600 nghìn USD.
Xem thêm: Ripple – Hệ sinh thái lớn thứ 3, nhưng cũng là tội đồ trong giới Crypto
Mẹo để vượt qua FUD là gì?
Sự thực thì chẳng ai muốn chuyện một cá nhân hay tổ chức nào có thể tác động mạnh mẽ thậm chí là thao túng thị trường toàn cầu, đặc biệt là một thị trường tiềm năng như tiền mã hóa. Nhưng là thị trường đặc thù nên những hiện hội chứng đáng sợ như FUD lại vô cùng phổ biến, đặc biệt ở những nhà đầu tư non trẻ mới chân ướt chân ráo vào thị trường. Họ dễ dàng trở thành con rối trong trò chơi nguy hiểm này của cá mập, đem đến hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
Do đó, để vượt qua FUD, để tránh mắc phải những sai lầm đáng tiếc trở thành miếng mồi ngon bị lợi dụng trong thị trường, bạn cần bắt đầu bằng sự tự nhận thức và hiểu được tầm quan trọng của kỷ luật và quản lý rủi ro trong giao dịch thông qua những quy tắc sau:
- Việc nhận biết được FUD không hề đơn giản chút nào, do đó bạn cần luôn chuẩn bị sẵn tâm lý đối mặt với FUD bất cứ lúc nào.
- Kiên định với chiến lược giao dịch của bản thân đã xây dựng : Mỗi trader cần xây dựng chiến lược giao dịch và tuyệt đối tuân theo một cách có kỷ luật với nó. Đây chính là cách để đạt được thành công lâu dài. Cập nhật kiến thức trading thật chắc chắn sẽ giúp bạn kiên định hơn với phân tích đánh giá của mình.
- Nhận thức được việc cảm xúc chính là kẻ thù của giao dịch: dẹp mọi cảm xúc sang một bên và cố gắng trau dồi kỹ năng giao dịch để cải thiện sự tự tin trong giao dịch.
- Có chiến lược quản lý vốn hợp lý: Việc phân bổ vốn và quản lý vốn hiệu quả sẽ giúp bạn hạn chế tối đa các thiệt hại do FUD gây ra. Ngoài ra, nếu quản lý vốn tốt sẽ giúp bạn có lợi nhuận ổn định và khi đó FUD sẽ không thể ảnh hưởng đến quyết định của bạn nữa.
- Khi FUD xuất hiện trader cần “Eyes wide open” tức là tỉnh táo và bình tĩnh tổng hợp các dữ kiện trong quá khứ đã xảy ra như thế nào và thị trường phản ứng ra sao và đánh giá tình hình hiện tại.
Tham khảo: Thoái vốn là gì? Đây là cơ hội hay thách thức cho nhà đầu tư
Lời kết
Trong thế giới giao dịch, cảm xúc luôn được coi là kẻ thù của nhà giao dịch cũng sự sự khác biệt giữa thành công và thất bại trong dịch phần nhiều nằm ở vấn đề kiểm soát cảm xúc.
Bên cạnh phấn khích, tham lam và quá tự tin thì sợ hãi, không chắc chắn và hoài nghi cũng là những cảm xúc phổ biến mà các trader hay trải qua và cần được kiểm soát tối đa. Hội chứng FUD vô cùng nguy hiểm này chính là thủ phạm gây ra những thua lỗ khủng khiếp, thậm chí trắng tay với nhiều nhà giao dịch.
Hy vọng bài viết trên đây đã giải đáp giúp bạn những thông tin xung quanh FUD là gì trong giao dịch tiền điện tử cùng một số mẹo nhỏ giúp bạn vượt qua hội chứng tâm lý đáng sợ này để tránh trở thành con mồi cho những cá voi, cá mập và giao dịch thành công!
Theo paybis