VNREBATES

Sàn Binance là gì? Đánh giá sàn Binance và cách đăng ký tài khoản chi tiết

20.09.2022, 21:07 31 phút đọc

Những ai đang tham gia đầu tư trong lĩnh vực crypto hẳn đều quen thuộc với cái tên sàn Binance – sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới hiện nay. Vậy sàn Binance là gì? Giao dịch trên sàn Binance có an toàn hay không? Đâu là những điểm nổi bật của sàn khiến nhiều coin trader quyết định tìm đến broker này như vậy? Câu trả lời sẽ được giải đáp trong bài đánh giá của VnRebates dưới đây.

Tham khảo thêm: 

Sàn Binance là gì?

Binance là sàn giao dịch tiền điện tử thuộc hệ sinh thái blockchain Binance. Hiện tại, Binance là sàn giao dịch lớn nhất thế giới. Tổng vốn hóa thị trường cho tất cả các loại tiền điện tử tại sàn Binance trên CoinMarketCap hiện tại trên 900 tỷ USD (số liệu 18/9/2022), khối lượng giao dịch trong 24h lên tới 21 tỷ USD với +1709 cặp giao dịch.

Sản phẩm giao dịch đa dạng với +350 mã tiền điện tử và chi phí giao dịch cực thấp là 2 trong số những ưu điểm nổi bật nhất của “ông lớn” crypto này.

Sàn Binance là gì?

Binance là sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất toàn cầu (Nguồn: Internet)

Người sáng lập sàn Binance là ai?

Nhà sáng lập là Changpeng Zhao (người Canada gốc Trung Quốc, thường được gọi là CZ) và Yi He. Vị CEO CZ nổi tiếng này từng là quản lý của Bộ phận phát triển tại Blockchain.com và là nhà đồng sáng lập kiêm giám đốc kỹ thuật của sàn giao dịch nổi tiếng một thời – OKCoin. 

CZ được cho là sở hữu ít nhất 70% cổ phần của Binance, có giá trị khoảng 65 tỷ USD (4/2022, theo Forbes).

Chân dung CEO CZ của sàn Binance - tỷ phú tiền điện tử số 1 thế giới

Chân dung CEO CZ của sàn Binance – tỷ phú tiền điện tử số 1 thế giới (Nguồn Internet)

Sàn Binance của nước nào?

Được thành lập ở Thượng Hải nhưng đến tháng 9/2017 Binance đã chuyển văn phòng sang Hongkong rồi đến Nhật Bản vì các quy định thắt chặt tiền mã hóa của quốc gia tỷ dân.

Sau đó, sàn lại tiếp tục chuyển đến Đài Loan rồi đến quốc đảo Malta vào tháng 3/2018. Chính tại Malta – Thiên đường của Blockchain, đã trở thành một “bệ phóng” giúp Binance phát triển như hiện nay.

Binance coin – BNB là gì?

BNB là đồng tiền chính thức do sàn Binance phát hành. Ban đầu BNB khởi chạy trên mạng lưới Blockchain của Ethereum nhưng sau này nó đã được chuyển sang Blockchain gốc của Binance. 

Giá khởi đầu trong vòng ICO năm 2017 của 1 BNB là 0.115 USD. Cho đến nay, BNB vẫn được xem là dự án ICO thành công nhất thị trường. Hiện tại, giá BNB là 275 USD, đứng thứ 5 trên bảng xếp hạng của CoinMarketCap.

Binance USD (BUSD) là gì?

Binance USD được ra mắt tháng 10/2019, là một trong những đồng stablecoin có vốn hóa hàng đầu thị trường (hiện xếp thứ 6 trên CoinMarketCap). BUSD được bảo chứng bởi 100% tiền fiat và các tài sản tương đương với cơ chế quản lý tập trung và buyback để tự duy trì sự ổn định của giá token trên thị trường.

Thông tin cơ bản về sàn giao dịch Binance:

Website chính thức: https://www.binance.com/vi
Năm thành lập Tháng 6/2017 tại Thượng Hải, Trung Quốc
Nhà sáng lập Changpeng Zhao và Yi He
Trụ sở chính Quốc đảo Malta
Đòn bẩy tối đa 125x
Phí giao dịch 0.1%
Các phương thức nạp/rút tiền: Thẻ ghi nợ/thẻ tín dụng, giao dịch P2P, Chuyển khoản ngân hàng, Bankwire, Ví tiền điện tử, Simplex,…
Nền tảng hỗ trợ Web, Desktop và mobile app

Sàn Binance có uy tín không?

Giấy phép hoạt động

Có thông tin rằng năm 2018 Binance đã ký biên bản ghi nhớ (MoU) với sở giao dịch chứng khoán Malta để phát triển một nền tảng giao dịch mã thông báo bảo mật (security token) và được quy định bởi VFA (Virtual Financial Assets) – Đạo luật về Tài sản ảo tại Malta.

Tuy nhiên, vào ngày 21/02/2020, Cơ quan Dịch vụ Tài chính Malta (MFSA) đã ra tuyên bố rằng Binance không được MFSA ủy quyền hoạt động trong lĩnh vực tiền điện tử và do đó không chịu sự giám sát quy định của MFSA.

Mới đây, CEO CZ đã có động thái từ bỏ văn hóa “phi tập trung” và hướng đến mục tiêu đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn về mặt pháp lý. Ông cũng cho biết, Binance sẽ chuyển hướng sang mô hình cấu trúc truyền thống để có được giấy phép hoạt động từ giới chính quyền toàn cầu. Theo đó, vị CEO này đang nỗ lực gia tăng mối quan hệ với giới chức nhiều nước như Abu Dhabi, Dubai và Bahrain để có được giấy phép hoạt động. 

Tham khảo: Cách lựa chọn sàn tiền ảo uy tín để bắt đầu trade Bitcoin và cryptos

Độ an toàn và bảo mật

  • Binance hỗ trợ xác thực 2 yếu tố (Two-factor authentication – 2FA) dưới 2 hình thức: tin nhắn SMS và Google Authentication. Đặc biệt, Binance luôn khuyến khích người dùng tiến hành Xác thực 2FA với Google Authenticator Trader và Xác nhận qua Email. Bất kỳ hoạt động đăng nhập bất thường nào vào tài khoản của bạn hoặc các hoạt động như nạp/ rút coin hay thay đổi mật khẩu thì Binance cũng sẽ yêu cầu xác thực qua Email.
  • Kể từ tháng 6 năm 2019, Binance tăng cường tính bảo mật thông qua phương thức xác thực Universal 2nd Factor (U2F) với khóa bảo mật phần cứng Yubico YubiKey nhằm nâng cao đáng kể khả năng giám sát các hoạt động trên sàn.

Theo khảo sát của Crypto Compare Exchange Benchmark 4/2022, sàn Binance hiện được xếp vào Top sàn giao dịch tiền điện tử có lớp bảo mật vững chắc nhất. Cụ thể, Binance sở hữu số điểm bảo mật cao nhất 17.1 trên thang điểm 20.

Như vậy xét tổng thể, Binance nằm trong nhóm sàn giao dịch tiền điện tử an toàn và gần như không có điều tiếng gì trong cộng đồng coin trader.

Tham khảo thêm: Authy – đối thủ nặng kí của Google Authenticator

Hệ sinh thái của sàn Binance

Nếu trước đây Binance chỉ đơn thuần là một sàn giao dịch tiền điện tử, thì hiện nay nó đã trở thành 1 hệ sinh thái đa dạng bậc nhất, bao gồm:

  • Binance Futures

Năm 2019, sàn giao dịch Binance chính thức giới thiệu tính năng Binance Futures, cho phép trader giao dịch Bitcoincác loại Altcoin khác theo hình thức phái sinh với tỷ lệ đòn bẩy tối đa lên đến 125x. Phí giao dịch của Binance Futures cao nhất cũng chỉ là 0.04% – thấp hơn nhiều so với những hình thức giao dịch khác trên Binance.

  • Binance Margin Trading

Giao dịch ký quỹ là phương thức giao dịch tài sản bằng cách sử dụng khoản vay (đòn bẩy) do bên thứ ba cung cấp, có thể là những người có vốn nhàn rỗi trên thị trường. Nền tảng này giúp nhà đầu tư tối ưu hóa nguồn vốn cũng như lợi nhuận đạt được, nhưng mức độ rủi ro cũng cao hơn. Ngoài ra, trader còn có quyền thực hiện ký quỹ chéo trong đó rủi ro số dư tài khoản sẽ được quản lý riêng, từ đó hạn chế tổn thất với những cặp giao dịch duy nhất.

Đây là sàn giao dịch phi tập trung được phát triển dựa trên chuỗi khối Binance Chain. Mục đích của Binance DEX là mang lại các tính năng ưu việt hơn của Binance.com và sự bảo mật của nền tảng phi tập trung. Người dùng có thể quản lý bằng mã khóa riêng và giao dịch trực tiếp từ ví Trust Wallet. 

  • Crypto Loans

Đây là nền tảng cho vay tiền mã hóa cung cấp giá trị cho cả người đi vay và người cho vay. Các HODLer có thêm một lựa chọn khác để tạo ra thu nhập thụ động và các nhà đầu tư có thể tận dụng các khoản tiền sẵn có của mình làm tài sản thế chấp.

  • Binance Launchpad

Nền tảng này được xem như “bệ phóng” giúp các dự án blockchain kêu gọi vốn đầu tư cũng như tăng khả năng tiếp cận của các dự án này tới khắp hệ sinh thái tiền mã hoá. STEPN (GMT), Fan-token Alpine F1® Team (ALPINE), League of Kingdoms (LOKA)… là những dự án Launchpad gần nhất trong hơn 60 dự án được Binance hậu thuẫn kể từ khi nền tảng ra mắt. 

  • Binance P2P 

Giao dịch 2P2 là 1 tính năng trên nền tảng của Binance được nhà đầu tư Việt Nam rất ưa chuộng. Đây là nơi diễn ra các giao dịch tiền mã hoá trực tiếp giữa người dùng với người dùng hoặc người dùng với trader mà Binance chỉ là trung gian. Với P2P, nhà đầu tư Việt Nam có thể dễ dàng mua các loại tiền điện tử bằng VND ngay trên nền tảng Binance. Sau đó, bạn có thể chuyển từ tính năng P2P sang tính năng giao dịch giao ngay (Spot), ký quỹ (Margin), hợp đồng tương lai để giao dịch mà không tốn phí và không qua các nền tảng trung gian.

  • Binance Options

Đây là dịch vụ giao dịch Hợp đồng quyền chọn tiền điện tử kiểu Âu trên sàn giao dịch Binance. Những ưu điểm của hình thức giao dịch này bao gồm: tính linh hoạt, có thể áp dụng chiến lược ngắn hạn, dễ sử dụng, thanh khoản vô hạn, phí quyền chọn phải chăng và có thể sử dụng đòn bẩy cao mà không gặp rủi ro thanh lý.

  • Trust Wallet

Trust Wallet là ví tiền điện tử phi tập trung chính thức của Binance để lưu trữ một cách an toàn nhiều loại tiền điện tử khác nhau như Bitcoin (BTC), Ethereum (ETH), Ethereum Classic (ETC)… Trust Wallet cho phép người dùng sử dụng token lưu trữ ngay trên ví để staking, trading hay tham gia các game DApps tích hợp trên ví.

Hệ sinh thái khổng lồ của Binance

Hệ sinh thái khổng lồ của Binance (Nguồn: Internet)

Những điểm nổi bật của sàn giao dịch Binance

So với những sàn giao dịch tiền điện tử nổi tiếng khác như Coinbase hay Huobi, thì Binance thuộc sàn “sinh sau đẻ muộn” nhưng với tốc độ phát triển chóng mặt Binance hiện đang dẫn đầu trong top sàn giao dịch crypto được ưa chuộng nhất thế giới. 

Dưới đây là những điểm nổi bật tạo nên sức hút mạnh mẽ của ông lớn tiền điện tử này:

  • Độ bảo mật cao và ổn định: Sàn Binance sử dụng hệ thống kiến trúc đa tầng mạnh mẽ đảm bảo hoạt động tương đối ổn định. Hệ thống bảo mật vững chắc. Dù đã từng xảy ra 1 vài vụ hack nhưng Binance đều xử lý ổn thỏa cho nhà đầu tư.
  • Hiệu suất cao: Binance có thể xử lý 1.4 triệu giao dịch mua bán mỗi giây. 
  • Hỗ trợ 46 loại tiền Fiat: USD, GBP, EUR, RUB, CNY, VND,…
  • Hỗ trợ lượng coin khổng lồ: Nhà đầu tư có thể giao dịch với 387 đồng tiền điện tử khác nhau bao gồm: Bitcoin (BTC), Ethereum (ETH), Litecoin (LTC), Bitcoin Cash (BCH), Binance coin (BNB), IOTA (MIOTA), NEO, QTUM, Monaco (MCO), Zcash (ZEC), …
  • Đội ngũ phát triển vượt trội: Ngoài CZ, Binance còn có đội ngũ những nhà điều hành dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính và công nghệ.
  • Hỗ trợ đa ngôn ngữ: Sàn Binance hỗ trợ hơn 38 ngôn ngữ khác nhau bao gồm Trung Quốc, Anh, Nhật, Hàn, Nga, Tây Ban Nha, trong đó có tiếng Việt.
  • Sản phẩm giao dịch đa dạng, tính năng không ngừng được cải thiện, chiến lược phát triển luôn đón đầu xu hướng mới nhất của thời đại như CeFi, DeFi, NFT, Web 3.0

Nền tảng giao dịch của sàn Binance 

Binance hỗ trợ 3 nền tảng giao dịch cơ bản, bao gồm: Web, Desktop (cho cả Windows, MacOS, và Linux) và Binance App (trên cả 2 hệ điều hành Android và iOS). Đặc biệt phiên bản Web được Binance nâng cấp và cải tiến vào năm 2019 trở nên thân thiện hơn cũng như dễ điều hướng cho cả trader mới lẫn người dùng có kinh nghiệm.

Đây là nền tảng chủ yếu của sàn, trong đó trader có thể luân chuyển giữa 3 giao diện tùy theo phong cách đầu tư, kinh nghiệm thị trường của từng người dùng.

  • Giao dịch cổ điển: Trader có thể lướt nhanh thị trường, những cặp giao dịch và chuyển đổi thuận tiện giữa từng cặp với nhau.
  • Giao dịch cơ bản: Giao diện này phù hợp với những trader chưa có kinh nghiệm, cho phép hoán đổi các cặp tiền điện tử theo đúng tỷ giá thị trường, không cần dùng đến sổ lệnh, biểu đồ.
Giao diện cơ bản trên nền tảng web của Binance

Giao diện cơ bản trên nền tảng web của Binance (Nguồn: Binance)

  • Giao dịch nâng cao: Cho phép trader truy cập vào những công cụ biểu đồ nâng cao, thực hiện những tác vụ giao dịch phức tạp.
Giao diện nâng cao trên nền tảng web của Binance

Giao diện nâng cao trên nền tảng web của Binance (Nguồn: Binance)

Một số tính năng trên nền tảng của Binance ở cả 3 phiên bản:

  • Cung cấp 13 khung thời gian từ 1 phút đến 1 tháng.
  • Cung cấp hơn 70 chỉ báo kỹ thuật ở phiên bản nâng cao và nhiều công cụ tùy chỉnh khác
  • Hỗ trợ giao dịch 4 loại lệnh giao dịch: Lệnh thị trường, lệnh giới hạn (Limit), OCO và lệnh Stop-Limit.
  • Nền tảng trên điện thoại di động của Binance chủ yếu là phiên bản nâng cao, được trang bị đầy đủ các tính năng như trên web nhưng bị hạn chế các chỉ báo kỹ thuật và công cụ vẽ.
Giao diện ứng dụng Binance trên điện thoại

Giao diện ứng dụng Binance trên điện thoại (Nguồn: Internet)

Phí giao dịch sàn Binance

Trong số những sàn Crypto lớn đang hoạt động hiện nay, Binance được đánh giá cao về bảng phí giao dịch nhờ việc loại bỏ tối đa sự tham gia của các bên liên quan, từ đó giảm thiểu triệt để những chi phí không cần thiết cũng như rút ngắn thời gian xử lý giao dịch. Binance hiện nay đang là sàn có phí giao dịch thấp nhất trên thị trường. 

Phí giao dịch Spot

  • Đối với người dùng thông thường: 0.1% cho cả maker và taker và giảm 25% nếu bạn sử dụng đồng BNB (đồng coin của sàn) để giao dịch.
  • Đối với các tài khoản VIP (≥ 100 BTC & ≥ 25 BNB): mức phí chỉ còn 0.09% – 0.02%.

Lưu ý:

  • Maker là người tạo ra lệnh mua hoặc bán.
  • Taker là người khớp lệnh mua hoặc bán, tức là người mua/bán dựa trên lệnh của người tạo ra lệnh (Maker).
Bảng phí giao dịch spot trên sàn Binance

Bảng phí giao dịch spot trên sàn Binance (Nguồn: Internet)

Phí giao dịch Hợp đồng tương lai

Phí giao dịch Hợp đồng tương lai (Futures) trên sàn Binance hiện có 2 loại, bao gồm: Giao dịch hợp đồng tương lai USDS-M và Giao dịch hợp đồng tương lai COIN-M. 

Cụ thể:

  • Phí trên hợp đồng tương lai USDS-M: 0.02% cho các Maker và 0.04% cho các Taker và được giảm 10% khi sử dụng BNB để giao dịch.
Biểu phí giao dịch trên hợp đồng tương lai USDS-M

Biểu phí giao dịch trên hợp đồng tương lai USDS-M (Nguồn: Internet)

  • Phí trên hợp đồng tương lai COIN-M: Mức phí mặc định cho Maker là 0.01% và Taker là 0.05%. Dù bạn có sử dụng BNB để làm phí giao dịch cũng sẽ không được giảm phí.
Biểu phí giao dịch trên hợp đồng tương lai COIN-M

Biểu phí giao dịch trên hợp đồng tương lai COIN-M (Nguồn: Internet)

Tuy nhiên, nếu bạn nâng cấp tài khoản của mình lên mức VIP càng cao, mức phí sẽ được giảm tùy theo cấp bậc hiện tại của bạn là gì. Ngoài ra, Binance thường chạy các chương trình giao dịch không tính phí với một số cặp tiền điện tử nào đó hoặc giao dịch với mức phí cực thấp.

Xem thêm: Làm cách nào để tối ưu hóa phí giao dịch sàn Binance?

Phí nạp/rút trên sàn Binance

Phí nạp (Deposit)

  • Phí nạp tiền vào Binance là bằng 0: Bạn sẽ không mất phí khi nạp tiền sàn Binance, dù là bất kỳ đồng coin nào. 

Phí rút (Withdrawal)

  • Mức phí rút khác nhau cho từng loại đồng tiền điện tử đang giao dịch (ví dụ phí rút ETH nào là 0.01 ETH, BNB là 0.0005 BNB…) và cộng thêm khoản phí từ ngân hàng địa phương. 
  • Được tính bằng chính loại Coin/Token mà bạn sẽ rút.
  • Mức phí sẽ được điều chỉnh thường xuyên tùy vào điều kiện của Blockchain.
Biểu phí nạp/rút trên sàn Binance

Biểu phí nạp/rút trên sàn Binance (Nguồn: Internet)

Dịch vụ chăm sóc khách hàng của sàn Binance 

Một điểm cộng của Binance là hỗ trợ đa ngôn ngữ, khách hàng từ 50 quốc gia đều được hỗ trợ tận tình bằng ngôn ngữ của họ. Sàn có số lượng nhân viên trực web khá đông đảo với nhiệm vụ hỗ trợ và giải đáp các thắc mắc trong quá trình giao dịch.

Tuy nhiên, Binance không hề cung cấp đường dây nóng (hotline) hỗ trợ khách hàng như một số sàn giao dịch khác nên cho đến nay hầu hết các yêu cầu hỗ trợ khách hàng đến sàn đều gửi qua email trên website. Vì vậy, mà tốc độ phản hồi không được nhanh chóng. 

Điều này chứng tỏ chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng của Binance chưa thực sự tương xứng với quy mô hoạt động của sàn. Ngoài ra, trader thường xuyên phàn nàn về lỗi xác nhận 2FA cũng như quá trình phê duyệt khá chậm.

Hiện tại, Binance đang không ngừng mở rộng quy mô hoạt động với hệ thống văn phòng lần lượt được mở tại các quốc gia trải dài từ Âu sang Á. 

Người dùng có thể liên hệ với Binance thông qua Livechat trên website, gửi yêu cầu theo link https://support.binance.us/hc/en-us/requests/new hoặc truy cập vào Trung tâm trợ giúp của sàn theo link https://www.binance.com/vi/support

Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ với Binance qua các kênh mạng xã hội:

Ưu và nhược điểm của sàn tiền điện tử Binance

Với vị thế dẫn đầu trên thị trường Crypto, sàn Binance luôn được giới chuyên gia được đánh giá cao về độ uy tín cũng như được cộng đồng nhà đầu tư tiền điện tử tin tưởng. Dưới đây là một số ưu, nhược điểm của sàn giao dịch này:

Ưu điểm

  • Phí giao dịch thấp nhất thị trường: Người dùng chỉ bị tính phí 0.1% cho mỗi giao dịch hoặc thậm chí là thấp hơn nhiều nếu quy mô giao dịch lớn hay sử dụng coin của sàn. 
  • Đa dạng các đồng coin được giao dịch trên sàn: Binance hỗ trợ số coin lên đến 387 loại khác nhau, trong đó có một số đồng mà Huobi, Bitmoon hay thậm chí Remitano cũng không có.
  • Khối lượng giao dịch khổng lồ và tính thanh khoản cao: Khối lượng giao dịch trung bình 2 tỷ USD/ngày. Tính thanh khoản cao chính là điểm hấp dẫn thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư giam gia giao dịch trên sàn. 
  • Xác minh danh tính đơn giản: Người dùng có thể rút tối đa 2 BTC/ngày mà không cần xác minh KYC. Binance chỉ đòi hỏi xác minh KYC nếu bạn muốn tăng hạn mức rút BTC tối đa lên 100 BTC/1 ngày. Điều này giúp các nhà đầu tư nhỏ lẻ không cần cung cấp quá nhiều thông tin cá nhân.
  • 2 Đồng coin do chính Binance phát hành là BNBBUSD luôn đứng ở top đầu trên bảng xếp hạng CoinMarketCap.
  • Đa dạng các phương thức nạp rút tiền và quá trình nạp/rút diễn ra nhanh chóng thuận tiện. Người dùng Việt Nam có thể dễ dàng nạp/rút qua Internet Banking của các ngân hàng địa phương hay các cổng ví điện tử thông dụng (như MOMO)…

Nhược điểm

  • Lượng người truy cập quá đông và số lượng giao dịch cũng quá lớn nên thỉnh thoảng xảy ra lỗi giao diện hay server quá tải và chậm xử lý giao dịch. Ví dụ, tháng 5 vừa qua làn sóng bán tháo mạnh mẽ của nhà đầu tư đã khiến Binance tê liệt và mọi hoạt động giao dịch phải tạm ngưng một thời gian.
  • Trong lịch sử đã bị hacker tấn công vào năm 2019 và 1 lần để lộ thông tin KYC. Binance cũng thường xuyên phải đối mặt với các vụ điều tra về rửa tiền và trốn thuế từ chính quyền nhiều quốc gia.
  • Chưa đưa ra biện pháp cụ thể để bảo vệ quyền riêng tư cho người dùng.
  • Chưa cung cấp đường dây hotline hỗ trợ khách hàng.

Cách đăng ký tài khoản trên Ứng dụng Binance chi tiết

Để tối ưu hóa trải nghiệm người dùng, Binance đã tối giản quy trình đăng ký để không làm mất quá nhiều thời gian của nhà đầu tư. Bạn có thể đăng ký tài khoản Binance bằng địa chỉ email, số điện thoại hoặc tài khoản Apple/Google trên ứng dụng Binance chỉ với vài thao tác đơn giản và nhanh chóng:

  • Bước 1: Sau khi download ứng dụng Binance từ App Store hoặc Google Play, bạn mở ứng dụng lên và nhấp vào [Đăng ký/Sign Up].

Cách đăng ký tài khoản trên Ứng dụng Binance bước 1

  • Bước 2: Chọn 1 phương thức đăng ký (địa chỉ email, số điện thoại và tài khoản Apple hoặc Google). Ví dụ ở đây là đăng ký bằng email/số điện thoại.

Cách đăng ký tài khoản trên Ứng dụng Binance bước 2

  • Bước 3: Chọn [Email] hoặc [Số điện thoại] và nhập địa chỉ email/số điện thoại. Sau đó, tạo một mật khẩu an toàn cho tài khoản. 

Lưu ý:

  • Mật khẩu của bạn phải chứa ít nhất 8 ký tự, bao gồm 1 chữ cái viết hoa và 1 số.
  • Nếu bạn được một người bạn giới thiệu đăng ký trên Binance, hãy nhớ điền ID giới thiệu (không bắt buộc).
  • Đọc và tích đồng ý vào ô Điều khoản dịch vụChính sách quyền riêng tư rồi nhấn vào [Tạo tài khoản].  

Cách đăng ký tài khoản trên Ứng dụng Binance bước 3

  • Bước 4: Tiếp tục nhập số điện thoại vào. Sau đó, Binance sẽ gửi mã xác nhận vào điện thoại. 

Cách đăng ký tài khoản trên Ứng dụng Binance bước 4

  • Bước 5: Bạn sẽ nhận được một mã xác thực gồm 6 chữ số trong email hoặc điện thoại. Nhập mã này trong vòng 30 phút và nhấn vào [Gửi/Submit].

 

Như vậy là bạn đã tạo thành công tài khoản Binance. Bạn có thể thực hiện một số quy trình xác minh danh tính để bắt đầu giao dịch trên sàn.

Một số lưu ý khi sử dụng sàn giao dịch Binance

Vấn đề khá nghiêm trọng trong hoạt động của các sàn giao dịch tiền điện tử là vấn đề bảo mật. Do đó, để đảm bảo an toàn cho tài khoản của mình, bạn nên áp dụng một số biện pháp như sau:

  • Cài đặt mật khẩu mạnh (bao gồm cả chữ cái, chữ số, viết hoa và ký tự đặc biệt) và thay đổi mật khẩu thường xuyên: Điều cơ bản này sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn bởi số lượng nhà đầu tư tham gia vào sàn quá lớn kéo theo nhiều rủi ro bảo mật. 
  • Bật xác thực 2 yếu tố (2FA): Đây là hình thức bảo mật gần như bắt buộc đối với mọi nhà đầu tư khi tham gia giao dịch tiền điện tử. 2FA giúp tạo một lớp bảo mật bổ sung. Do đó, ngay cả khi hacker có được mật khẩu thì vẫn cần quyền truy cập vào thiết bị 2FA vật lý của nhà đầu tư để đăng nhập.
  • Bật mã chống lừa đảo Binance: Khi bạn bật mã chống lừa đảo vào tài khoản Binance của mình, mọi email từ sàn sẽ hiển thị mã này ở trên cùng. Bằng cách này, bạn có thể chắc chắn rằng thứ mình đang nhận được thực sự là từ Binance chứ không phải từ một địa chỉ email giả mạo. 

Ngoài ra, khi phát hiện ra các sự cố bất thường như có người lạ truy cập vào tài khoản hay các hành động rút tiền đáng ngờ, bạn cần nhanh chóng vô hiệu hóa tài khoản bằng 3 cách sau:

  • Trên website: Truy cập vào mục “Tài khoản”, sau đó chọn Bảo mật. Tại phần “hoạt động của tài khoản” bạn nhấp vào dòng chữ “Vô hiệu hóa tài khoản” và tiến hành xác nhận.
  • Ứng dụng di động trên nền tảng IOS: Truy cập vào mục “tài khoản” trên app và nhấp vào nút “vô hiệu hóa”.
  • Ứng dụng di động trên nền tảng Android: Trong tài khoản trên app, nhấp vào nút cạnh email và tiếp tục nhấp “vô hiệu hóa tài khoản”.

Một số câu hỏi thường gặp

Sàn Binance có lừa đảo không?

Binance là sàn giao dịch lớn nhất thế giới với khối lượng giao dịch khủng và số lượng nhà đầu tư tham gia đông đảo. Đến thời điểm hiện tại, Binance chưa vướng vào bất kỳ cáo buộc lừa đảo nào từ người dùng giao dịch trên sàn. 

Binance cũng không ngừng nâng cấp và cải thiện các tính năng cũng như hệ thống bảo mật để đảm bảo môi trường giao dịch an toàn, minh bạch cho nhà đầu tư. 

Có thể sử dụng sàn Binance trên thiết bị nào?

Bạn có thể tham gia giao dịch trên sàn Binance với nhiều thiết bị khác nhau: Máy tính (Windows, MacOS và Linux), điện thoại di động và máy tính bảng (trên cả 2 hệ điều hành IOS hoặc Android). Các tính năng trên các thiết bị khác nhau gần như được đồng bộ và dễ dàng sử dụng. 

Sàn đã bị hack bao giờ chưa?

Vấn đề khá nghiêm trọng trong hoạt động của các sàn giao dịch tiền điện tử hiện nay đều phải đối mặt chính là nguy cơ từ các cuộc tấn công mạng trên diện rộng. Mặc dù luôn trong trong top những sàn Crypto lớn nhất thế giới nhưng Binance cũng không ít lần bị giới hacker nhòm ngó.

Tiêu biểu là vào tháng 5/2019, Binance đã phải đối mặt với cuộc tấn công mạng khiến hơn 7000 BTC lưu trữ trên sàn không cánh mà bay. Rất may là ngay sau đó Binance đã bồi thường thiệt hại đầy đủ cho các khách hàng thông qua Quỹ đảm bảo tài sản cho người dùng – SAFU.

Sau cuộc tấn công hồi tháng 5/2019, đến cuối năm 2019 sàn Binance lại tiếp tục đối mặt với sự cố rò rỉ dữ liệu KYC. Tuy vậy, sự cố này không gây ảnh hưởng gì nhiều đến hoạt động của sàn.

Tham khảo thêm:

Lời kết 

Từ những đánh giá ở trên bạn có thể thấy Binance chính là sàn giao dịch điện tử có quy hoạt động lớn nhất trên thị trường Crypto hiện nay. Với 5 năm hoạt động trên thị trường, Binance đã ghi nhận mức tăng trưởng đáng kinh ngạc, xây dựng tầm ảnh hưởng mạnh mẽ đến cả thị trường tiền điện tử nói chung.

Hy vọng với phần review khách quan của VnRebates, bạn đã có đầy đủ hiểu biết về Binance và đã có cho mình sự lựa chọn sáng suốt để bắt đầu hành trình đầu tư của bản thân. 

VnRebates – Hoàn tiền mọi giao dịch tài chính

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.