Đồng IOTA coin từ lâu đã được biết đến là đồng coin được tạo ra để phục vụ quy mô trong thế giới Internet of Things. Vì vậy, IOTA coin sẽ được dùng làm phí giao dịch cho mạng lưới. Như những gì được trình bày ở trên, các giao dịch trên mạng lưới của IOTA hoàn toàn miễn phí. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về IOTA coin qua bài viết dưới đây.
IOTA coin là gì?
1. IOTA Coin (MIOTA) là gì?
IOTA là một Tangle Platform – một dạng biến thể của Blockchain.
1.1 Theo định nghĩa của team dev IOTA (MIOTA)
IOTA hay còn gọi là MIOTA đang được xây dựng để cung cấp năng lượng cho tương lai của Internet of Things (vạn vật kết nối với Internet), hướng tới việc xử lý các giao dịch vi mô và tính toàn vẹn dữ liệu cho các máy. Đây là một dự án về sổ cái phân tán mã nguồn mở đầu tiên với công nghệ Tangle được ra đời với mục đích làm nguyên liệu phục vụ cho mạng lưới Internet of Things.
Có thể nói rằng, IOTA là lớp giải quyết giao dịch và truyền dữ liệu mới mang tính cách mạng cho Internet of Things. Nền tảng này chính là mảnh ghép còn thiếu để Machine Economy (Nền kinh tế máy móc) xuất hiện đầy đủ và đạt được tiềm năng thật sự của nó.
Không giống như các Blockchain phức tạp và các nền tảng nặng nề tương tự như Bitcoin, IOTA là một hương hiệu mới và một phương thức giao dịch nhỏ (Micro-transaction) được tối ưu cho Internet-of-Things (IoT). Mục tiêu IOTA hướng tới là tối ưu nhẹ nhất có thể, do đó cái tên “Iota” được nhấn mạnh vào phần “IoT”.
1.2 IOTA giải quyết vấn đề gì?
IOTA giúp giải quyết một số vấn đề mà các dự án Blockchain hiện nay đang gặp phải như:
Các dự án Blockchain hiện hữu có khả năng mở rộng quy mô thấp.
Phí giao dịch vẫn còn cao.
Tốc độ giao dịch và xử lý còn chậm chạp.
Yêu cầu tài nguyên cao về phần cứng và tiêu hao năng lượng khá nhiều.
Khả năng truyền dữ liệu qua các thiết bị còn kém an toàn.
Giải pháp của IOTA là gì?
Dự án IOTA chính là liên kết còn thiếu cho Internet of Things và Web 3.0. Căn cứ để phát triển nền tảng này là dựa trên công nghệ sổ cái phân tán và Tangle để giải quyết sự thiếu hiệu quả của công nghệ Blockchain hiện nay.
IOTA ước tính số lượng thiết bị được kết nối với nhau thông qua mạng lưới internet trong thời gian tới sẽ lên tới khoảng 50 tỷ thiết bị. Điều này sẽ giúp các kết nối trở lên liền mạch hơn. Tuy nhiên, việc xử lý giao dịch rất nhỏ (Micro-transactions) sẽ thế nào? Các kết nối IoT hướng tới khả năng tự thanh toán các chi phí nhỏ cho nhau mà không mất phí. Muốn thực hiện được điều này, các nền tảng cần phải thêm phần cứng vào để tương thích. Và cũng chính từ đó IOTA Coin đã ra đời.
IOTA Coin sử dụng giao thức cơ bản là không đồng nhất và có thể được áp dụng trong bất kỳ trường hợp sử dụng khác sử dụng các giao dịch micro-transaction.
Với mục tiêu như vậy, đội ngũ phát triển đã đưa thiết kế của Iota tách rời hoàn toàn khỏi Blockchain. Tuy nhiên, nền tảng này vẫn giữ lại các ý tưởng nguyên tắc cốt lõi đồng thuận phân tán của blockchain, nhưng được tối ưu rất nhẹ và hiệu quả hơn rất nhiều để có thể mở rộng quy mô của hệ sinh thái Internet-of-Things tới với hàng chục tỷ thiết bị được kết nối với nhau. Và giải pháp được IOTA đưa ra là đổi mới cốt lõi IOTA: The Tangle
1.3 IOTA COIN (MIOTA) là gì?
IOTA Coin, IOTA Token hay MIOTA là đồng coin của mạng lưới lưu trữ phi tập trung, được phát hành bởi IOTA Foundation thông qua hình thức ICO vào 24/11/2015.
Hiện nay, IOTA Coin đã có Mainnet riêng của chính mình.
2. Tính ưu việt của IOTA Coin
Tính ưu việt của IOTA Coin
Công nghệ Tangle Platform – một dạng biến thể của Blockchain của IOTA Coin đã giải quyết được một số vấn đề mà người anh Blockchain đi trước không làm được.
2.1 IOTA Coin mang đến điều gì?
Thứ nhất, IOTA cải thiện khả năng mở rộng quy mô hơn hẳn blockchain.
IOTA Coin miễn phí các giao dich, nếu bạn gửi 1$ thì người nhận sẽ nhận được 1$, và tương tự, gửi 1,000,000$ nhận 1,000,000$.
Hoạt động mạng của IOTA Coin tăng, nhờ đó các giao dịch được xử lý nhanh hơn.
IOTA được thiết kế để các thiết bị nhỏ như cảm biến được tham gia, nhờ đó, nền tảng này yêu cầu tài nguyên thấp hơn blockchain nguyên bản.
Tất cả dữ liệu sẽ được IOTA mã hóa, nhờ đó, các hoạt động truyền, lưu trữ dữ liệu của các thiết bị trở nên an toàn.
Đặc biệt nhất, IOTA cho phép giao dịch ngoại tuyến, người dùng không cần phải sử dụng thiết bị kết nối mạng.
2.2 IOTA Coin được điều khiển phi tập trung
Như lịch sử của Bitcoin đã cho thấy, những thợ mỏ thường được tập hợp bởi các công ty khai thác để làm giảm sự thay đổi của phần thường và có thu nhập ổn định hơn. Điều này dẫn đến tập trung có tính toán trong tay một vài nhà khai thác khác và nhờ đó, họ có năng lực áp dụng rộng rãi các chính sách lọc và trì hoãn đối với một số giao dịch nhất định.
Mặc dù tính đến nay, chưa có trường hợp chủ Pool nào thể hiện quyền lực của họ, nhưng điều đó không thể nào phủ nhận được việc họ thực-sự-có quyền lực đó trong tay. Đây là điều đi ngược với ý tưởng phát triển ban đầu của ngành công nghiệp “Khủng” này.
Với việc được điều khiển phi tập trung, IOTA Coin sẽ làm giảm khả năng bị thao túng trên thị trường.
IOTA cũng không có các Node xác nhận giao dịch như các dự án khác, chính vì vậy, mọi giao dịch muốn diễn ra thì người thực hiện giao dịch phải đồng thời xác nhận 2 giao dịch ngẫu nhiên trong mạng lưới. Đây là quyền và cũng là nghĩa vụ của những người dùng nền tảng này.
2.3 IOTA Coin không bị dính các lỗi bảo mật bị lỗi thời
Mặc dù các máy tính lượng tử quy mô lớn không tồn tại, nhưng các công ty đã định hướng tới tính năng mật mã lượng tử để giải quyết rủi ro nứt các thuật toán mật mã cổ điển trong phần cứng có thể xuất hiện trong tương lai gần. Vậy nếu sử dụng IOTA Coin, bạn sẽ tránh được những vấn đề gì?
Không thể thực hiện được các giao dịch nhỏ
Phí giao dịch thường được dùng để thưởng cho các thợ mỏ phục vụ hệ thống, và nhằm giảm thiểu các công tấn công spam. Do đó, các nền tảng thông thường sẽ đặt một ngưỡng giao dịch tối thiểu cho một tài khoản và bạn khó lòng thực hiện các giao dịch nhỏ lẻ dưới mức tối thiểu.
Không có khả năng phân vùng
Vì nhằm hạn chế sự đảo chiều của một số lượng lớn các giao dịch, các loại tiền tệ mã hóa dựa trên Blockchain thường không thể tồn tại được trong quá trình phân chia mạng dài. Thậm chí, chúng cũng không thể bắt đầu phân vùng mới trong trường hợp cần thiết khiến bạn không thể tạo ra một hệ sinh thái riêng, tách biệt với hệ sinh thái đang tồn tại.
Phân biệt đối xử với người tham gia
Gần như tất cả các đồng tiền ảo hiện tại đang không đồng nhất và tách biệt rõ ràng vai trò giữa người giao dịch và người xác nhận giao dịch. Do đó, khi có mâu thuẫn xảy ra, chúng ta sẽ mất chi phí để giải quyết xung đột.
Bị giới hạn khả năng mở rộng
Một vài đồng tiền mã hóa bị giới hạn cứng trong số giao dịch tối đa. Nếu đặt giá trị quá nhỏ số lượng người tham gia sẽ bị giới hạn, quá lớn khả năng hệ thống sẽ bị tấn công cao.
Yêu cầu cao đối với các phân cứng
Các đồng tiền điện tử phát triển dựa trên cơ sở giống như tiền Bitcoin đều yêu cầu phần cứng cao, phức tạp.
Giữ liệu không có giới hạn
Việc lưu trữ lại tất cả trạng thái giao dịch dẫn đến dữ liệu cần lưu trữ gia tăng quá nhanh trong khi không gian lưu trữ bị hạn chế. Điều này có thể khiến hệ thống tiền mã hóa có thể sụp đổ.
Nhìn chung, IOTA ra đời không phải để thay thế hoàn toàn Blockchain mà là nhằm bổ sung của hệ sinh thái blockchain hiện tại.
3. Đánh giá về đồng tiền ảo IOTA coin
Vào khoảng 9h ngày 13/6/2017, IOTA Coin chính thức có mặt trên sàn giao dịch Bitfinex và từ đó, người dùng đã có thể giao dịch trong cặp IOT/USD và IOT/BTC.
Sau khi ra mắt không lâu, IOTA Coin đã lọt vào top 10 đồng tiền ảo giá trị nhất trên Coinmarketcap với giá trị tổng vốn hóa thị trường của IOTA coin hiện tại là trên 1,5 tỷ USD. Đây là con số lớn hơn rất nhiều so với các đồng tiền ảo khác như DASH, Bitshares, Stratis và Monero.
Tại thời điểm ngày 20/9/2020 thì giá 1 IOT = $0,274570 USD (-0,46%) và tương ứng với 0,00002478 BTC (-1,61%). Tổng vốn hóa thị trường giảm nhẹ còn $763.174.984 USD tương đương với 68.889 BTC. Lượng cung lưu hành là 2.779.530.283 MIOTA. Nếu bạn quan tâm đến đồng tiền ảo mới này thì có thể theo dõi tỷ giá IOTA Coin được cập nhật liên tục trên coinmarketcap.
Thông tin về IOTA Coin
3.1 IOTA Coin được dùng để làm gì?
Đồng IOTA coin được tạo ra để phục vụ quy mô trong thế giới Internet of Things. Vì vậy, IOTA coin sẽ được dùng làm phí giao dịch cho mạng lưới. Như những gì được trình bày ở trên, các giao dịch trên mạng lưới của IOTA hoàn toàn miễn phí. Tuy nhiên, theo như thông báo của đội ngũ phát triển thì tương lai, IOTA sẽ thu phí giao dịch trong hệ sinh thái của Internet of Things. Tuy nhiên, mức phí cụ thể vẫn chưa được đề cập tới.
Trong tương lai, khi các sản phẩm dịch vụ của dự án được hoàn thành và cho ra mắt thì IOTA coin sẽ được dùng để thanh toán các dịch vụ đó.
3.2 Phí giao dịch đồng IOTA coin (MIOTA)
Hiện tại, khi giao dịch trên mạng lưới của IOTA, người dùng sẽ không phải tốn một khoản phí giao dịch nào cả. Bạn sẽ chỉ phải chịu phí exchange fee như: phí rút nạp, phí giao dịch do các sàn thu.
3.3 Cách kiếm và sở hữu đồng IOTA coin (MIOTA)
Ở thời điểm hiện tại, các IOTA Coin ICO đã bán hết. Được biết, tất cả Token được ra đời cùng một thời điểm. Vì vậy, dự án IOTA sẽ không có các chương trình Airdrop & Bounty như các dự án Blockchain khác.
Bạn chỉ có thể sở hữu IOTA coin bằng cách mua trên các sàn giao dịch niêm yết IOTA. Ví dụ: OKEx, Binance, Huobi, CoinEx…
3.4 Ví lưu trữ IOTA coin (MIOTA) an toàn
Hiện tại thì đồng IOTA coin đã chính thức có ví lưu trữ riêng. Người dùng có thể thực hiện lưu trữ IOTA Coin bằng các cách sau:
Tải ứng dụng Trinity IOTA Wallet đã có trên App Store & CH Play về di động.
Có 2 loại ví được đề xuất là GUI Lightwallet hoặc Nostalgia Light Wallet. Bên cạnh đó IOTA coincũng đã có trên Ledger Nano S. Ngoài ra, nếu muốn, bạn cũng có thể lưu trữ IOTA trên các sàn giao dịch hỗ trợ IOTA. Ví dụ: OKEx, Binance, Huobi, CoinEx…
3.5 Sàn giao dịch IOTA coin (MIOTA)
Hiện nay, sau gần 4 năm hoạt động, IOTA coin đã được niêm yết trên nhiều sàn giao dịch lớn như: HitBTC, Binance, Dragon EX, Bitfinex, CoinEx, Huobi Global… Bạn có thể dễ dàng thực hiện các giao dịch IOTA Coin tại các broker uy tín.
Lời kết
Trong bài viết này, chúng tôi đã chia sẻ cùng bạn IOTA coin là gì và đánh giá về IOTA Coin. Mong rằng với những chia sẻ trên đây, bạn sẽ có thêm những kiến thức thú vị và bổ ích để có những giao dịch thành công. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, vui lòng để lại bình luận dưới đây.
Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.