VNREBATES

Stablecoin là gì? Tầm quan trọng và 6 đồng Stablecoin lớn nhất hiện nay

21.09.2022, 23:30 19 phút đọc

Stablecoin là một thành phần quan trọng của thị trường tiền điện tử bởi tính ổn định của nó. Hãy cùng VnRebates tìm hiểu Stablecoin là gì cũng như 6 đồng Stablecoin lớn nhất hiện nay. Xem ngay nhé!

Xem thêm:

#Kiến_thức_phục_vụ_NGHỀ_Trading

Stablecoin là gì?

Stablecoin dịch đơn giản là đồng xu (coin) ổn định (stable). Cụ thể, stablecoin là loại tiền điện tử được tạo ra với mục đích giảm tối đa ảnh hưởng của sự biến động giá bằng cách cố định vào một loại tài sản ổn định hơn chẳng hạn như tiền thật (fiat money), hàng hoá (bạc, vàng,…) hay có thể là một loại tiền điện tử khác. 

Stablecoin tận dụng các đặc điểm của blockchain và chuyển giao những giá trị ngang hàng, trong khi đó người sử dụng không cần phải chịu sự biến động lớn như từ các cryptocurrency khác.

Một số đồng Stablecoin nổi bật: USDT, BUSD, DAI, USDC,…

Stablecoin là gì?

Stablecoin là một loại tiền điện tử có tính ổn định (Nguồn: Internet)

Phân loại Stablecoin

Trên thị trường hiện tại có rất nhiều loại stablecoin nhưng chủ yếu có 3 loại sau:

Các stablecoin được đảm bảo bởi tiền fiat

Đây là loại Stablecoin đơn giản và truyền thống, phù hợp nhất dành cho người mới bắt đầu. Stablecoin đảm bảo bởi tiền fiat được bảo chứng bằng cách dự trữ một loại tiền pháp định theo tỉ lệ 1:1. Hiểu đơn giản, mỗi đồng stablecoin được phát hành ra phải có một đồng tiền fiat tương ứng được bảo chứng ở ngoài đời thực.

Về cơ chế cân bằng giá, giả sử 1 đồng A, được bảo chứng bởi đồng USD với tỷ lệ 1:1 đang có giá vượt 1 USD, các nhà đầu tư muốn kiếm lợi nhuận từ chênh lệch giá sẽ chuyển USD thành đồng A để bán với giá cao hơn thị trường. Từ đó, gia tăng nguồn cung của đồng A để bán, đồng thời kéo giá của đồng A xuống lại mức cân bằng. Ngược lại, nếu đồng A có giá trị thấp hơn 1 USD, các nhà đầu tư mua đồng A và chuyển đổi sang USD, kéo theo cầu tăng và nâng giá của đồng A lên lại mức được neo.

Một số stablecoin phổ biến: Tether, TrueUSD, USDC,…

Các stablecoin được đảm bảo bởi tiền fiat

Mỗi 1 đồng BUSD sẽ có 1 USD ngoài đời thực để bảo chứng (Nguồn: Internet)

Các stablecoin được đảm bảo bởi crypto

Loại này khá tương đồng với stablecoin được đảm bảo bởi tiền fiat, nhưng thay vì sử dụng tiền fiat thì sẽ dùng một đơn vị tiền điện tử mã hóa (crypto) để bảo đảm. Hay nói cách khác, đây là hình thức đảm bảo bằng một tài sản thế chấp. Vậy nên, các stablecoin thuộc loại này thường sẽ được thế chấp vượt mức (phổ biến là 1,5 lần) để giữ tỷ giá ổn định trong những thời điểm thị trường crypto biến động.

Các stablecoin được đảm bảo bởi crypto sử dụng các hợp đồng thông minh (smart contracts) để quản lý việc đúc, đốt tiền, qua đó tạo niềm tin vì nhà đầu tư có thể kiểm tra các hợp đồng một cách độc lập.

Một số stablecoin loại này: Dai (DAI), Maker (MKR), nUSD, Bitshares (BTS) và BitUSD.

Ví dụ: Để sở hữu 100 đồng A được neo giá với USD, nhà đầu tư cần phải thế chấp tài sản tiền crypto tương đương 150 USD. Sau khi mua được 100 đồng A, nhà đầu tư có thể sử dụng tùy ý (đầu tư, chuyển, giữ…) và để lấy lại tài sản thế chấp thì phải hoàn trả 100 đồng A. Tuy vậy, trong trường hợp tài sản thế chấp cụ thể là tiền crypto đã bị tụt giảm giá trị xuống dưới một tỷ lệ đã được quy định, nó sẽ bị thanh lý để tránh thất thoát tài sản.

Về cơ chế cân bằng, khi stablecoin có giá dưới mức được niêm yết, những người nắm giữ token (holders) sẽ được khuyên trả stablecoin để lấy lại tài sản thế chấp, qua đó làm giảm nguồn cung và “ép” giá của nó phải tăng lên lại giá niêm yết. Ngược lại, khi giá của stablecoin vượt mức niêm yết, nhà đầu tư sẽ được khuyến khích tạo token, tăng nguồn cung và giá token sẽ giảm để về lại mức cân bằng.

Xem thêm: Token là gì? Phân biệt coin và token

Các stablecoin “thuật toán”

Đối với stablecoin loại này thì các thuật toán và hợp đồng thông minh sẽ được dùng vào việc quản lý nguồn cung token được phát hành, tương tự như việc quản lý tiền tệ của các ngân hàng trung ương.

Hiểu đơn giản thì stablecoin thuật toán được tối ưu hóa để khuyến khích hành vi của nhà đầu tư hoặc thao túng nguồn cung lưu hành để giá của bất kỳ đồng tiền nhất định nào được ổn định.

Một số stablecoin loại này: Basis, Kowala, Carbon và Fragments.

Tại sao Stablecoin lại quan trọng?

  • Stablecoin đem lại sự ổn định cho thị trường đầy biến động.

Stablecoin mang lại giá trị cho các trader tương tự như là giá trị mà tiền pháp định mang lại cho những người tham gia trên thị trường truyền thống đó chính là sự ổn định.

  • Một phương tiện nhanh chóng và hiệu quả giúp các trader tiến nhanh trong thị trường tiền điện tử.

Các trader thường chuyển sang stablecoin khi tình hình thị trường có biến động. Việc chuyển qua stablecoin giúp họ tiếp tục tham gia vào thị trường tiền điện tử và thực hiện nhiều giao dịch hơn mà không cần phải mất nhiều ngày để chuyển từ tiền pháp định.

  • Stablecoin đem lại tính thanh khoản cao hơn và có nhiều khối lượng giao dịch hơn cho thị trường tiền điện tử.

Tính hiệu quả và ổn định của stablecoin giúp các trader cảm thấy tự tin hơn khi giao dịch trên thị trường. Nghĩa là ngày nay nhiều người sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi tham gia thị trường. Bởi vì có nhiều người tham gia hơn, vốn hóa thị trường và khối lượng giao dịch cũng tăng lên. Nhờ vậy mà tính thanh khoản cũng cao hơn, giúp thị trường tiền điện tử hoạt động hiệu quả hơn.

Tại sao Stablecoin lại quan trọng?

Stablecoin đem lại sự ổn định cho thị trường đầy biến động (Nguồn: Internet)

Ưu và nhược điểm của Stablecoin

Ưu điểm

  • Thanh toán không biên giới: Stablecoin có thể được gửi đi thông qua internet mà không phụ thuộc quốc gia, ngân hàng hay bất kỳ bên thứ 3 trung gian nào.
  • Phí thấp: Việc không phụ thuộc vào một bên trung gian và tính chất ngang hàng của stablecoin cũng làm cho các giao dịch có chi phí rẻ hơn rất nhiều so với các giao dịch truyền thống.
  • Tốc độ giao dịch cao: Ngay sau khi giao dịch được bắt đầu, thường chỉ mất vài phút để tiền được gửi đến tài khoản của người nhận.
  • Minh bạch: Được thực hiện trên các blockchain công khai vì vậy người dùng có thể theo dõi bất kỳ giao dịch nào diễn ra mà không cần là người thực hiện giao dịch đó.
  • Không có biến động về giá

Nhược điểm

  • Tập trung hóa: Phần lớn các stablecoin (trừ đồng DAI) đều bị chi phối bởi một tổ chức nắm quyền kiểm soát việc phát hành và cung cấp. 
  • Phụ thuộc thị trường tài chính truyền thống: Stablecoin cũng phải chịu ảnh hưởng từ điều kiện hiện tại của nền kinh tế toàn cầu, lạm phát…
  • Không được kiểm soát: Vấn đề chung mà tất cả các đồng tiền điện tử hiện nay đang gặp phải mà stablecoin cũng không ngoại lệ. Vẫn còn một chặng đường dài để các đồng stablecoin phát triển để hoạt động như một phương tiện giao dịch chính thống.
Ưu và nhược điểm của Stablecoin

Ưu và nhược điểm của Stablecoin (Nguồn: Internet)

Thực_chiến_NGHỀ_Trading

6 đồng Stablecoin lớn nhất hiện nay

Tether (USDT)

Tether (USDT) là đồng tiền điện tử được tương hỗ bằng Fiat. Đặc biệt, Tether được tương hỗ bởi một loại tiền tệ phổ cập nhất đó là USD theo tỷ suất 1:1. Nghĩa là giá trị của Tether sẽ tương tự với giá trị của USD.

Hiện tại, bạn có thể mua và bán Tether trên các sàn thanh toán giao dịch có niêm yết đồng tiền này như: Binance, HitBTC, OKEx, Huobi Global, Gate. io, KuCoin, Kraken, ZB, Sushiswap,…

Ưu điểm:

  • Tiện lợi, dễ thiết lập và hỗ trợ đầy đủ các cơ sở hạ tầng cho người tham gia.
  • Có tính thanh khoản cao ở trên thị trường Stablecoin.

Nhược điểm:

  • Thiếu tính minh bạch, tổ chức phát hành Tether chưa từng có một cuộc kiểm toán công khai chính thức nào cả.
  • Phí rút tiền khá cao ở các sàn. Chẳng hạn như mỗi lần rút tiền Houbi là 5 USDT, Remitano là 10 USDT.
Tether (USDT) là stablecoin phổ biến nhất hiện nay

Tether (USDT) là stablecoin phổ biến nhất hiện nay (Nguồn: Internet)

Dai (DAI)

Đây là loại tiền điện tử ổn định phi tập trung đầu tiên được hỗ trợ bởi tài sản thế chấp. Nó được thiết lập thông qua mạng lưới hệ thống DAI stablecoin của Makers (MKR).

DAI sử dụng giao dịch ký quỹ với mục đích đáp ứng sự biến động của thị trường và bảo toàn giá trị của đồng tiền so với các loại tiền tệ lớn trên thế giới.

Khác với những loại Stablecoin thông dụng được hỗ trợ giá trị trực tiếp bằng USD, DAI được hỗ trợ bởi các tài sản đảm bảo tiền điện tử. Các tài sản này có thể được xem công khai trên Blockchain Ethereum.

Nhà đầu tư có thể mua và bán DAI trên 1 vài sàn thanh toán giao dịch có niêm yết đồng tiền này như: Binance, Huobi Global, Sushiswap, Uniswap, Kraken, FTX, KuCoin, Gate. io, OKEx, Hotbit, Quickswap,…

Ưu điểm

  • Được vay dựa vào Ethereum, bất kỳ ai đều có thể tạo DAI bằng ETH cũng như kỹ thuật sử dụng dApp (ứng dụng phi tập trung).
  • Luôn luôn tồn tại, không có một chính phủ hay cơ quan tập trung nào khác có khả năng hủy bỏ DAI.
  • Được phép trao đổi trực tiếp, không cần qua những bên trung gian.
  • Đáng tin cậy, mang lại sự ổn định cho hệ sinh thái tiền điện tử.
Stablecoin DAI

Stablecoin DAI (Nguồn: Internet)

Binance USD (BUSD)

BUSD là đồng Stablecoin được phát hành bởi Binance (hợp tác với Paxos). Đồng tiền này được phát hành vào ngày 05/09/2019 với mục tiêu phối hợp công nghệ Blockchain và sự không thay đổi của đồng đô la. BUSD là một loại tiền tệ Fiat kỹ thuật số, được tạo ra dưới dạng chuẩn ERC20, BEP-20, BEP-2 và tương hỗ tỉ suất 1:1 USD.

Nhà đầu tư có thể mua và bán BUSD trên các sàn thanh toán giao dịch có niêm yết đồng tiền này như : Binance, Coinsbit, PancakeSwap, P2PB2B, Hotbit, BitBNS, BKEX,…

Ưu điểm

  • BUSD công khai và minh bạch khi được công nhận bởi Sở Quản Lý Tài Chính New York.
  • Thuận tiện và tiết kiệm khi người dùng thực hiện những giao dịch trên Binance. BUSD là phương án lý tưởng để cho cộng đồng có thể tiếp cận với nền kinh tế phi tập trung mà ổn định.
  • BUSD là Stablecoin có vai trò quan trọng trong các thanh toán, quyết toán, giao dịch, và tài chính phi tập trung.
BUSD là stablecoin phát hành bởi Binance

BUSD là stablecoin phát hành bởi Binance (Nguồn: Internet)

USD Coin (USDC)

USDC là stablecoin, được phát hành bởi Circle – Startup công nghệ thanh toán Peer-to-Peer được thành lập 2013 và được ngân hàng nhà nước Goldman Sachs bảo trợ. Stablecoin này được công bố công khai vào tháng 5/2018 tại hội nghị Consensus của CoinDesk. Bây giờ, USDC được bảo chứng trọn vẹn với tỷ giá 1:1 bởi USD.

Nhà đầu tư có thể mua và bán USDC trên một vài sàn thanh toán giao dịch có niêm yết đồng tiền này như: Kraken, LBank, Binance, Sushiswap, OKEx, Uniswap, Huobi Global, HitBTC, Bitrue, KuCoin, CoinEx, Bittrex,…

Ưu điểm:

  • Phát hành bởi một công ty nổi tiếng và được kiểm toán bởi Grant Thorton LLP –  top 10 công ty kiểm toán hàng đầu thế giới.
  • USDC có tính minh bạch, ổn định với mã nguồn mở, cho phép người dùng dễ dàng kiểm tra số lượng USDC đang lưu thông trên thị trường và mọi hoạt động phát hành.
  • Bất kỳ lúc nào, người dùng có thể quy đổi USD sang USDC, chỉ cần thực hiện thông qua quy trình của nhà phát hành là KYC/AML.
  • Giao dịch nhanh chóng, dễ dàng và rẻ hơn nhiều so với các giao dịch tiền fiat truyền thống.

Nhược điểm:

  • Circle chỉ hỗ trợ chuyển đổi USDC thành Fiat và ngược lại trực tiếp cho người dân Mỹ. Còn lại những trader khác chỉ có thể chuyển đổi ở trên các sàn giao dịch.
  • Các cặp giao dịch ít hơn USDT.
USDC là stablecoin phát hành bởi Circle

USDC là stablecoin phát hành bởi Circle (Nguồn: Internet)

TrueUSD Stablecoin (TUSD)

TrueUSD (TUSD) là đồng Stablecoin được bảo trợ trên nền tảng TrustToken bởi đồng USD do TrueCoin – một công ty đặt trụ sở tại Hoa Kỳ mới phát hành .

TUSD được xây dựng bởi Stephen Kade, Danny An và cựu kỹ sư Google Rafael Cosman vào năm 2017. Hiện tại, TUSD được những người đã thao tác với những tổ chức lớn như Google, PwC và UC Berkley quản trị.

Để mua và bán TUSD, trader có thể tìm hiểu một số sàn thanh toán giao dịch có niêm yết đồng tiền này như: Binance, VCC Exchange, Bitrue, HitBTC, OKEx, Upbit, Huobi Global, KuCoin, PancakeSwap, Uniswap,…

Ưu điểm:

  • Bảo mật tài sản cho các trader nhờ hoạt động và lưu trữ ở trên hợp đồng thông minh (smart contract).
  • Ổn định, được quy định bởi pháp luật nên bảo đảm được công nhận quyền sở hữu với các tổ chức pháp lý và tài chính.
  • Ngang với tỷ giá đồng USD.
  • Người dùng có thể rút tiền trực tiếp ở ngân hàng, không cần phải tương tác với hệ thống khi có nhu cầu đổi tiền.
TUSD là stablecoin trên nền tảng TrustToken

TUSD là stablecoin trên nền tảng TrustToken (Nguồn: Internet)

Gemini Stablecoin (GUSD)

Gemini Stablecoin (GUSD) là một Stablecoin được phát hành bởi Gemini – sàn thanh toán giao dịch Crypto uy tín ở Hoa Kỳ. GUSD được bảo chứng theo tỷ lệ 1:1 bởi đồng đô la Mỹ, tăng trưởng theo tiêu chuẩn ERC20 dựa trên nền tảng blockchain của Ethereum.

Nhà đầu tư có thể mua và bán GUSD ở trên một số sàn giao dịch có niêm yết đồng tiền này như: BitMart, Hotbit, Hoo.com, Uniswap, OKEx, XT.COM, EXMO, FinexBox,…

Ưu điểm:

  • GUSD được cấp phép hoạt động ở Hoa Kỳ và được phát hành bởi một sàn giao dịch uy tín.
  • Số GUSD phát hành và lưu hành ở trên thị trường sẽ được ngân hàng State Street cùng với Công ty Bảo hiểm Ký Thác Liên Bang Hoa Kỳ kiểm soát.
  • Số lượng tiền gửi USD ở trong ngân hàng được một công ty kiểm toán hàng đầu Mỹ – BPM kiểm toán thường xuyên hàng tháng.
  • Cơ chế kết hợp phê duyệt giữa ngoại tuyến và trực tuyến để phát hành token có tính bảo mật linh hoạt.
GUSD stablecoin

GUSD stablecoin (Nguồn: Internet)

Có nên đầu tư vào Stablecoin không?

Thực tế, có rất nhiều ý kiến tranh cãi về việc có nên đầu tư Stablecoin hay không. Để có thể đưa ra quyết định, nhà đầu tư cần xem xét những vấn đề sau:

Nên đầu tư Stablecoin

  • Stablecoin là một lựa chọn tốt cho các trader vì được thế chấp bởi tiền pháp định. Chúng có thể chuyển đổi qua lại nhanh chóng và dễ dàng với Bitcoin và Altcoin bất kỳ khi nào bạn muốn.
  • Stablecoin có mức độ rủi ro thấp, vì vậy chúng được xem như là một lựa chọn xứng đáng để đa dạng danh mục đầu tư.

Không nên đầu tư Stablecoin

  • Một vài Stablecoin có thể tăng cũng có thể giảm giá trị, cụ thể là các Stablecoin được tiền điện tử hỗ trợ.
  • Giá trị của Stablecoin khó có khả năng tăng đáng kể theo thời gian và đây không phải là sự lựa chọn của hầu hết các trader.
  • Stablecoin có rủi ro khi xảy ra lạm phát vì được hỗ trợ bởi tiền pháp định. Giá trị của Stablecoin sẽ giảm khi tiền được in nhiều hơn bởi những ngân hàng trung ương.
Có nên đầu tư vào Stablecoin không?

Nhà đầu tư cần tìm hiểu thật kỹ và cân nhắc theo nhu cầu của bản thân (Nguồn: Internet)

Mua Stablecoin ở đâu?

Nếu bạn quan tâm đến một stablecoin cụ thể, bạn cần tìm sàn giao dịch có bán Stablecoin bạn muốn.

Tìm một sàn giao dịch mà bạn thích và sau đó mua bất cứ loại Stablecoin nào đó mà nó cung cấp.  Sau khi đã chọn được, bạn đăng ký với sàn giao dịch tiền điện tử đó. 

Để có thể mua tiền điện tử, bạn cần nạp tiền vào tài khoản giao dịch thông qua chuyển khoản từ tài khoản ngân hàng. Việc mua Stablecoin không mất nhiều thời gian, tiền sẽ nhanh chóng có trong tài khoản của bạn. 

Kết luận

Vậy là trong bài viết này VnRebates đã cùng bạn tìm hiểu Stablecoin là gì và 6 đồng Stablecoin lớn nhất hiện nay. Nếu các bạn thấy bài viết này có giá trị thì hãy ủng hộ VnRebates bằng cách chia sẻ bài viết này nhé. Chúc các bạn giao dịch thành công!

VnRebates – Nơi Trading là NGHỀ

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.