Trong bài viết này, chúng ta sẽ tiếp tục thảo luận về Phân tích Price Action một cách chi tiết. Đây là một phần thứ hai của bài hướng dẫn về Price Action, vì vậy anh em nên đọc bài viết trước để có được kết quả tốt hơn. Bài viết phân tích chuyên sâu về Price Action phần 1 đã giới thiệu sơ lượt về Price Action là gì và hướng dẫn 5 bước phân tích Price Action. Hôm nay ta sẽ đi tiếp vào chủ đề quan trọng là cấu trúc thị trường
1. Hiểu cấu trúc thị trường thông qua các sóng xây dựng nền tảng Price Action vững chắc
Việc tìm hiểu về cấu trúc thị trường thông qua các đợt sóng cũng tương tự như học cách đọc một bảng chữ cái. Một khi anh em nắm được bảng chữ cái, anh em có thể đọc các từ và một khi biết các từ anh em có thể đọc câu chuyện.
Chữ cái đầu tiên trong bảng mà mình sắp giới thiệu đây sẽ giúp anh em biết được hoạt động thị trường nào gây ra sự hình thành các đỉnh đáy ngắn và dài hạn. Nếu anh em học được điểm cơ bản này, tất cả các khái niệm về cấu trúc thị trường sẽ như nằm trong lòng bàn tay.
Trong xu hướng tăng, thị trường di chuyển trong làn sóng đi lên, cái mà chúng ta gọi là sóng tăng, các sóng tăng thường dài hơn sóng giảm. Điều ngược cũng đúng với thị trường giảm. Bằng cách quan sát sự biến động của thị trường, chúng ta có thể nhìn thoáng qua cấu trúc của thị trường và có được manh mối về việc thị trường sẽ đi đâu tiếp theo.
2. Swing High Swing Low là gì? Nhận biết Swing high Swing low trong Price Action
2.1 Định nghĩa Swing High, Swing Low.
Nói một cách đơn giản thì SwingHigh là đỉnh tạo nên đáy thấp nhất trong một con sóng, còn SwingLow là đáy tạo nên đỉnh cao nhất trong một con sóng. Vnrebates đã có một bài viết rất chi tiết về Swing High và Swing Low rồi mời anh em tham khảo nhé.
Xem thêm: Swing high và Swing low là gì?
3. Sử dụng Price Action để xác định xu hướng thị trường kết hợp Swing High và Swing Low.
Swinghigh Swing Low ngoài tác dụng dùng để xác định cấu trúc thị trường thì trong Price Action hai khái niệm này còn có thể dùng để xác định xu hướng của thị trường đang tăng, giảm hoặc đi sideway
3.1 Cấu trúc và chu kỳ di chuyển của thị trường
Giá di chuyển theo 4 giai đoạn:
- Tích lũy (thị trường sideways)
- Tăng giá/Giảm giá (tùy theo xu hướng là tăng hay giảm)
- Phân phối (thị trường sideways)
- Giảm giá/Tăng giá (tùy theo xu hướng trước đó là tăng hay giảm)
3.2 Dùng Swing High, Swing Low để xác định cấu trúc thị trường có xu hướng
Trong xu hướng tăng giá sẽ liên tục tạo ra các SwingHigh cao dần sau đó tạo ra các đáy cao dần và ngược lại trong xu hướng giảm giá sẽ tạo ra các SwingLow thấp dần. Vnrebates đã có một bài viết chi tiết nói về thị trường Trending. Anh em có thể tham khảo dưới đây
3.3 Xác định thị trường Sideway bằng các mức Swing.
Thị trường Sideway được định nghĩa bằng việc giá thất bại khi tạo Swing High hoặc Swing Low mới trong một khoảng thời gian dài. Vì khái niệm Sideway khá nhiều không thể nói hết trong một chương nhỏ được mời anh em hãy xem bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn
Xem thêm: http://Cách xác định thị trường sideway và giao dịch hiệu quả.
4. Cấu trúc thị trường theo SwingHigh và SwingLow
4.1 Khi nào thị trường sẽ thay đổi cấu trúc
Một xu hướng tăng chỉ bị phá vỡ khi và chỉ khi đáy tạo nên đỉnh cao nhất của xu hướng đó bị phá vỡ và retest tạo ra một đỉnh mới thấp hơn đỉnh cũ. Và ngược lại đối với xu hướng giảm. Vậy thì khi nào nào xu hướng sẽ tiếp tục khi nào xu hướng sẽ bị phá vỡ mời anh em xem ví dụ dưới đây cho dễ hiểu nhé. Cặp USDCAD đang là xu hướng tăng ta đã xác định được vùng SwingLow sau khi giá hồi về đó giá tiếp tục đi lên tạo một xu hướng tăng nhỏ trước khi tăng mạnh lên phá đỉnh cũ.
4.2 Theo cấu trúc thì giá sẽ đi về đâu nếu đảo chiều xảy ra.
Ở ví dụ trên anh em đã biết được khi nào xu hướng tiếp tục bây giờ anh em hãy xem khi nào giá sẽ đảo chiều và các vùng giá sẽ về khi sự đảo chiều xảy ra. Anh em hãy xem ví dụ dưới đây sau khi giá phá qua vùng đáy tạo nên đỉnh cao nhất thì lúc này xu hướng đã đảo chiều. Giá sẽ tìm đến những vùng có phe mua tập trung. Vùng gần nhất có thể là vùng SwingLow cũ (hình 1). Và ở hình 2 ta thấy giá đã về SwingLow cũ, nếu xu hướng giảm còn tiếp tục giá sẽ tiếp tục tìm đến vùng có nhiều phe mua tiếp theo. Anh em mở sang timeframe lớn hơn để xác định nơi bắt đầu con sóng tăng để tìm entry sell xuống đó. Trong ví dụ này ta thấy giá hồi về vùng fibo 50-61.8 xuất hiện nến nhấn chìm anh em có thể tự tin vào một lệnh sell xuống vùng SwingLow khởi nguồn con sóng tăng này (hình 3).
4.3 Dấu hiệu đầu tiên cho thấy cấu trúc thị trường có thể sẽ thay đổi.
Chúng ta hay có câu nói không có gì là mãi mãi thì xu hướng cũng vậy. Dấu hiệu nào cho thấy xu hướng sẽ đảo chiều và làm sao nhận biết được nó mời anh em xem ví dụ dưới đây. Khung H1 đang là một xu hướng tăng khi giá chạm đến vùng bán mạnh của H4 có khả năng giá sẽ đảo chiều (hình 1). Để bắt được sự đảo chiều sớm anh em vào khung nhỏ hơn khung đang xét một bậc ở đây anh em thấy vùng SwingLow đã bị phá khả năng cao xu hướng đã đảo chiều (hình 2). Anh em đừng cố chấp tìm lệnh buy nữa mà lúc này hãy tìm lệnh sell sẽ an toàn hơn. Và kết quả anh em đã thấy ở hình 3 rồi. Phần dưới mình sẽ hỗ trợ anh em thêm một cách để dự đoán xu hướng chuẩn bị đảo chiều bằng momentum mời anh em theo dõi.
Xem thêm: Nến đảo chiều – TOP 13 mô hình nến reversal trader phải nhớ.
5. Hiểu về các con sóng thị trường (Swing)
Chúng ta đã hiểu làm thế nào để xác định swing high và swing low. Bây giờ chúng ta sẽ học cách hiểu về Độ mạnh và Độ yếu của thị trường thông qua phân tích sóng:
- Momentum (động lượng)
- Sóng đẩy (Thrust) và Sóng hồi (Pullback)
5.1 Các dạng xu hướng
Xu hướng cũng có nhiều dạng và nhiều mức độ, bao gồm:
- Xu hướng mạnh
- Xu hướng thông thường
- Xu hướng yếu
Vnrebates đã có một bài viết khá chi tiết và đầy đủ để xác định độ mạnh yếu của một xu hướng mời anh em đọc tham khảo nhé
5.2 Momentum là gì?
Momentum, gọi là động lượng, hay đà – là tốc độ di chuyển của giá theo thời gian. Đơn giản chúng ta chỉ cần quan sát hành động giá để so sánh tốc độ và gia tốc chuyển động của hiện tại so với quá khứ. Chúng ta có thể xác định momentum của giá thông qua quan sát độ dốc (góc) trên biểu đồ.
5.3 Phân tích sóng đẩy và sóng hồi
- So sánh đà tăng của giá hiện tại với đà tăng của sóng cùng chiều trước đó:Bây giờ chúng tôi sẽ loại bỏ các sóng giảm và chỉ nghiên cứu sóng tăng để xem giá đang đi nhanh hay chậm hơn trước.So sánh 4 sóng (a), (c) (e) và (g) cho thấy momentum đang giảm đi. Phe mua đang trở nên yếu thế hơn.Đà giảm đang xuất hiện Bây giờ chúng ta loại bỏ các sóng tăng và chỉ giữ lại sóng giảm.So sánh độ dốc của đường lên (B) (D) (F) và (H) cho thấy đà giảm đang tăng lên. Bên bán đã trở nên mạnh hơn. Biến động giá có nhiều khả năng đi theo hướng mạnh và chống lại hướng yếu nghĩa là đi xuống và chống lại xu hướng tăng hiện t
- So sánh đà tăng của giá hiện tại với đà tăng của sóng ngược chiều trước đó: Trong ví dụ này, chúng ta so sánh momentum của một sóng tăng so với momentum của một sóng giảm trước đó.Lưu ý độ rằng sóng (a) khá dốc so với sóng (b). Sóng (b) đang yếu so với sóng (a) trước đó. Sức mạnh vẫn theo hướng giảm.Sau đó, sóng (d) lại tăng tốc so với sóng (c), sức mạnh lại thuộc về hướng tăng. Đà đi xuống tạo góc khá thoải trong khi đà đi lên tạo ra góc rất dốc cho thấy rõ ràng rằng sức mạnh thuộc về bên mua. Biến động giá được kỳ vọng sẽ đi theo hướng mạnh và chống lại hướng yếu.
- So sánh đà tăng giữa 2 con sóng với nhau
- Giá hiện tại đang tăng độ dốc hay giảm độ dốc? Diễn biến này có hàm ý gì? Sự giảm tốc trong ví dụ trên là bằng chứng cho momentum tăng đang giảm dần khi áp lực giảm giá vượt qua mọi áp lực tăng.
6. Kết luận
Qua bài viết trên đã khái quát cho anh em về Price Action toàn tập. Các set up hệ thống giao dịch Price Action thế nào và cách xác định cấu trúc thị trường theo Price Action một cách đơn giản và hiệu quả nhất. Đây là một kiến thức rất quan trọng hy vọng anh em sẽ đọc thật kỹ và luyện tập thành thạo. Anh em có cách xác định cấu trúc thị trường nào hay hơn hoặc có góp ý về bài viết thì anh em nhớ để lại bình luận phía dưới nhé. Chúc anh em giao dịch thành công.
Tổng hợp bởi VnRebates