Xem thêm:
- Chỉ báo volume RSI – Top chỉ báo hữu dụng khi phân tích khối lượng
- Giao dịch khi không có xu hướng với oscillator
- Cách kết hợp Ichimoku và RSI trong Forex đơn giản & hiệu quả
Stop Out Level là gì?
Stop Out Level còn được gọi là mức dừng lệnh. Đây là ngưỡng dừng giao dịch được tính bằng tỷ lệ phần trăm, xuất hiện khi mức ký quỹ giảm xuống dưới ngưỡng giao dịch. Lúc này, tài khoản của nhà đầu tư sẽ không đủ để duy trì các lệnh, stop out sẽ được kích hoạt ngay lập tức.
Stop Out Level ở mỗi sàn sẽ khác nhau nhưng nhìn chung, chúng sẽ giao động trong khoảng 30%. Việc đặt ra mức Stop Out Level là biện pháp cuối cùng mà sàn muốn bảo vệ các trader khỏi cháy tài khoản.
Ví dụ:
- Mức dừng lệnh (Stop Out Level): 20%.
- Giả sử sàn mà bạn đang giao dịch có Stop Out Level là 20%. Thì điều này có nghĩa sàn giao dịch của bạn sẽ tự đống đống vị thế của nhà đầu tư nếu mức ký quỹ đạt 20%.
Stop out là gì?
Stop out là mức ngưng giao dịch, lúc đó sàn forex sẽ tự động đóng tất cả các lệnh của trader khi mức ký quỹ Margin level đã giảm tới một giới hạn nào đó được quy định tại sàn.
Như bạn biết, thị trường Forex là một thị trường có đòn bẩy, nghĩa là khi bạn mở lệnh, bạn chỉ dùng một phần tiền của mình để ký quỹ, sàn giao dịch sẽ cho bạn vay một lượng USD rất lớn còn lại. Cũng chính vì điều này mà các Trader có thể mua các cặp ngoại hối với số tiền lớn hơn số tiền mình đang có. Đó chính là một phần lý do khiến thị trường này có mức lời lỗ rất lớn.
Công thức tính Stop out chuẩn xác cho trader
Stop Out = Equity / Margin |
Trong đó:
- Equity là số dư của tài khoản. Đây là số tiền mà lúc đó nếu close lệnh thì sẽ rút được về ngân hàng.
- Margin là số tiền ký quỹ tối thiểu để mở lệnh và phụ thuộc vào đòn bẩy nhà đầu tư dùng.
Ví dụ, khi Stop out được đặt ở mức margin level là 50% thì khi mà % margin của khách giảm xuống tới mức 50% thì hệ thống sẽ đóng các vị thế thua lỗ của bạn một cách tự động.
Hệ thống bắt đầu đóng từ vị thế thua lỗ nhiều nhất. Việc đóng một vị thế thua lỗ sẽ dẫn đến mức ký quỹ còn lại của tài khoản lên cao hơn 50%, bởi vì việc này sẽ giải phóng khoản ký quỹ đặt lệnh của vị thế đó, dẫn đến tổng lượng tiền ký quỹ sẽ giảm xuống và mức ký quỹ sẽ tăng lên. Nếu các vị thế thua lỗ khác của bạn vẫn tiếp tục bị lỗ và mức ký quỹ lại xuống mức 50%, hệ thống sẽ tự động đóng các vị thế thua lỗ khác.
Xem thêm: Cách sử dụng Tick Volume trong giao dịch Forex hiệu quả
Ví dụ minh họa về stop out
Hãy xem xét một ví dụ khác. Giả sử sàn giao dịch có mức margin call là 50% và stop out là 20%. Số dư tài khoản hiện tại là 10.000 USD và bạn vào lệnh với mức ký quỹ (used margin) là 1.000 USD. Nếu không may bạn bị lỗ tới 9.500 $, vốn chủ sở hữu lúc này sẽ giảm xuống còn 10.000 $ – 9.500 $ = 500 $.
Đây đã là 50% số tiền ký quỹ đã sử dụng của bạn (500 $ so với 1.000 $). Lúc này, sàn giao dịch sẽ đưa ra cảnh báo margin call.
Tiếp theo, nếu khoản lỗ lên tới 9,800 $, vốn sẽ chỉ còn 10.000 $ – 9,800 $ = 200 $. Xin chia buồn, 200 USD chính là 20% của 1,000 USD, stop out diễn ra, sàn giao dịch sẽ đóng các lệnh đang thua lỗ của bạn.
Stop out tác động thế nào đến trader
Tình trạng Stop Out xuất hiện sẽ gây ra các tác động đến nhà đầu tư, cụ thể:
- Khi tài khoản của nhà đầu tư thấp hơn mức ký quỹ (Margin Call) – đây là mức mà các trader nhận được báo động về số dư ký quỹ. Họ sẽ gửi Margin Call đến tài khoản của các nhà đầu tư để cảnh báo tài khoản đang gặp nguy hiểm.
- Ví dụ: Số tiền ký quỹ có thể sử dụng được là ở mức 30%. Nếu số dư tài khoản tài sản của nhà đầu tư giảm xuống tới 30% của số tiền ký quỹ, thì bạn sẽ nhận được một báo về động số dư. Bạn nạp 1000$ vào tài khoản và sau đó tài khoản thua lỗ với số dư còn dưới 300$, thì sàn giao dịch sẽ báo một Margin Call cho bạn.
- Ngoài ra, bạn có thể sẽ nhận được cảnh báo đóng giao dịch hay cần nạp tiền để có thể đạt mức ký quỹ tối thiểu theo yêu cầu từ sàn giao dịch.
Mối liên hệ giữa Stop Out và số tiền thua lỗ
Bảng tính Stop Out 20% thua lỗ 92% tài khoản
BALANCE | USED MARGIN | FLOATING LOSS | %LOSS | EQUITY | MARGIN LEVER | STOP OUT LEVERS | STOP OUT |
$10,000 | $4,000 | $4,000 | 40% | $6,000 | 150% | 20% | NO |
$10,000 | $4,000 | $6,000 | 60% | $4,000 | 100% | 20% | NO |
$10,000 | $4,000 | $8,000 | 80% | $2,000 | 50% | 20% | NO |
$10,000 | $4,000 | $8,100 | 81% | $1,900 | 47.5% | 20% | NO |
$10,000 | $4,000 | $9,209 | 92.09% | $791 | 19.78% | 20% | YES |
Theo bảng thống kê phía trên bạn có thể thấy được Stop Out và số tiền thua lỗ có mối liên hệ mật thiết giữa các thông số tài khoản. Nhiều nhà đầu tư không hiểu rõ vấn đề Stop Out nên khi hệ thống giao dịch tự động ngắt lệnh, nhà đầu tư sẽ cho rằng Broker lừa đảo hoặc Scam vì các trader đã đặt lệnh Stop Loss, tỷ giá chưa chạm Stop Loss mà các nhà môi giới đã đóng lệnh của họ.
Nếu với tài khoản lớn thì khi Stop Out, chưa tính tới Slippage và các thông số khác nhà đầu tư vẫn còn số dư. Nếu thị trường nhảy Gap một cú thì tài khoản thậm chí còn âm.
Nhiều nhà đầu tư mang tâm lý gỡ gạc nên sẽ cố gắng nhồi thêm lệnh. Nếu đủ may mắn thì các nhà đầu tư vẫn có thể lội ngược dòng để lấy lại. Nhưng tham gia vào thị trường tài chính Forex không phải là trò may rủi, nên khi thị trường tiếp tục đi ngược với những gì dự tính thì có thể nhà đầu tư sẽ nhanh chóng bị cháy tài khoản.
Xem thêm:
- Bollinger bands là gì? Cách kết hợp chỉ báo Bollinger bands và volumes
- Chiến lược kết hợp Bollinger Bands và RSI hiệu quả trong giao dịch
Phân biệt Stop out và Margin Call: Điểm khác biệt là gì?
Để phân biệt 2 hình thức Stop Out và Margin Call, này mời bạn tham khảo trong bảng dưới đây:
Stop out | Margin Call | |
Bản chất | Là quá trình tự động đóng một hoặc nhiều vị thế và các nhà giao dịch không thể can thiệp. | Là cảnh báo từ sàn giao dịch khi số tiền ký quỹ còn lại không đủ để duy trì các vị thể đang mở. |
Mức độ cảnh báo | Khi bị rơi vào Stop Out, các vị thế mở sẽ lần lượt bị đóng theo mức giá thị trường. | Khi có cảnh báo Margin Call, nhà đầu tư được lựa chọn nạp thêm tiền hoặc đóng vị thế gia dịch. |
Để hiểu rõ hơn về sự khác nhau, bạn có thể tham khảo ví dụ sau đây:
- Vốn chủ sở hữu (Equity) hiện tại của nhà đầu tư A là 100$. Khi nhà đầu tư A đặt 4 lệnh với mỗi lệnh là có ký quỹ 15$, Margin Level là 100% và Stop Out Level của sàn sẽ là 30%. Lúc này, Used Margin của tài khoản là 4×15= 60$ và Margin Level bằng (100/60) x100% = 167%.
- Nếu như các lệnh của nhà đầu tư A thua lỗ 40$, Equity = 60$ và Margin Level = (60/60) x 100% thì A sẽ bị cảnh báo về Margin Call. Trong trường hợp này, nếu nhà đầu tư A mà không đóng giao dịch hoặc không nộp thêm tiền vào tài khoản, lệnh tiếp tục thua lỗ, Equity chỉ còn 18$, Margin Level = 30% thì sàn sẽ tự động Stop Out lệnh đang âm của bạn.
Một số lưu ý về Stop out trader nên biết
Thật ra trên thị trường forex hay tiền điện tử khi xảy ra stop out, ban đầu, không phải tất cả các lệnh của bạn đều bị đóng lại. Thay vào đó, sàn giao dịch sẽ đóng giao dịch đang có lỗ nhiều nhất. Những lệnh lỗ ít hoặc đang có lời thì họ vẫn để chúng chạy bình thường.
Vấn đề này cũng tùy thuộc vào từng sàn giao dịch. Khi mở tài khoản tại một sàn giao dịch, bạn cần tìm hiểu xem mức stop out và margin của sàn đó là bao nhiêu. Bạn sẽ bị stop out khi vốn chỉ bằng 20% số tiền ký quỹ hay khi nào bạn không còn đồng vốn nào thì mới bị stop out? Đó là điều bắt buộc phải biết.
Một số sàn giao dịch có xu hướng stop out khi xảy ra margin call, nghĩa là mức stop out = mức margin call. Tuy nhiên nói một cách đơn giản thì thế này: Margin call là việc sàn yêu cầu bạn phải nạp thêm tiền vào tài khoản để cứu các khoản lỗ. Còn Stop out là việc sàn tự động đóng giao dịch của bạn.
Margin call chỉ đơn giản là một thông báo, còn stop out thì đã chuyển sang hành động mất rồi. Có thể điều này sẽ gây khó chịu cho bạn bởi vì nếu sàn thực hiện stop out ngay khi margin call thì nghĩa là bạn sẽ chẳng nhận được một thông báo nào cả. Hoặc có thể nhận được thông báo dạng như: “Vui lòng nạp thêm tiền tài khoản nếu không chúng tôi sẽ thực hiện stop out”. Trong lúc bạn đang loay hoay suy nghĩ nên nạp thêm vào bao nhiêu thì chỉ 10 giây sau, sàn đã thực hiện stop out mất rồi.
Do đó điều bạn cần làm đó là nắm được quy định của sàn. Biết họ sẽ thực hiện stop out ở mức nào và quản lý giao dịch của mình thật tốt để tránh các mức đó.
Tuy nhiên một số sàn sẽ có hai mức độ margin call và stop out khác nhau, chẳng hạn mức stop out là 10% và ở mức 20%. Điều này có nghĩa là khi vốn chủ sở hữu của bạn giảm xuống chỉ còn 20% tiền ký quỹ thì trader sẽ nhận được thông báo yêu cầu nạp tiền từ sàn giao dịch. Nếu bạn không thực hiện và để khoản lỗ lớn hơn, đẩy vốn chủ sở hữu chỉ con bằng 10% số tiền ký quỹ, rất tiếc, bạn sẽ bị stop out.
Tìm hiểu thêm: Chiến lược Breakout và Sideway là gì? Cách ứng dụng
Cách tránh hoặc ngăn chặn stop out trong trading Forex
Nếu bạn muốn tránh cơn ác mộng mà chúng ta đã bàn luận rất nhiều bên trên, bạn cần thực hiện nghiêm túc một số bước để ngăn chặn stop out. Nói chung, tất cả những biện pháp đó liên quan đến vấn đề quản lý giao dịch phù hợp.
Tuy nhiên, nếu bạn thấy khó khăn và vẫn chưa biết phải làm gì thì hãy làm theo một số lời khuyên hữu ích của chúng tôi dưới đây.
- Điều đầu tiên là đừng mở quá nhiều lệnh cùng một lúc. Tại sao? Bởi vì khi đặt nhiều lệnh hơn hơn có nghĩa là số tiền ký quỹ sẽ tăng lên và khi đó vốn chủ sở hữu chỉ giảm một chút thôi cũng đã chạm vào mức stop out.
- Để giữ an toàn cho bản thân, bạn nên sử dụng mức stop loss để dừng lỗ. Chúng tôi biết rằng khi đặt stop loss, bạn có thể gặp những tình huống trớ trêu như giá vừa chạm vào stop loss thì đã bật ngược lại rất mạnh. Cảm giác đó là khá đau đớn, tuy vậy xét về lâu về dài thì stop loss là luôn luôn cần thiết.
- Bạn cũng nên xem xét sử dụng các kỹ thuật phòng ngừa rủi ro. Vấn đề là rất nhiều trader Forex không biết gì về phòng ngừa rủi ro. Nói một cách thẳng thắn, bạn không thể tồn tại trong thị trường Forex mà không áp dụng một kỹ thuật mà các trader chuyên nghiệp sử dụng trong nỗ lực bù đắp cho tổn thất của họ và để tránh giới hạn dừng trong Forex.
- Nếu sàn của bạn có margin call cao hơn stop out. Khi bị margin call, bạn nên sử dụng ngay một phương thức nạp tiền ngay lập tức để thêm tiền vào tài khoản giao dịch của mình.
- Bạn đừng nên vung tay quá trán. Chỉ chấp nhận vào các lệnh mà bản thân cảm thấy có thể chịu được mức lỗ trong trường hợp gặp diễn biến bất lợi.
- Mẹo cuối cùng: Hãy luôn tỉnh táo khi giao dịch forex. Hãy chỉ vào lệnh khi cơ hội đến, đừng giao dịch bởi vì “nghiện” và tuyệt đối tránh xa hội chứng FOMO.
Các trader thành công nhất chỉ giao dịch khoảng 2,5% đến 5% vốn chủ sở hữu của họ. Nếu bạn là một newbie và vẫn chưa quen với việc tính toán hay xem thông tin của các thông số này, hãy giao dịch demo trước. Với giao dịch demo, bạn có thể thoải mái kiểm tra mọi tính năng của sàn giao dịch mà không chịu bất cứ rủi ro mất tiền nào.
Xem thêm: Volume At Price là gì? Cách ứng dụng chỉ báo Volume At Price trong Forex
Lời kết
Stop out thường bị các trader ngó lơ hoặc không để ý. Thất bại là mẹ thành công tuy nhiên không phải lúc nào sai lầm cũng là một vị giáo viên tốt. Chính vì vậy, bạn cần ngăn bản thân rơi vào những trạng thái khó chịu như là stop out.
Stop out hoàn toàn có thể được ngăn chặn và phòng tránh. Để làm được điều này, bạn cần am hiểu những chức năng của nền tảng và sàn giao dịch, biết cách quản lý tài khoản khôn ngoan cũng như cố gắng để nâng cao kiến thức qua mỗi ngày.
Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về stop out. Hy vọng bài viết cung cấp cho anh em những kiến thức hữu ích cho công việc đầu tư của mình.
Theo dõi VnRebates để cập nhật tin tức Forex, Chứng khoán, Tiền điện tử mới nhất.
VnRebates – Hoàn tiền mọi giao dịch tài chính