>> Xem thêm:
Đường SMA là gì?
Đường SMA (Simple Moving Average) là một chỉ báo phân tích kỹ thuật được sử dụng trong phân tích kỹ thuật. Đường SMA là trung bình cộng của giá cặp tiền tệ trong một khoảng thời gian nhất định. Đường SMA được sử dụng để xác định xu hướng giá của một tài sản và giúp trader đưa ra quyết định mua hoặc bán tài sản đó. (Theo Investopedia)
Ví dụ: Đường SMA 50 ngày sẽ được tính toán giá đóng cửa trung bình của một tài sản trong 50 ngày gần đây nhất. Khi đường SMA 50 ngày tăng thì cho thấy xu hướng tăng giá của tài sản đó. Ngược lại, khi đường SMA 50 ngày giảm thì cho thấy xu hướng giảm giá của tài sản đó. Những tín hiệu mua hoặc bán được tạo ra khi giá của tài sản vượt qua hoặc chạm đường SMA.
>> Đọc thêm: MA Cross là gì?
Phân loại các đường SMA phổ biến trên sàn giao dịch
Thông thường các đường SMA được phân loại dựa vào mục đích sử dụng. Cụ thể như sau:
- SMA để phân tích biến động ngắn hạn: SMA 10, SMA 14, SMA20.
- SMA để phân tích biến động trung hạn trung hạn là SMA 50.
- SMA để phân tích biến động dài hạn là SMA 100, SMA 200.
Công thức tính SMA chi tiết
Công thức tính đường SMA (Simple Moving Average) như sau:
SMA = (G1 + G2 + … + Gn) / n |
Trong đó:
- Gn: Giá đóng cửa của nến n.
- n là số lượng các nến được sử dụng để tính toán đường SMA.
Ví dụ: Nếu bạn muốn tính toán đường SMA 20 ngày của một cổ phiếu, bạn sẽ lấy tổng giá đóng cửa của 20 nến gần nhất và chia cho 20.
Ý nghĩa của đường SMA trong phân tích kỹ thuật
Đường SMA có nghĩa quan trọng trong phân tích kỹ thuật, cụ thể như sau:
- Xác định xu hướng thị trường
Đường SMA có thể giúp trader xác định xu hướng thị trường bằng cách so sánh tỷ giá hiện tại của cặp tiền tệ với đường SMA. Nếu giá hiện tại cao hơn đường SMA, thì có thể cho rằng cặp tiền đó đang có xu hướng tăng giá và ngược lại nếu giá hiện tại thấp hơn đường SMA thì có thể cho rằng cặp tiền tệ đó đang có xu hướng giảm. Tương tự với việc xác định xu hướng của thị trường chứng khoán.
Ngoài ra, đường SMA còn có thể giúp trader xác định tín hiệu khi thị trường đi ngang. Thị trường đi ngang sẽ là thời điểm mà các trader không thể đánh giá được xu hướng, vì vậy việc xác định được giai đoạn tích lũy, đi ngang của thị trường sẽ giúp trader tránh được những rủi ro không đáng có.
- Xác định hỗ trợ kháng cự
Trong phân tích kỹ thuật, đường SMA cũng được sử dụng để xác định các mức kháng cự và hỗ trợ động của cặp tiền tệ đó.
Kháng cự, hỗ trợ động là mức giá mà tại đó có xu hướng xuất hiện một lượng lớn người mua, bán khiến tỷ giá của cặp tiền tệ đó thay đổi.
Kháng cự, hỗ trợ động thường được xác định bằng cách sử dụng đường SMA. Nếu giá đang dao động quanh đường SMA và tiếp tục tăng sau khi chạm vào đường này, thì đường SMA có thể được xem như một mức kháng cự, hỗ trợ động.
- Tìm điểm vào lệnh, chốt lời và cắt lỗ
Đường SMA là một công cụ phân tích kỹ thuật phổ biến trong việc đánh giá xu hướng thị trường và điểm vào/ra lệnh.
Đường SMA giúp các trader xác định được thời điểm vào lệnh, cắt lỗ và chốt lời, giúp nâng cao hiệu quả khi giao dịch.
Khi đường SMA dốc xuống và giá nằm dưới SMA, nếu giá chạm vào SMA thì bạn có thể vào lệnh bán.
Tương tự nếu đường SMA đang dốc lên và giá nằm trên SMA, nếu giá chạm vào SMA thì bạn có thể vào lệnh mua.
Hướng dẫn cài đặt đường SMA cụ thể
Đường SMA được tích hợp sẵn trên Tradingview, MT4 và các bước cài đặt khá đơn giản. Cụ thể như sau:
Cài đặt đường SMA trên Tradingview
Bước 1: Truy cập vào Tradingview, mở biểu đồ bạn muốn phân tích.
Bước 2: Chọn “Indicator” trên thanh công cụ.
Bước 3: Nhập SMA hoặc đường trung bình đơn giản vào trong ô tìm kiếm.
Bước 4: Bạn có thể tùy chỉnh các thông số của đường SMA như: chu kỳ, màu sắc, độ dày,…
Cài đặt đường SMA trên MT4
Để thêm đường SMA trên MT4/MT5, bạn làm theo các bước sau:
Bước 1: Mở MT4/MT5, chọn biển đồ cần phân tích.
Bước 2: Chọn Insert => Indicators => Trend => Moving Average.
Bước 3: Cài đặt các thông số tùy chọn cho đường SMA.
Trong hộp thoại, chọn thẻ Parameters và cài đặt các thông số như sau:
- Method chọn Simple, chu kỳ, màu sắc, kích cỡ.
- Chọn OK để hoàn tất.
>> Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn cài đặt và sử dụng MetaTrader 4
Cách sử dụng đường trung bình động SMA hiệu quả
Trong phần tiếp theo, VnRebates sẽ chia sẻ một số chiến lược giao dịch với đường SMA từ đơn giản cho đến nâng cao. Các bạn có thể tham khảo và lựa chọn phương pháp dưới đây sao cho phù hợp với phong cách giao dịch của bản thân.
Sử dụng SMA như hỗ trợ, kháng cự động để vào lệnh
Đường SMA không chỉ giúp trader xác nhận xu hướng thị trường mà còn đóng vai trò như một đường kháng cự/hỗ trợ động. Cụ thể, khi giá chạm vào đường SMA, trader có thể tiến hành vào lệnh như sau:
Bước 1: Xác nhận xu hướng trên thị trường. Nếu giá đang nằm trên đường SMA và đường SMA hướng lên thì khi đó, thị trường đang trong xu hướng tăng. Ngược lại, khi giá đang nằm dưới SMA và đường SMA đang hướng xuống thì lúc này, thị trường đang trong xu hướng giảm.
Bước 2: Xác định thời điểm vào lệnh.
Trader sẽ vào lệnh Buy khi giá chạm đường SMA, đường SMA đang hướng lên và xuất hiện phản ứng giá như lên PinBar, Doji,…
Ngược lại, trader sẽ vào lệnh Sell khi giá chạm đường SMA, đường SMA đang hướng xuống và xuất hiện phản ứng giá như lên PinBar, Doji,…
Bước 3: Setup lệnh:
- Điểm cắt lỗ (SL): Bên trên/dưới vùng kháng cự/hỗ trợ động.
- Điểm chốt lời (TP): Theo tỷ lệ R:R kỳ vọng của trader hoặc tại các mốc kháng cự, hỗ trợ quan trọng.
Sử dụng SMA giao cắt nhau
Chiến lược thứ 2 mà trader cũng có thể sử dụng đối với đường SMA là sử dụng tín hiệu giao cắt của 2 hoặc nhiều đường SMA để thực hiện giao dịch.
Để có tín hiệu giao cắt chính xác, trader thường kết hợp sử dụng ít nhất 1 đường SMA nhanh và 1 đường SMA chậm.
Vào lệnh khi:
- Buy: 2 đường SMA cắt nhau và hướng lên.
- Sell: 2 đường SMA cắt nhau và hướng xuống.
Để mang lại hiệu suất cao khi giao dịch, bạn cần lựa chọn kỹ và backtest trước khi sử dụng chiến lược này. Tuy nhiên, đường SMA thường có những độ trễ nhất định vì vậy, bạn nên kết hợp với việc bám sát các hành động giá để ra quyết định chính xác nhất. (Dailyfx)
Kết hợp SMA với các chỉ báo khác
Ngoài ra, bên cạnh sử dụng hai chiến lược trên, bạn có thể kết hợp việc sử dụng đường SMA với các chỉ báo khác như: RSI, MACD, ADX, hành động giá, mô hình giá, ….
Việc kết hợp các tín hiệu giao dịch với nhau sẽ giúp bạn tăng thêm xác suất chiến thắng khi giao dịch.
>> Đọc thêm một số bài viết kết hợp các chỉ báo:
- Cách kết hợp MA và RSI tăng hiệu quả giao dịch Forex
- Kết hợp Bollinger Bands và MACD, MA hiệu quả
- Kết hợp Fibonacci và MACD, MA, EMA để chốt lời hiệu quả
Phân biệt SMA và EMA – Trader nên sử dụng chỉ báo nào để giao dịch?
SMA và EMA đều là các công cụ phân tích kỹ thuật được sử dụng để phân tích xu hướng giá cả trên thị trường tài chính. Cả hai công cụ đều được sử dụng để tính toán trung bình giá cả của một tài sản trong một khoảng thời gian nhất định.
Tuy nhiên, có 2 điểm khác biệt giữa SMA và EMA như sau:
Về cách tính toán:
- SMA được tính toán bằng cách tính số trung bình của n phiên giao dịch gần nhất bằng cách tính tổng giá đóng cửa của n chu kỳ, sau đó chia cho n chu kỳ.
- EMA được tính toán bằng cách tính trung bình giá cả của một số ngày gần đây nhất, tuy nhiên, nó sử dụng một trọng số mũ để làm nổi bật giá cả gần đây hơn so với các giá trị cũ hơn.
Về độ nhạy với thị trường: Do cách tính toán khác nhau nên EMA sẽ phản ứng nhanh hơn và sớm hơn so với SMA. Do đó, EMA thường được sử dụng để xác định xu hướng ngắn hạn, trong khi SMA thường được sử dụng để xác định xu hướng dài hạn.
Lưu ý khi sử dụng đường SMA
Khi sử dụng đường SMA trong phân tích kỹ thuật, cần lưu ý các điểm sau đây:
- Lựa chọn chu kỳ phù hợp
Đường SMA được tính bằng cách lấy giá đóng cửa của các phiên giao dịch trong một khoảng thời gian nhất định. Việc lựa chọn khoảng thời gian phù hợp là rất quan trọng để đảm bảo tính chính xác của đường SMA. Nếu khoảng thời gian quá ngắn, đường SMA có thể dễ bị nhiễu và không đủ thông tin để phân tích xu hướng thị trường. Ngược lại, nếu khoảng thời gian quá dài, đường SMA sẽ bị chậm trong việc phản ánh các thay đổi của xu hướng.
- Kết hợp đường SMA với các chỉ báo khác
Đường SMA không thể sử dụng độc lập để đánh giá xu hướng thị trường hoặc đưa ra quyết định giao dịch. Để đảm bảo tính chính xác và tin cậy của phân tích kỹ thuật, cần kết hợp sử dụng đường SMA với các công cụ khác như MACD, RSI, Bollinger Bands và Fibonacci retracements để phân tích thị trường.
- Tín hiệu giao dịch bị trễ
Do SMA được tính toán dựa trên các số liệu cũ, vì vậy tín hiệu mà đường SMA sẽ bị trễ hơn so với thực tế.
>> Xem tiếp tục một số chỉ báo khác:
Kết luận
Vậy là trong bài viết này VnRebates đã cung cấp cho các bạn các kiến thức về đường SMA là gì cũng như cách sử dụng đường trung bình động trong giao dịch tài chính nói chung. Hãy theo dõi VnRebates để cập nhật thêm những kiến thức Forex, Tiền điện tử, Chứng khoán mới nhất. Chúc các bạn giao dịch thành công!
VnRebates – Hoàn phí mọi giao dịch tài chính