ic-markets
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
dupoin
Mở TK và hoàn phí 5 $/lot
san-trive
Mở TK và hoàn phí 9$/lot
tmgm
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
san-fxgt-dich-vu-forex-rebates
Mở TK và hoàn phí 1 $/lot
san-acy
Mở TK và hoàn phí 0.05$/lot
VNREBATES

Phương pháp SMC là gì? Ứng dụng phương pháp SMC trong giao dịch Forex

14.05.2024, 15:51 12 phút đọc

Nếu bạn có tham gia vào các diễn đàn về đầu tư, chắc chắn bạn đã nghe nhiều đến thuật ngữ Smart Money Concept (SMC). Bạn có tự hỏi phương pháp SMC là gì và liệu nó có thật sự hiệu quả như những gì mà người ta nói về nó hay không. Trong bài viết này, VnRebates sẽ giới thiệu đến các bạn khái niệm và cách giao dịch của phương pháp SMC để giúp bạn đưa ra quyết định chính xác trong việc đầu tư và giao dịch của mình.

>> Tham khảo thêm các phương pháp giao dịch Forex khác:

Phương pháp SMC (Smart Money Concept) là gì?

Phương pháp Smart Money Concept, viết tắt là SMC hay còn được hiểu theo nghĩa tiếng Việt đó là phương pháp giao dịch theo đồng tiền thông minh. Khái niệm Smart Money ở đây không ám chỉ một ý nghĩa đơn thuần về sự thông minh nào đó của dòng tiền. Mà ý nghĩa thật sự mà nó muốn nói đến chính là những nguồn tiền giao dịch có sức ảnh hưởng lớn đến thị trường. Cụ thể là nguồn tiền do các ngân hàng trung ương thế giới, các quỹ đầu tư lớn, các tổ chức gồm nhiều những nhà đầu tư chuyên nghiệp giao dịch trên thị trường.

Hiểu đơn giản, nếu chúng ta biết và nắm bắt được những cách thức, thời điểm ra vào lệnh của những nhà tạo lập thị trường này và giao dịch theo họ thì nguồn lợi nhuận có được sẽ to lớn đến mức nào. Đây là lý do phương pháp nghiên cứu về cách thức giao dịch của dòng tiền thông minh ra đời và có tên gọi là Smart Money Concept. 

>> Tham khảo: Cách nhìn dòng tiền trong chứng khoán

Phương pháp SMC là gì

Phương pháp SMC là gì? (Nguồn: Internet)

Lý thuyết phương pháp SMC (Smart Money Concept) 

Smart Money Concept không chỉ là một phương pháp giao dịch mà nó còn được xem là một triết lý hoàn chỉnh về cách thị trường hoạt động. Về cơ bản, SMC nói rằng các nhà tạo lập thị trường (Ngân hàng trung ương thế giới, các tổ chức quỹ lớn,…) là những cá mập thao túng giá cả và gây ra những biến động của thị trường. (Xem chi tiết: Ai là cá mập trong Forex?)

Là một trader giao dịch theo trường phái SMC, bạn cần cố gắng hình tượng và mô hình hóa chiến lược giao dịch của mình dựa trên cách mà các nhà tạo lập thị trường này giao dịch. Do đó, khi đưa ra quyết định giao dịch, điều mà nhà đầu tư SMC cần xem xét đó chính là quy luật cung – cầu và cấu trúc thị trường để có thể bơi và kiếm ăn theo cá mập thị trường. Bạn có thể tối ưu hóa chiến lược giao dịch của mình và đạt được kết quả tốt hơn trên thị trường.

>> Có thể bạn quan tâm:

Các ngân hàng trung ương, các quỹ đầu tư lớn được ví như cá mập trên thị trường tài chính

Các ngân hàng trung ương, các quỹ đầu tư lớn được ví như cá mập trên thị trường tài chính (Nguồn: Internet)

Lịch sử hình thành phương pháp SMC (Smart Money Concept)

Phương pháp Smart Money Concepts bắt nguồn từ chương trình đào tạo The Inner Circle Trader (ICT), do một nhà giao dịch có tên là Michael J. Huddleston sáng lập. 

ICT cung cấp nhiều tài nguyên miễn phí bao gồm các video hướng dẫn và bài viết về giao dịch ngoại hối, cũng như các khóa đào tạo Forex có phí với mục tiêu giúp nhà đầu tư phát triển các kỹ năng và chiến lược giao dịch của mình. (Tham khảo: Earnforex)

Michael J. Huddleston - Cha đẻ của phương pháp SMC

Michael J. Huddleston – Cha đẻ của phương pháp SMC (Nguồn: Internet)

Các khái niệm và thuật ngữ của phương pháp SMC phổ biến

Để hiểu hơn về phương pháp giao dịch này, VnRebates sẽ đưa ra một số khái niệm thường được sử dụng trong SMC.

Order block

Order block là một vùng có khối lượng giao dịch lớn trên biểu đồ được biểu thị là một cây nến có thân lớn tăng hoặc giảm mạnh thoát ra khỏi một vùng. Những khối này được tạo ra bởi một khối lượng lớn lệnh đặt mua hoặc đặt bán của những ngân hàng lớn, những quỹ đầu tư hoặc những nhà tạo lập thị trường tạo ra. 

Khối order block

Khối order block (Nguồn: TradingView)

BOS (Break Of Structure)

BOS là viết tắt của “Break Of Structure”, có thể hiểu đơn giản là sự phá vỡ cấu trúc giá trên biểu đồ, thường là phá vỡ một mức giá kháng cự hoặc hỗ trợ để tiếp tục xu hướng tăng hoặc giảm. BOS là một trong những tín hiệu quan trọng trong SMC để xác nhận một xu hướng được tiếp diễn. 

Break Of Structure (BOS)

Break Of Structure (BOS) (Nguồn: TradingView)

CHoCH (Change Of Character)

CHoCH là viết tắt của Change Of Character, được hiểu đơn giản là sự thay đổi tính chất của giá. Về cơ bản thì CHoCH cũng giống BOS, nhưng nó được sử dụng để đánh dấu sự thay đổi trong xu hướng, còn BOS thường là xác nhận xu hướng tiếp tục. 

Change Of Character (CHoCH)

Change Of Character (CHoCH) (Nguồn: TradingView)

Liquidity (Thanh khoản)

Bạn đã bao giờ cho rằng nhận định của mình là đúng nhưng bị stop loss bởi một râu nến quét qua chưa? Điều này xảy ra một cách có hệ thống và lặp đi lặp lại. Đó là cách là các cá mập tài chính săn mồi của những nhà đầu tư giao dịch theo những phương pháp thông thường như giao dịch theo trendline, mô hình giá. 

VnRebates giới thiệu đến nhà đầu tư mẫu hình thanh khoản thường gặp trên trên thị trường đó là Equal High và Equal Low.

  • Equal High (hai hoặc nhiều đỉnh bằng nhau)

Giá sẽ quét stop loss của một số nhà giao dịch khi họ đặt lệnh ở vùng supply sau đó giá chạm vào vùng order block và tiếp tục xu hướng giảm của thị trường.

Mô hình thanh khoản nhiều đỉnh bằng nhau - Equal High

  • Equal Low (hai hoặc nhiều đáy bằng nhau)

Giá tương tự sẽ quét stop loss của một số nhà giao dịch khi họ đặt lệnh ở vùng demand sau đó giá chạm vào vùng order block và tiếp tục xu hướng tăng của thị trường. 

Mô hình thanh khoản hai đáy bằng nhau - Equal Low

Mô hình thanh khoản hai đáy bằng nhau – Equal Low (Nguồn: TradingView)

[VIDEO] Sức mạnh của Liquidity trong SMC:

Imbalance 

Imbalance là một vùng mất cân bằng của thị trường và trong tương lai giá có xu hướng sẽ hồi về vùng này để lấp đầy những thanh khoản mà trước đó nó đã để lại. 

Cách xác định vùng mất cân bằng này là dựa vào khoảng trống được tạo ra giữa giá cao nhất của nến 1 và giá thấp nhất nến 3 đối với xu hướng tăng. Đối với xu hướng giảm thì cũng xác định tương tự nhưng ngược lại. 

Ví dụ cách xác định vùng Imbalance - Vùng mất cân bằng trên biểu đồ thực tế

Ví dụ cách xác định vùng Imbalance – Vùng mất cân bằng trên biểu đồ thực tế (Nguồn: TradingView)

Cách sử dụng phương pháp SMC (Smart Money Concept) trong Forex

Có 2 cách vào lệnh cơ bản theo phương pháp SMC là Risk Entry và Confirmation Entry.

Risk Entry (Vào lệnh rủi ro)

Bạn sẽ vào lệnh ngay khung thời gian chính sau khi phân tích. Ví dụ: khung thời gian chính mà bạn dùng đó là H4 thì sau khi phân tích bạn có thể vào lệnh ngay ở khối order block.

Mô hình Risk entry

Mô hình Risk Entry (Nguồn: TradingView)

Cách vào lệnh trên biểu đồ thực tế

Cách vào lệnh trên biểu đồ thực tế (Nguồn: TradingView)

Confirmation Entry (Vào lệnh chờ xác nhận)

Khác với cách vào lệnh ở trên thì confirmation entry sẽ an toàn hơn vì trước khi vào lệnh, bạn cần phải có thêm một bước xác nhận ở khung thời gian nhỏ hơn. 

Ví dụ: bạn dùng khung thời gian chính là H4 để phân tích xu hướng chính thì sau khi giá chạm vào Order block của H4, chúng ta sẽ chờ cho đến khi có xác nhận đảo chiều ở khung thời gian nhỏ hơn là M15 thì lúc đó chúng ta mới vào lệnh. 

Giá chạm vào khối Order block của khung H4

Giá chạm vào khối Order block của khung H4 (Nguồn: TradingView)

Sau khi giá chạm Order block H4, chờ tín hiệu CHoCH đảo chiều của khung nhỏ hơn là khung M15

Sau khi giá chạm Order block H4, chờ tín hiệu CHoCH đảo chiều của khung nhỏ hơn là khung M15 (Nguồn: TradingView)

> Xem thêm:

Ưu và nhược điểm của phương pháp SMC là gì?

Phương pháp giao dịch nào cũng sẽ tồn tại ưu điểm và hạn chế, SMC cũng vậy. Cùng VnRebates tìm hiểu ưu nhược điểm của phương pháp SMC sau đây.

Ưu điểm

  • SMC giúp dự đoán xu hướng chính của thị trường bằng cách theo dõi hoạt động của nhà tạo tập thị trường, giúp tăng khả năng thành công và giảm thiểu rủi ro.
  • SMC cung cấp thông tin chi tiết về hoạt động giao dịch của nhà tạo lập thị trường, giúp nhà đầu tư hiểu rõ hơn về các yếu tố chính ảnh hưởng đến những diễn biến giá trên thị trường và đưa ra quyết định giao dịch chính xác.
  • Dễ dàng áp dụng mà không cần sử dụng công cụ phân tích kỹ thuật phức tạp, phù hợp cho nhà đầu tư mới tiếp cận và hiểu được phương pháp này.

Nhược điểm

  • Không thích hợp cho tất cả các thị trường tài chính, đặc biệt là các thị trường vốn đang phát triển và ít người tham gia.
  • Phương pháp SMC yêu cầu kinh nghiệm và sự hiểu biết chuyên sâu về bản chất thị trường để có thể đưa ra các quyết định giao dịch chính xác và hiệu quả.
  • Phương pháp SMC dựa trên giả thuyết về các hoạt động của các cá mập tạo lập thị trường, khiến cho phương pháp này mơ hồ và không chắc chắn, dẫn đến rủi ro trong giao dịch nếu nhà đầu tư chưa có nhiều kinh nghiệm phân tích.

Các trader có nên sử dụng phương pháp này không?

Trader có thể sử dụng phương pháp Smart Money Concept như một công cụ để hỗ trợ việc ra quyết định đầu tư. Tuy nhiên, như với bất kỳ phương pháp phân tích thị trường nào khác, không có phương pháp nào hoàn hảo và đảm bảo mang lại lợi nhuận nhanh chóng cho các nhà đầu tư. 

Phương pháp SMC có thể giúp các trader phân tích được tâm lý và hành động của các nhà tạo lập thị trường. Điều này giúp nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định giao dịch thông minh và tối ưu hóa lợi nhuận của mình. Tuy nhiên việc áp dụng phương pháp này thuần thục, đòi hỏi các trader phải có kiến thức và kinh nghiệm phân tích thị trường chuyên sâu để hiểu và đưa ra những quyết định chính xác nhất. 

Kết luận

Phương pháp Smart Money Concept đang là một hệ thống giao dịch rất được ưa chuộng trên thế giới. Tuy nhiên, để áp dụng phương pháp này hiệu quả, các nhà đầu tư cần có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm chuyên sâu trong việc đọc mô hình và phân tích hành động giá. Hy vọng những thông tin trên đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về phương pháp SMC. Theo dõi VnRebates để cập nhật tin tức Forex, Chứng khoán, Tiền điện tử mới nhất. 

VnRebates – Hoàn tiền Trading số 1 Việt Nam

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.