ic-markets
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
dupoin
Mở TK và hoàn phí 5 $/lot
san-trive
Mở TK và hoàn phí 9$/lot
tmgm
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
san-acy
Mở TK và hoàn phí 0.05$/lot
ic-markets
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
VNREBATES

Phân loại Supply/ Demand zone theo phương pháp SMC

10.10.2023, 06:32 12 phút đọc

Ở bài viết trước VnRebates đã giới thiệu đến các bạn điều kiện để một Supply/ Demand zone được hình thành theo phương pháp SMC cũng như thời hạn sử dụng của một Supply/ Demand zone.
Vậy có bao nhiêu loại Supply/ Demand và giá trị giữa các Supply/ Demand được xác định bằng cách nào. Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết hôm nay.

Xem thêm:

1. Phân loại Supply/ Demand zone:

Dựa theo đặc điểm hình thành và phản ứng của giá với Supply/ Demand zone, có thể tạm chia Supply/ Demand zone làm 2 loại chính là Range Supply/ Demand và Pivot Supply/ Demand.

Range Supply/ Demand: đúng như tên gọi của nó, loại Supply/ Demand này hình thành khi giá di chuyển ngang tạo ra những vùng giá bị tắc nghẽn. Dẫn đến sự dư thừa Liquidity, để giá tiếp tục di chuyển Bigboy phải rút cạn thanh khoản bằng các công cụ của họ.

Vùng Supply/ Demand được xác định khi giá giảm/ tăng mạnh trong một cây nến ra khỏi một vùng nến sideway trước đó (small consolidation). Vùng có nến sideway trước đó được gọi là The Base (tạm dịch và vùng cơ sở.

Hình 1. Range Supply Demand zone.

Hình 1. Range Supply/ Demand zone.

Sau khi rời khỏi vùng cơ sở giá có xu hướng quay lại Mitigate vùng giá này trước khi tiếp tục xu hướng vừa mới hình thành. Đây chính là nguyên nhân Supply/ Demand zone trở thành một POI tiềm năng để giao dịch.

Hình 2. Phân loại Supply Demand trên biểu đồ USDCHF khung H1.

Hình 2. Phân loại Supply Demand trên biểu đồ USD/CHF khung H1.

Pivot Supply/ Demand: Đôi khi trên biểu đồ thực tế các bạn sẽ gặp những vùng mà giá sẽ phản ứng lại ngay khi chạm vào mà không có sự hình thành của vùng cơ sở. Những vùng giá này chính là Pivot Supply/ Demand.

Đây là những vùng giá chỉ gồm một hoặc một vài nến tăng giảm để tạo thành. Nguyên nhân của sự hình thành này là do giá rơi vào trạng thái quá độ (Extreme) do khối lượng các lệnh Stop Oder quá lớn và để lấy cạn Liquidity của vùng Stop Oder này Bigboy buộc phải đẩy giá lên cao để khớp tất cả các lệnh này.

Tuy nhiên sau đó giá sẽ đảo chiều ngay lập tức vì Bigboy không có động lực để đẩy giá đi xa hơn khi mục tiêu của họ đã hoàn thành.

Hình 3. Pivot Supply Demand zone.

Hình 3. Pivot Supply Demand zone.

Hình 4. Pivot Supply Demand zone cặp AUDUSD khung H4.

Hình 4. Pivot Supply Demand zone cặp AUDUSD khung H4.

Pivot Supply/ Demand thường xuất hiện dưới dạng Sweep Liquidity ở cuối các phiên giao dịch dưới dạng nến IFC do đó để giao dịch với loại Supply/ Demand này các bạn có thể hướng tới môt giao dịch đảo chiều tiền năng.

Xem thêm:

2. Cách vẽ Supply/ Demand zone:

2.1 Cách vẽ Supply zone:

Để có thể vẽ vùng này các bạn cần phải chọn công cụ rectangle trên website Tradingview.

Hình 5. Chọn công cụ Rectangle trên thanh công cụ.

Hình 5. Chọn công cụ Rectangle trên thanh công cụ.

a. Đối với Range Supply zone:

Các bạn sẽ vẽ Supply zone từ giá mở cửa của cây nến tăng cuối cùng trước khi giá giảm mạnh để tạo nên Supply zone.

Chú ý: các bạn phải luôn luôn vẽ Supply zone từ cây nến tăng cuối cùng trước khi thị trường giảm giá mạnh, nếu như cây nến này là cây nến giảm, các bạn cần xác định một cây nến tăng khác trước đó và bắt đầu vẽ Supply zone kể từ đó.

Hình 6. Cách vẽ Range Supply zone.

Hình 6. Cách vẽ Range Supply zone.

Giá mở cửa từ cây nến tăng trong hình là nơi bạn bắt đầu vẽ Supply zone.

Một khi các bạn đã hoàn thành, bạn cần phải kéo vùng ô vuông lên bên trên giá cao nhất được hình thành trong vùng sideway trước khi giá giảm xuống trong hình. Đỉnh Supply zone chính là cây nến pinbar gần đó (các bạn có thể dùng công cụ tìm swing high hay fractals… để tìm).

b. Đối với Pivot Supply zone:

Đây là một dạng Supply được hình thành từ 1 nến hoặc một vài nến tạo ra những mô hình đặc biệt. Thường có 3 loại mô hình Pivot Supply sau:

Hình 7. Ba loại Pivot Supply zone

Hình 7. Ba loại Pivot Supply zone

  • Inside Bar: mô hình Supply này xuất hiện khi có sự tiếp diễn của xu hướng giảm. Vùng giá bị kẹp giữa 2 cây nến giảm mạnh này là vùng giằng co giữa các phe. Giá không thoát ra được áp lực của phe bán dù đã cố gắng tăng.

Đối với mô hình này các bạn vẽ Supply zone từ giá thấp nhất của nến inside bar đến giá cao nhất của nến inside bar kẹp giữa 2 nến giảm.

  • Sell to Buy Wick: mô hình Supply này xuất hiện khi giá giảm mạnh sau đó có sự pull back nhưng giá không vượt qua được giá cao nhất của cây nến giảm trước đó. Đây cũng là một loại Supply tiếp diễn xu hướng.

Cách vẽ: các bạn vẽ Supply zone từ giá thấp nhất của cây nến giảm mạnh trước đó (đuôi nến) đến giá cao nhất của cây nến pull back theo sau.

  • Large Wick: mô hình Supply này chính là mô hình nến IFC hình thành khi có sự sweep liquidity của Bigboy cuối Range hoặc Session.

Cách vẽ: các bạn vẽ Supply zone từ giá cao nhất của cây nến IFC đến giá đóng cửa của cây nến này.

2.2 Cách vẽ Demand zone:

a. Đối với Range Demand zone:

Các bạn sẽ vẽ Demand zone từ giá mở cửa của cây nến giảm cuối cùng trước khi giá tăng mạnh để tạo nên Demand zone.

Chú ý: các bạn phải luôn luôn vẽ Demand zone từ cây nến giảm cuối cùng trước khi thị trường tăng giá mạnh, nếu như cây nến này là cây nến tăng, các bạn cần xác định một cây nến giảm khác trước đó và bắt đầu vẽ Demand zone kể từ đó.

Hình 8. Cách vẽ Range Demand zone.

Hình 8. Cách vẽ Range Demand zone.

Giá mở cửa từ cây nến giảm trong hình là nơi bạn bắt đầu vẽ Demand zone.

Một khi các bạn đã hoàn thành, các bạn cần phải kéo vùng ô vuông xuống dưới giá thấp nhất được hình thành trong vùng sideway trước khi giá tăng mạnh. Đỉnh Demand zone chính là cây nến có đuôi thấp nhất vùng Sideway.

b. Đối với Pivot Demand zone:

Cũng giống như Pivot Supply zone mô hình Demand này cũng được chia ra làm 3 loại:

Hình 9. Ba loại Pivot Demand zone.

Hình 9. Ba loại Pivot Demand zone.

  • Inside Bar: mô hình Demand này xuất hiện khi có sự tiếp diễn của xu hướng tăng. Vùng giá bị kẹp giữa 2 cây nến tăng mạnh này là vùng giằng co giữa các phe. Giá không thoát ra được áp lực của phe mua dù đã cố gắng giảm.

Đối với mô hình này các bạn vẽ Demand zone từ giá cao nhất của nến inside bar đến giá thấp nhất của nến inside bar kẹp giữa 2 nến tăng.

  • Buy to Sell Wick: mô hình Demand này xuất hiện khi giá tăng mạnh sau đó có sự pull back nhưng giá không vượt qua được giá thấp nhất của cây nến tăng trước đó. Đây cũng là một loại Demand tiếp diễn xu hướng.

Cách vẽ: các bạn vẽ Demand zone từ giá cao nhất của cây nến tăng mạnh trước đó đến giá thấp nhất của cây nến pull back theo sau.

  • Large Wick: mô hình Demand này chính là mô hình nến IFC hình thành khi có sự sweep liquidity của Bigboy cuối Range hoặc Session.

Cách vẽ: các bạn vẽ Supply zone từ giá thấp nhất của cây nến IFC (đuôi nến) đến giá đóng cửa của cây nến này.

Để nắm vững cách vẽ Supply/ Demand zone như trên, các bạn cần nắm rõ bản chất của giá và hành vi trader trên thị trường.
Nếu các bạn thấy một cây nến tăng mạnh nghĩa là phần lớn các lệnh tham gia vào thị trường là lệnh Buy. Ngược lại, nến giảm hình thành do phần lớn các lệnh tham gia vào thị trường là lệnh Sell.

2.3 Cách Refine Supply/ Demand zone:

Một Supply/ Demand zone được hình thành khi các Bigboy loại bỏ phần đông trader trên thị trường nên các bạn cần phải thấy một hành động giá bị Sweep Liquidity trước khi giảm hay tăng mạnh. Điều này dẫn đến việc giá thị trường cần tăng trước khi giảm để hình thành Supply zone, ngược lại giá thị trường cần giảm trước khi tăng để hình thành Demand zone.

Qua các mô hình Supply/ Demand zone trên các bạn có thể thấy vùng giá này thường quá rộng dẫn đến việc giới hạn rủi ro quá lớn, chính vì vậy khái niệm Refine Supply/ Demand ra đời nhằm khắc phục khó khăn trên. Và các vùng Supply/ Demand sau khi Refine chính là các khối Oder Block.

Xem thêm:

Trước tiên cùng đến với biểu đồ USD/CAD khung H1.

Hình 10. Supply zone USDCAD khung H1.

Hình 10. Supply zone biểu đồ USD/CAD khung H1 (Nguồn: TradingView).

Có thể thấy Range Supply hình thành khá rộng dẫn đến tỉ lệ R:R quá lớn khoảng 40 pips.

Tiếp theo các bạn chuyển xuống khung M15 và cũng vẽ Supply zone như quy tắc. Lúc này có thể thấy phạm vi đã rút gọn hẳn. Nhưng vẫn chưa được tối ưu.

Hình 11. Supply zone USDCAD khung M15

Hình 11. Supply zone biểu đồ USD/CAD khung M15 (Nguồn: TradingView).

Cùng xuống khung M5 vẫn là biểu đồ cặp USDCAD trên nhưng lúc này các bạn có thể thấy R:R của chúng ta đã giảm còn 15pips.

 

Hình 12. Supply zone USDCAD khung M5

Hình 12. Supply zone đã được Refine biểu đồ USD/CAD khung M5 (Nguồn: TradingView).

Cứ như vậy các bạn có thể thu hẹp được tối đa độ Risk trong các giao dịch của mình, nhưng điều lưu ý ở đây nếu các bạn thu hẹp quá nhỏ Supply/ Demand zone thì giá có thể sẽ không đi vào vùng giá các bạn đã target.

3. So sánh giá trị Supply/ Demand zone:

Sau khi xác định được các loại Supply/ Demand zone trên biểu đồ thì câu hỏi được đặt ra là Supply/ Demand zone nào có giá trị hơn, có nghĩa là giao dịch có xác suất thắng cao hơn?

Để có thể so sánh độ mạnh yếu giữa 2 loại, các bạn phải quay lại tìm hiểu về bản chất của các trader khi họ giao dịch trong Supply/ Demand zone.

Hành động giá đột nhiên tăng mạnh sau khi hình thành Supply/ Demand zone như các bạn đã biết là do Bigboy rút cạn Liquidity các lệnh giao dịch từ đám đông retail traders. Như vậy, giá đi có xa hay không phụ thuộc vào đám đông retail traders bị loại bỏ khỏi thị trường nhiều hay ít. Vậy làm sao để biết có nhiều trader bị loại bỏ khỏi thị trường?

Cùng đến với các biểu đồ sau:

Hình 13. Pivot Supply không có vùng cơ sở Sideway.

Hình 13. Pivot Supply không có vùng cơ sở Sideway.

Hình 14. Range Supply zone có vùng nến sideway.

Hình 14. Range Supply zone có vùng nến sideway.

Với số lượng nến sideway nhiều hơn, Supply zone có vùng cơ sở sẽ có số lượng giao dịch cũng như khối lượng giao dịch vượt trội so với Supply zone chỉ hình thành bởi một cây nến.

Giá sau khi bứt phá ra khỏi vùng nến sideway sẽ thu hút nhiều Liquidity hơn và đi xa hơn so với Supply zone hình thành trong 1 nến hay cụm nến.

Như vậy, các bạn rút ra kết luận, Supply/ Demand zone có vùng cơ sở sẽ mạnh hơn so với vùng supply demand hình thành trong 1 nến.

Đến đây câu hỏi được đặt ra là nếu trong biểu đồ gồm hai hay nhiều Supply/ Demand zone được hình thành bởi vùng cơ sở thì vùng nào sẽ mạnh hơn? Tất cả sẽ được giải đáp ở bài viết tiếp theo. Hãy cùng theo dõi VnRebates để tiếp tục tìm các kiến thức về hệ thống SMC.

Nếu muốn tìm hiểu chi tiết và đầy đủ hơn về SMC cũng như Supply & Demand, hãy liên hệ với support của VnRebates để được hỗ trợ đăng ký thành viên và nhận miễn phí các khóa học:

VnRebates- Hoàn phí mọi giao dịch tài chính.

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.