ic-markets
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
dupoin
Mở TK và hoàn phí 5 $/lot
san-trive
Mở TK và hoàn phí 9$/lot
tmgm
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
san-fxgt-dich-vu-forex-rebates
Mở TK và hoàn phí 1 $/lot
san-acy
Mở TK và hoàn phí 0.05$/lot
VNREBATES

Supply/ Demand zone: cách hình thành và thời hạn sử dụng.

09.10.2023, 16:19 10 phút đọc

Supply/ Demand zone là những vùng giá tập trung rất nhiều lệnh giao dịch trên thị trường. Những vùng giá này chính là nơi mà Bigboy nhắm đến để tìm thanh khoản.
Vậy câu chuyện thật sự đằng sau những Supply/ Demand zone này là gì? Và áp dụng chúng vào việc xác định các POI của phương pháp SMC thế nào? Tất cả sẽ được VnRebates giải đáp qua serie bài viết về cung cầu này.

1. Supply/ Demand zone thật sự là gì?

Ý tưởng giao dịch ban đầu cho hệ thống SMC chính là lựa chọn những Supply/ Demad zone mạnh để tìm cơ hội giao dịch Supply/ Demand zone là vùng giá mà tại đó có sự phản ứng thay đổi xu hướng của thị trường dường như ngay lập tức.

Supply zone là vùng mà tại đó giá phản ứng giảm mạnh ngay khi chạm vào. Ngược lại, Demand zone là vùng mà tại đó giá phản ứng tăng mạnh ngay khi chạm vào.

Hình 1. Ví dụ về Supply demand zone.

Hình 1. Ví dụ về Supply/ Demand zone.

Hầu hết các trader đều có 2 sự hiểu lầm về quá trình hình thành Supply/ Demand zone:

  • Supply/ Demand zone hình thành khi Bigboy không thể thanh khoản lệnh giao dịch của họ, vì thế họ đặt các lệnh pending order (lệnh chờ) ở các vùng giá mà họ mong muốn để chờ đợi thị trường quay lại vùng giá đó.
  • Supply/ Demand zone hình thành khi Bigboy vào lệnh với khối lượng cực lớn khiến cho thị trường di chuyển.

Vấn đề của cả 2 quan điểm nói trên không những không đúng mà còn gây ra nhiều quan điểm sai lầm như chỉ cần dùng nhiều tiền để đổ vào thị trường là chắc thắng hay các lệnh chờ có thể khiến thị trường di chuyển.

Sự thật là thị trường di chuyển khi nó thiếu thanh khoản và các lệnh chờ pending order (cụ thể là buy/sell limit) không khiến cho thị trường di chuyển, chỉ có market order (lệnh mua bán trực tiếp) mới có thể làm thị trường di chuyển.

Những điều này đã được giải đáp qua serie bài viết về Liquidity trên VnRebates.

Hình 2. Supply/ Demand zone biểu đồ EURUSD khung D1.

Hình 2. Supply/ Demand zone biểu đồ EURUSD khung D1 (Nguồn: TradingView).

Các bạn có thể quan sát giá luôn có xu hướng quay trở lại các vùng Supply, demand này trước khi phá vỡ hay tiếp tục xu hướng cũ vì một lý do: những vùng giá này là nơi tập trung của các Oder Flow, các lệnh Buy/Sell limit, lệnh Buy/Sell trực tiếp của các Bigboy và đây cũng chính là vùng thanh khoản nơi diễn ra sự đồng thuận về giá cả trên thị trường.

Khi một trader đặt lệnh Buy trực tiếp thì lệnh đó sẽ xóa một phần Liquidity khỏi thị trường bởi vì trader đặt lệnh Buy trực tiếp này muốn lệnh giao dịch của mình phải khớp tại đúng mức giá đó, tại thời điểm đó trên thị trường, lệnh giao dịch trực tiếp của trader đó sẽ khớp với một trader khác đang tiến hành giao dịch bán cùng lúc với khối lượng tương ứng trên thị trường.

Nếu lệnh giao dịch trực tiếp có khối lượng lớn hơn so với lệnh chờ thì hành động này sẽ khiến lệnh giao dịch trực tiếp chỉ được thanh khoản một phần (ví dụ thị trường đang có lệnh chờ Buy là 1 lot và các bạn muốn vào lệnh Sell ngay lập tức thì các bạn chỉ có thể Sell tối đa 1 lot, không thể cao hơn).

Để có thể thanh khoản lệnh giao dịch của các bạn (ví dụ lệnh buy), thị trường sẽ phải tăng giá cao hơn để đi tìm các lệnh chờ Sell.

Điều này có nghĩa là lệnh Buy/ Sell limit sẽ cung cấp thêm Liquidity cho thị trường, ngược lại các lệnh giao dịch trực tiếp sẽ rút cạn Liquidity ra khỏi thị trường và đây chính là nguyên nhân khiến thị trường di chuyển.

Các bạn là các retail traders, khối lượng giao dịch của các bạn không thể tác động đến thị trường. Việc vào lệnh và thoát lệnh đối với các bạn không phải là vấn đề gì quá lớn. Nhưng đối với các Bigboy việc vào và ra lệnh đối với họ là cả một vấn đề.

Bởi vì lệnh giao dịch của họ có khối lượng quá lớn, Bigboy phải đi tìm vùng giá mà họ muốn ít gây tác động nhất đến thị trường (ít thay đổi thanh khoản thị trường nhất). Họ muốn các retail traders cung cấp Liquidity cho các lệnh giao dịch của họ. Và thường thì thời điểm này sẽ được tìm thấy khi các retail traders đồng loạt dính stop loss hay Sweep Liquidity.

Và đây cũng là lý do vì sao quét stop loss hay Sweep Liquidity xuất hiện. Bigboy muốn đẩy giá vào vùng có nhiều stop loss để chính các stop loss của retail traders cung cấp Liquidity cho lệnh giao dịch của họ. Việc này giúp họ rút cạn Liquidity nhưng ít tốn công sức hơn.

2. Điều kiện xác định Supply/ Demand zone:

Như đã đề cập ở các bài viết trước, khi thị trường hình thành những vùng Range giá đi giá ngang do các lệnh mua bán được khớp liên tục nên thanh khoản trở nên dư thừa, sau đó khi Bigboy tiến hành rút cạn thanh khoản bằng các công cụ nến IFC hay mô hình Liquidity thì giá phá vỡ các vùng giá này tạo nên đỉnh hoặc đáy mới.

Quá trình này diễn ra dẫn đến sự mất cân bằng về giá trị dẫn đến sự hình thành Imbalance hoặc FVG. Và những vùng giá này chính là Supply/ Demand zone mà các bạn cần tìm.

Hình 3. Quá trình hình thành Supply/ Demand zone.

Hình 3. Quá trình hình thành Supply/ Demand zone.

Như vậy một vùng giá để có thể được coi là một Supply/ Demand zone phải đáp ứng đủ 3 điều kiện sau:

– Vùng giá đó phải dẫn đến sự phá vỡ cấu trúc BOS hoặc thay đổi tính chất thị trường CHOCH.

– Vùng giá phải có sự xuất hiện Imbalance hay FVG.

– Vùng giá phải có Sweep Liquidity.

Hình 4. Supply Demand zone biểu đồ USDCHF khung D1.

Hình 4. Supply/ Demand zone biểu đồ USDCHF khung D1 (Nguồn: TradingView).

Quan sát biểu đồ cặp USD/CHF trên các bạn có thể thấy giá luôn có xu hướng quay lại mitigate Demand zone sau khi BOS vì nơi đây tập trung rất nhiều Pending order chưa được khớp lệnh và sau khi Sweep Liquidity giá bật tăng mạnh theo xu hướng đã hình thành.

Cùng đến với ví dụ về Supply zone qua biểu đồ dưới đây:

Hình 5. Supply zone biểu đồ USDJPY khung D1.

Hình 5. Supply zone biểu đồ USD/JPY khung D1 (Nguồn: TradingView).

Quan sát biểu đồ USD/JPY trên các bạn có thể thấy giá luôn có xu hướng quay lại mitigate Supply zone sau khi BOS vì nơi đây tập trung rất nhiều Pending order chưa được khớp lệnh và sau khi Sweep Liquidity giá giảm mạnh theo xu hướng trước đó.

Cũng trong biểu đồ trên có khá nhiều Supply zone được hình thành tuy nhiên giá không trở lại và phản ứng với chúng. Điều đó đồng nghĩa với việc những Supply zone này đã không còn giá trị sử dụng.

Vậy khi nào thì Supply/ Demand zone không còn giá trị sử dụng. Hãy cùng đến với phần tiếp theo.

3. Thời gian sử dụng Supply/ Demand zone:

Trong cuộc sống bất cứ thứ gì giao dịch được bằng tiền thì đều có hạn sử dụng của nó. Supply/ Demand zone cũng không ngoại lệ. Mặc dù giá cả là những đơn vị mang tính chất vật lý nhưng cũng do bàn tay của con người thao túng mà tạo thành.

Như bạn cũng biết trên thị trường có 2 loại trader là

  • Trader giao dịch ngắn hạn (Intraday trader).
  • Trader giao dịch dài hạn (Swing/ Position trader).

Tương tự, Bigboy cũng sẽ có 2 loại Bigboy là những Bigboy giao dịch ngắn hạn và Bigboy giao dịch dài hạn.

Các Bigboy giao dịch trong ngày (intra-day) là những người thích chơi đùa với các đợt sóng nhỏ của thị trường, họ kiếm ít nhưng kiếm lợi nhuận đều đặn trên thị trường. Họ đặt lệnh trong ngày nên họ sẽ có mong muốn lệnh giao dịch của họ phải được thanh khoản ngay trong ngày, chẳng ai trong số họ muốn đặt lệnh rồi qua hôm sau lệnh của họ mới “khớp”.

Và như các bạn cũng biết các Bigboy sẽ chờ cho các lệnh giao dịch của retail trader bị dính stop loss tại Supply/ Demand zone, các Supply/Demand zone vì thế sẽ không tồn tại quá 24 giờ (như đã giải thích lý do ở trên vì các bank trader không muốn lệnh chờ của họ bị thanh khoản qua đêm).

Vì vậy, có một quy luật mà các bạn nên cân nhắc khi timing với Supply/ Demand zone. Các Supply/ Demand zone trên khung H1 chỉ có thể tồn tại trong vòng 24 giờ. Nếu hơn 24 giờ mà thị trường không quay lại vùng đó, các bạn nên xem xét nó đã trở nên vô hiệu.

Hình 6. Giá trị sử dụng Supply Demand zone biểu đồ EURUSD khung H1

Hình 6. Giá trị sử dụng Supply Demand zone biểu đồ EURUSD khung H1

Biểu đồ EUR/USD thể hiện giá trị sử dụng của Supply/ Demand zone

  • Khi giá quay lại zone trong vòng 24h giá có sự phản ứng đảo chiều ngay lập tức.
  • Khi thời gian quay trở lại vượt quá 24h thì zone đã vô hiệu và zone lập tức bị phá vỡ.

Khi thời gian Supply/ Demand zone hình thành càng lâu càng có nhiều trader sẽ thoát lệnh vì cơ bản họ không muốn vị thế của mình quá lâu trên thị trường do đó hiện tượng Cancel Oder diễn ra.

Nếu các bạn timing Supply/ Demand zone trên khung daily, nếu thị trường không quay trở lại vùng đó trong vòng 1 tháng, vùng đó sẽ trở nên vô hiệu. Với khung thời gian daily, Supply/ Demand zone ở khung này chịu sự ảnh hưởng của các bank trader thích trade dài hạn (loại 2). Vị thế của những trader này là nguồn gốc hình thành trend trên thị trường forex.

Hình 7. Giá trị sử dụng Supply Demand zone khung D1 cặp AUDUSD.

Hình 7. Giá trị sử dụng Supply Demand zone khung D1 cặp AUDUSD.

Quan sát biểu đồ AUD/USD khung D1 trên các bạn cũng có thể quan sát được:

  • Khi giá quay lại zone trong vòng 30 ngày thì giá sẽ lập tức phản ứng.
  • Khi thời gian quay lại >30 ngày đồng nghĩa với việc zone đã hết hạn sử dụng và có thể bị phá vỡ.

Trên đây là toàn bộ nội dung về cách Supply/ Demand zone hình thành cũng như thời hạn sử dụng của chúng. Hy vọng qua bài viết này các bạn đã hiểu được cách một lệnh của mình tác động đến thị trường bằng cách nào? Ở các bài viết tiếp theo trong serie này VnRebates sẽ gửi đến các bạn các loại Supply/ Demand và sức mạnh của chúng. Cùng đón đọc!

VnRebates – Hoàn phí mọi giao dịch tài chính.

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.