1. Nến IFC là gì?
Trước tiên cùng đến với câu chuyện phía sau sự hình thành một nến IFC.
Như các bạn đã biết, khi thị trường hình thành những Range giá hay những vùng Supply/ Demand sẽ khiến cho giá tắc nghẽn. Để loại bỏ sự tắc nghẽn này và rút cạn Liquidity của thị trường, Bigboy thường sử dụng những công cụ như mô hình Liquidity hoặc Session Liquidity. Nến IFC là một trong những công cụ đó.
Cùng quan sát hình ảnh sau để nhận biết một số loại nến IFC thường gặp.
Cây nến K đã quét vùng demand trước đó nhưng nó tạo ra sự phá vỡ giả sau đó bắt đầu cho xu hướng tăng mới. Cũng trong giai đoạn tăng giá này vùng IDM (là nơi mà trader muốn Buy) lại bị quét bởi cây nến H.
Tương tự là cây nến A tiến hành phá vỡ giả vùng Supply nhằm loại bỏ các lệnh Stoploss trên vùng này tạo thanh khoản cho thị trường. Giá tiến hành pullback tại đỉnh B để quét vùng IDM của các retail trader.
Xu hướng giảm mới chính thức được hình hành.
Qua ví dụ trên các bạn có thể rút ra kết luận, nến IFC được hình thành khi có các điều kiện sau:
- Giá phải sweep liquidity tại đỉnh/ đáy quan trọng (Swing high/low).
- Giá phải sweep liquidity tại Session high/low.
- Nến IFC có thể là một nến rút chân (Pinbar) hoặc nếu là nến bình thường thì thân nến khi đóng cửa phải có xác nhận confirm entry ở LTF.
Từ các đặc điểm hình thành trên có thể tạm chia nến IFC làm 2 loại:
- Nến IFC đảo chiều xu hướng.
- Nến IFC tiếp diễn xu hướng.
Xem thêm:
2. Nến IFC đảo chiều xu hướng.
Đây là loại nến hình thành ở vùng Extreme Supply/ Demand, giá thường phản ứng tại các vùng này khi đã cạn kiệt Liquidity và Bigboy đã đạt được mục tiêu giá của mình. Lúc này một động thái đảo chiều tiềm năng xuất hiện.
Một vị trí thường xuất hiện của loại nến IFC này là ở các Session High/ Low. Vì thời điểm kết thúc mỗi phiên giao dịch thị trường thường diễn ra gấp rút với khối lượng lớn nên đây là thời điểm nhắm đến của Bigboy để rút cạn thanh khoản của thị trường.
Cùng đến với ví dụ trên biểu đồ cặp GBPUSD khung M5 sau:
Sau khi phiên Á kết thúc, vào thời gian Lunch Break một cây nến IFC quét Session Low phiên Á, đây là dấu hiệu đảo chiều tiềm năng. Sau đó phiên Âu bắt đầu lại một lần nữa Session Low của phiên Âu bị thao túng.
Cả 2 phiên đều xuất hiện nến IFC là dấu hiệu cực mạnh để phiên Mỹ tăng mạnh. Và đúng như dự đoán phiên Mỹ đã tiếp tục đà tăng từ cuối phiên Âu sau khi Session Low phiên Âu bị quét.
Lưu ý nếu nến IFC quét Session High/Low bằng thân nến và không có đuôi dài thì phải chờ tín hiệu CHOCH để xác nhận sự đảo chiều.
Cùng đến với ví dụ trên biểu đồ cặp USDCHF khung M5 sau để làm rõ.
Thị trường đang di chuyển theo Range giá cho đến khi Lunch Break bắt đầu và một cây nến có thân to quét qua Session High phiên Á. Đây chính là nến IFC sweep Liquidity bằng thân nến. Và như các bạn quan sát được thị trường sau đó đã đảo chiều chứ không hình thành xu hướng sau khi nến IFC xuất hiện.
Để giao dịch với loại nến IFC đảo chiều xu hướng này thì trước hết các phải xác định được:
- Xu hướng hiện tại là gì?
- Nến IFC đã sweep Liquidity vùng giá nào?
- Nếu là nến IFC sweep Liqudity bằng thân nến thì phải chờ confirm entry ở khung giờ nhỏ.
- Target: Takeprofit tại đỉnh hoặc đáy Major của xu hướng liền trước đó. Stoploss trên cây nến IFC 3-5 pisp tùy theo sự quản lý rủi ro của các bạn.
Cùng đến với biểu đồ cặp EURUSD khung D1 sau:
Quan sát biểu đồ trên các bạn có thể xác định:
- Xu hướng hiện tại của thị trường đang là một xu hướng tăng.
- Giá phản ứng lại với Supply zone mà một cây nến IFC. Các bạn có thể quan sát cây nến IFC này không những có đuôi dài mà thân nến lại còn có khối lượng và lực mạnh.
- Nến IFC sweep liquidity vùng Extreme Supply zone vì vậy một giao dịch đảo chiều có xác xuất rất cao.
Theo như lý thuyết các bạn có thể đặt một lệnh Sell lúc này với target là vùng giá Major của xu hướng tăng trước đó. Stoploss trên đỉnh cây nến IFC một khoảng 3-5pips dựa vào sự quản lý rủi ro của các bạn. Và đây là kết quả:
Xem thêm:
- Phương pháp SMC là gì? Ứng dụng phương pháp SMC trong giao dịch Forex
- Khóa học SMC tinh gọn – VnRebates
3. Nến IFC tiếp diễn xu hướng:
Đúng với tên gọi của mình loại nến IFC này thường xuất hiện trong các mô hình Liquidity tiếp diễn. Vị trí của nến IFC cũng là những vùng Supply/ Demand quan trọng hoặc tại cấu trúc Major/ Minor.
Để giao dịch với loại nến IFC tiếp diễn xu hướng này thì trước hết các phải xác định được:
– Xu hướng hiện tại là gì?
– Nến IFC đã sweep Liquidity vùng giá nào?
– Nếu là nến IFC sweep Liqudity bằng thân nến thì phải chờ confirm entry ở khung giờ nhỏ.
– Target: Takeprofit tại đỉnh/ đáy của xu hướng hiện tại. Stoploss trên cây nến IFC 3-5 pisp tùy theo sự quản lý rủi ro của các bạn.
Lưu ý: Nếu nến IFC quét thanh khoản cấu trúc Minor thì rủi ro sẽ rất cao vì cấu trúc Minor thường không giữ được giá, vì vậy để hạn chế rủi ro VnRebates khuyến nghị các bạn không nên giao dịch nến IFC với cấu trúc Minor.
Cùng đến với ví dụ trên cặp AUD/USD khung D1 sau:
Quan sát biểu đồ trên các bạn có thể xác định:
- Xu hướng hiện tại của thị trường đang là một xu hướng tăng.
- Sau khi giá tạo tín hiệu BOS đã để lại một vùng Demand quan trọng.
- Giá sau khi tăng đã quay lại mitigate vùng Demand này nhưng không thể tiếp tục xu hướng tăng vì đã cạn kiệt Liquidity.
- Đây cũng là lúc mô hình Liquidity hình thành và sau khi cây nến IFC xuất hiện sweep liquidity vùng Demand các bạn càng có cơ sở vững chắc để thực hiện một lệnh Buy theo xu hướng.
Các bạn đặt Stoploss dưới Demand 3-5 pips tùy theo sự quản lý rủi ro và Takeprofit tại đỉnh cao gần nhất của xu hướng. Và đây là kết quả:
Trên đây là toàn bộ nội dung mà VnRebates muốn gửi đến các bạn về cách giao dịch với nến IFC một tín hiệu quét thanh khoản quan trọng trên thị trường. Hãy kết hợp nến IFC với các vùng cấu trúc quan trọng để có một giao dịch với xác suất cao hơn.
Tham khảo video dưới đây để nắm được toàn bộ quá trình phân tích và giao dịch với nến IFC:
Hãy cùng follow VnRebates để chờ đón các bài viết tiếp theo về SMC!
VnRebates – Hoàn phí mọi giao dịch tài chính.