Dữ liệu lạm phát CPI Flash cho tháng 3 – tâm điểm trong lịch kinh tế của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) sẽ được công bố lúc 10:00 GMT thứ Sáu này. Lạm phát vốn đã sôi sục, được dự báo sẽ tăng lên mức cao kỷ lục mới, nhưng tin tức này có thể không gây sốc cho nhà đầu tư vì họ vốn đã kỳ vọng đợt giá cả tăng lần thứ hai khi đối mặt với cuộc khủng hoảng địa chính trị Ukraine.
Bên cạnh đó, việc các thị trường tương lai đang định giá chính sách “diều hâu” của ECB vào cuối năm, thì ngay cả khi triển vọng tăng trưởng vẫn còn mong manh, đồng EUR có thể ít được hỗ trợ từ dữ liệu.
#Phân_tích_phục_vụ_NGHỀ_Trading
Lạm phát CPI khu vực Eurozone thiết lập mức kỷ lục mới
Trong tháng Hai, chỉ số giá tiêu dùng ở Khu vực đồng tiền chung châu Âu tăng nhanh hơn dự kiến với tốc độ hàng năm kỷ lục lên tới 5.9%, chủ yếu là do giá khí đốt và giá điện tăng cao. Bản công bố CPI cho tháng 3 sắp tới có thể không thể tốt hơn khi giới phân tích ước tính lạm phát sẽ tăng lên và thiết lập mức cao nhất mọi thời đại mới là 6.6% so với mức lạm phát mục tiêu 2.0% của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB).
Chỉ số CPI lõi, không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng dễ biến động, dự kiến cũng sẽ vượt qua ngưỡng đó, tăng từ 2.9% lên 3.3% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, dữ liệu CPI của Tây Ban Nha và Đức vừa được công bố vào thứ Tư ghi nhận mạnh hơn nhiều so với kỳ vọng, do đó, thêm một bất ngờ nữa vào thứ Sáu cũng không có gì đáng kinh ngạc.
ECB không mấy ngạc nhiên – Triển vọng tăng trưởng không chắc chắn
Tuy nhiên, ECB đã thừa nhận rằng lạm phát sẽ duy trì đà tăng ở mức cao suốt cả năm. Hiệu ứng cơ bản fading có thể cho thấy khả năng lạm phát sẽ giảm đôi chút ở nửa cuối năm, mặc dù trong thời gian đó, không thể loại trừ kịch bản giá cả tiếp tục leo thang trong bối cảnh những đòn trừng phạt nhằm vào Nga và xung đột quân sự tại Ukraine tiếp tục tạo đà những hợp đồng bán buôn khí đốt trên thị trường tương lai. Do đó, các doanh nghiệp có thể dần dần chuyển chi phí sản xuất phát sinh sang phía người tiêu dùng.
Câu hỏi đặt ra vào thời điểm này là ECB sẽ khắc phục tình trạng lạm phát như thế nào nếu giá cả vẫn duy trì tốc độ tăng cao hơn mục tiêu. Gần đây, một số nhà hoạch định chính sách đã cố gắng đặt cược nhiều hơn vào việc tăng lãi suất trong nửa cuối năm, trong khi các thị trường tương lai lạc quan rằng ECB sẽ thực hiện thắt chặt tiền tệ khoảng 65 điểm cơ bản vào cuối năm nay. Điều đó có nghĩa là 6 lần tăng lãi suất 10 điểm cơ bản từ tháng 6 đến tháng 12, có thể đẩy tốc độ điểm chuẩn lên 0,1%.
Mặt khác, với triển vọng kinh tế mong manh lại phụ thuộc chủ yếu vào tình hình Ukraine, thì kịch bản tăng lãi suất như trên có vẻ quá táo bạo và động thái của ECB chỉ có thể dựa trên dữ liệu sắp tới. Tiêu dùng hộ gia đình có thể trở nên thận trọng hơn khi phải đối mặt với giá hàng hóa và điện tăng cao, vốn chiếm tới 90% ngành thực phẩm chế biến.
Sau đợt sụt giảm vào cuối năm 2021, doanh số bán lẻ hàng tháng không tăng nhanh như các nhà phân tích kỳ vọng trong tháng 1, phản ánh xu hướng chi tiêu “thắt lưng buộc bụng” của người tiêu dùng. Gần hơn, dữ liệu niềm tin người tiêu dùng sơ bộ tháng 3 khu vực Eurozone giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 6 năm 2020, cho thấy người tiêu dùng vẫn tiếp tục chi tiêu thận trọng.
Đáng lưu ý, đối với trường hợp ở Mỹ, mức chênh lệch lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 và 2 năm đã đảo ngược nhưng vẫn dễ dàng cao hơn so với mức thấp nhất vào năm 2008 và 2020. Do đó, về phương diện kỹ thuật, chưa thấy dấu hiệu gì của một cuộc suy thoái sắp diễn ra.
Xem thêm: Lạm phát là gì? Nhà đầu tư nên rót tiền vào đâu trong thời kỳ lạm phát?
Nhận định cặp EUR/USD
Đối với thị trường Forex, hôm thứ Ba, đồng Euro đã được khích lệ khi có tin Nga có thể giảm hoạt động quân sự gần Kyiv và dấy lên hy vọng rằng các cuộc đàm phán hòa bình cuối cùng có thể là tiền đề cho cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Putin và Tổng thống Zelensky.
Dữ liệu CPI của Tây Ban Nha và Đức chỉ mang đến động lực hỗ trợ ngắn hạn cho đồng tiền chung Châu Âu, mặc dù trợ lực này cao hơn nhiều so với dự báo trước đó. Báo cáo lạm phát tháng 3 của khối đã được giải mã một phần do đó kết quả của ngày thứ Sáu này có thể không bổ sung manh mối gì mới cho nhà đầu tư.
Thay vào đó, theo như Gabriel Makhlouf, thành viên hội đồng quản trị của ECB cho biết vào hôm thứ Tư, thì vấn đề Ukraine có thể mới là thách thức lớn hơn đối với triển vọng của khối cũng như động lực thị trường quan trọng đối với đồng Euro.
Từ góc độ kỹ thuật, việc cặp EUR/USD đóng cửa trên vùng kháng cự 1.1120 – 1.1180 có thể thúc đẩy sự phá vỡ đường xu hướng trên ngưỡng 1.1310. Ngoài ra, phe bán có thể lấy lại quyền lực nếu giá duy trì dưới đường trung bình động đơn giản (SMA) 50 ngày và đặc biệt là quay lại dưới ngưỡng 1.1120. Trong trường hợp này, vùng 1.1000 – 1.0955 có thể xuất hiện trước tiên, trong khi tiêu điểm thấp hơn sẽ chuyển sang ngưỡng 1.0850.
Lưu ý rằng Bảng lương phi nông nghiệp của Hoa Kỳ (US Nonfarm) cũng nằm trong chương trình nghị sự vào thứ Sáu tuần này. Do đó, khả năng cao đợt biến động tiếp theo sẽ diễn ra vào cuối tuần này.
VnRebates – Nơi Trading là NGHỀ