Những kỳ vọng to lớn vào đồng Dollar Mỹ sau thông tin Fed sẽ sớm tăng lãi suất, nhưng hiện nay các cặp tiền EUR/USD, GBP/USD,.. đều biến động một cách chán chường, dòng tiền lớn không vào, thanh khoản mất hút và biểu đồ dao động đi ngang.
Chắc hẳn các anh em trading lâu năm đã quen từng đôi ít lần gặp trường hợp này đúng không. Đây là một cảm xúc cực kỳ khó chịu, tăng không tăng, giảm không giảm, cứ đi ngang tạo cảm giác chán chường, buồn tẻ cho Trader chúng ta.
Vậy chúng ta cần phải làm gì khi thị trường Forex ít dao động? Hãy cùng VnRebates tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé.
1. Hiểu về biến động thị trường (Market Volatility)
1.1. Market Volatility là gì?
Market Volatility, hay còn gọi tiếng việt là “Biến động thị trường” phản ánh dao động liên tục của thị trường gồm tăng, giảm, và đi ngang của bất kỳ loại tài sản nào.
Nói cách khác, Volatility như một thước đo giúp thống kê chính xác độ phân tán của những khoản thu hồi của thị trường chứng khoán, Forex, Crypto..Với mức dao động càng lớn thì đồng nghĩa rủi ro càng cao. Volatility, trong toán học, được đo lường bằng phương sai hoặc độ lệch chuẩn giữ lợi nhuận của loại tài sản với chỉ số thị trường.
Độ biến động thị trường (Market Volatility) thường có sự liên quan mật thiết đến rủi ro và lợi nhuận của một loại tài sản nào đó. Khi mức biến động càng lớn thì khoảng biến động giá trị của tài sản sẽ dài, tức lợi nhuận cao hay khoản lỗ cao. Với một thị trường biến động ít, không quá mạnh thì giá của tài sản đó cũng có xu hướng ổn định hơn, tức khoản lãi hoặc lỗ của anh em không nhiều.
Với một Trader chúng ta việc kiếm lợi nhuận là điều tiên quyết, do đó với một thị trường Volatility thấp tương đương lợi nhuận thấp. Các Trader thiếu kiên nhẫn sẽ rời bỏ thị trường khoản thời gian này hoặc tìm cơ hội đầu tư khác, ngược lại, với một Trader chuyên nghiệp họ xem đây là cơ hội rất tốt để mua một tài sản với mức giá rẻ. Vậy tại sao thị trường biến động và cách chúng ta phản ứng với từng thị trường như thế nào?
Xem thêm: Giao dịch forex theo xu hướng là gì? Đừng cố gắng đi ngược với cá mập nếu không muốn bị nuốt chửng.
1.2. Nguyên nhân gây biến động giá.
Thông thường trên thị trường tài chính, giá của một tài sản sẽ biến động là do cung và cầu, biến động của tài sản đó là sự thay đổi cung cầu từ một nguồn tin nào đó. Vì vậy, anh em sẽ dễ nhận thấy tài sản tài được công bố tin tức thường xuyên sẽ biến động hơn so với những sản phẩm khác. Có 4 yếu tố nguyên nhân dẫn đến biến động, sau đây:
- Thanh khoản: Tài sản được nhiều người yêu thích lựa chọn giao dịch sẽ có biến động mạnh.
- Yếu tố bất khả kháng (thiên tai, dịch bệnh,…): Những yếu tố này rất ít xuất hiện nhưng có sức ảnh hưởng vô cùng lớn đến tài sản tài chính của anh em bị rớt giá thê thảm. Vì đây là yếu tố tác động trực tiếp đến nền kinh tế nên tác động đến toàn bộ nền kinh tế. Ví dụ, dịch bệnh Covid-19 gần đây.
- Cung và cầu: Nhu cầu trên thị trường là điều làm giá biến động mạnh mẽ nhất. Chẳng hạn, giá dầu thô bị biến động cực mạnh mạnh từ việc thay đổi cung và cầu hợp tác giữa khu vực Mỹ và Ả Rập Xê Út.
- Đòn bẩy giao dịch: Tài sản có sử dụng đòn bẩy cao thường biến động mạnh, vì nhà đầu tư sẽ chỉ nắm tài sản đó ngắn hạn.
Để dễ dàng đo lường tính biến động của thị trường, chúng ta thường dùng chỉ số VIX (CBOE – Cboe Volatility Index) – đo lường thái biến động chung trong thị trường chứng khoán của 30 ngày tới trên thị từ dữ liệu 500 cổ phiếu công ty thuộc chỉ số này.
Ngoài ra, VIX Index còn được xem là chỉ báo phản ánh nỗi sợ hãi trên thị trường. Khi VIX tăng thì thị trường có xu hướng giảm và ngược lại, đặc biệt chỉ số này rất đúng tại các thị trường mới phát triển.
1.3. “Hình thù” của giai đoạn biến động của thị trường.
Khi thị trường biến động tăng, chúng ta sẽ dễ dàng thấy giá di chuyển rất mạnh và cùng một xu hướng đi lên với một khối lượng tăng đột biến rất lớn. Tại giai đoạn này, rất nhà giao dịch sẽ mua đi bán lại rất nhiều vì đơn giản giao dịch nào của họ cũng lãi cả, họ không muốn giữ các vị thế quá lâu vì có thể sẽ đánh mất các cơ hội thắng của họ.
Các nghiên cứu chuyên sâu chỉ ra rằng, biến động giá giảm phổ biến hơn là biến động tăng trong hầu khắp các thị trường hiện nay.
Thực chất, có nhiều yếu tố gây ra biến động thị trường, như tuyên bố bất ngờ của Fed, tin tức về doanh nghiệp, thậm chí chiến tranh, bao loạn, dịch bệnh,.. đều gây ra biến động giá. Nhưng đặc biệt, yếu tố quan trọng nhất chúng ta cần xét đến đó chính là tâm lý của nhà đầu tư.
- Thị trường trong xu hướng tăng: các nhà giao dịch cảm thấy tự tin và hài lòng với khoản lợi nhuận thu được và họ luôn tin rằng thị trường sẽ tiếp tục có mức duy trì đà tăng như thế. Khi đó, họ bỏ qua việc quản lý rủi ro. Nói cách khác, tâm lý ở đây là tự mãn; tham lam và phi lý trí với mọi sự kiện.
- Thị trường trong xu hướng đảo chiều giảm: các nhà giao dịch sẽ cố chấp không tin rằng thị trường đang trong giai đoạn hình thành một xu hướng giảm mới, cho dù các tín hiệu đang cho dấu hiệu tiêu cực. Nói cách khác, tâm lý ở đây là sự tự phủ nhận, lo lắng và thậm chí hoảng loạn.
- Thị trường trong xu hướng đi ngang: trong giai đoạn tích lũy của một pha tăng hoặc giảm. Dòng tiền rời bỏ thị trường, thanh khoản èo uột và nhà đầu tư chán nản. Trong giai đoạn này, tâm lý chủ yếu là sự chán chường, mệt mỏi và chán nản.
2. Dấu hiệu của một thị trường đi ngang “chán chường, buồn tẻ” là gì?
Thị trường đi ngang (sideway) là một thị trường mà giá không thể phá vỡ bất kỳ vùng giá cao (Kháng cự) và vùng thấp (Hỗ trợ) nào đó. Khi đó giá ở mức ổn định và không hình thành bất kỳ mẫu hình, chiến lược đầu tư nào.
Một số dấu hiệu kỹ thuật khác giúp anh em nhận biết một thị trường sideway như sau:
- Chỉ báo ADX: thường sẽ đi ngang và ADX nằm dưới 25. Ghi nhớ rằng, giá trị chỉ số ADX càng nhỏ thì báo rằng xu hướng càng yếu.
- Bollinger Band (BB): có dấu hiệu thu hẹp lại khi thị trường ít biến động. Khi 2 dải băng BB mỏng dần và bắt đầu thu hẹp đi, biến động thị trường thấp lại và giá ít chuyển động về bất kỳ phía nào. Nói chung, khi thị trường sideway thì 2 dải BB có dấu hiệu co hẹp và đi ngang, hay nói cách khác, BB thắt lại và giá đi trong một khu vực hẹp.
Thị trường này xuất hiện khi không ai mua bán gì nhiều. Ví dụ gần dịp lễ Tết, v…v….nhiều trader tạm thời nghỉ ngơi và không vào lệnh gì cả ngày. Hay nói cách khác, ai cũng chủ động né thị trường sideway. Nếu thị trường đi ngang nhưng với một biên độ rộng và lớn thì xem như là khoảng nghỉ của thị trường, và có thể là “trạm dừng chân” của cá mập trước để gom hàng trước khi khi đảo chiều theo một xu hướng chính.
Xem thêm: Cách xác định thị trường sideway và giao dịch hiệu quả.
3. Chúng ta cần phải làm gì khi thị trường Forex ít dao động?
Để chúng ta có thể kiếm lợi nhuận trong một thị trường “chán chường” này thì cách tốt nhất anh em nên áp dụng theo phương pháp Grid Trading. Phương pháp Grid Trading, hay còn gọi là giao dịch lưới, là một dạng phương pháp giao dịch cực kỳ phổ biến của các Trader trong thị trường tài chính, với việc đặt hàng loạt lệnh mua và bán xoay quanh mốc giá cố định trước để dễ dàng hình thành một lưới lợi ích khi thị trường đi ngang.
Grid Trading giao dịch dựa trên sự dao động của các cặp tiền tệ quanh đường hỗ trợ hoặc kháng cự. Lúc này thị trường, rất dễ dàng để chúng ta đoán giá trần hoặc giá sàn. Tuy rằng lợi nhuận của phương pháp này không nhiều nhưng nó có tỷ lệ thành công vô cùng cao.
Các cách để anh em có thể áp dụng phương pháp Grid Trading như sau:
– Bước 1: Xác định vị trí anh em sẽ Trading
Để có thể áp dụng phương pháp này, việc đầu tiên là anh em phải xác định được đường trung bình và các điểm kháng cự, hỗ trợ mà giá sẽ có xu hướng biến động dao động quanh khoảng đó (như hình vẽ). Nếu chúng ta không xác định được thì chúng ta nên hạn chế sử dụng phương pháp Grid Trading này.
Việc đặt lệnh mua và bán sẽ dựa vào khi cặp đồng tiền vượt qua mốc đã định trước, và tương tự khi chạm bất kỳ lưới nào anh em sẽ giao dịch ngay tại điểm đó. Đó là lý do tại sao phương pháp này gọi là giao dịch lưới.
– Bước 2: Xác định điểm đặt lệnh
Để xác định điểm đặt lệnh mua thì anh em phải xác định điểm mua thường cao hơn mức giá đáy khoảng chừng vài pip, ngược lại khi đặt lệnh bán thì lưu ý đặt thấp hơn mức trần, như trong hình vẽ của chúng ta dễ thấy, mức đặt lệnh mua giá cao + 0,0010200 và tiến hành đặt lệnh bán thấp +0,0013010. Với cách này, chúng ta sẽ mua được với mức giá mua nhỏ nhất và giá bán cao nhất và lặp đi lặp lại với việc đặt lệnh mua và bán như thế này.
– Bước 3: Đặt Stoploss đúng cách, hiệu quả.
Do bản chất của phương pháp Grid Trading chỉ có thể sử dụng khi giá tài sản biến động sideway và ít dao động nên chúng ta thường dễ dàng trong việc xác định điểm cắt lỗ, điểm chốt lãi. Nhưng với trường hợp thị trường Breakout, như ví dụ nếu giá đáy là 0,00102, thì anh em nên trừ một ít giá trị để xác định điểm Stoploss (cắt lỗ) khoảng là 0,009.
Nếu thị trường không may giảm sốc và phá đáy cũ và tạo ra đáy mới, chúng ta khi đó hoàn toàn không thể áp dụng phương pháp Grid Trading này được nữa. Ngược lại, nếu giá đỉnh liên tục tăng dần và phá đỉnh, thì anh em nên hủy lệnh bán để tránh thua lỗ khi thị trường Breakout vùng kháng cự. Đây chính là lý do tại sao phương pháp Grid Trading không thể hỗ trợ chúng ta khi thị trường bắt đầu đảo chiều.
Xem thêm: Làm gì khi thị trường Forex ít dao động?
KẾT LUẬN
Qua bài viết, chúng ta rút ra được rằng, cho dù thị trường ít dao động như vẫn luôn tồn tại cơ hội đầu tư cho chính chúng ta , chỉ cần chúng ta hiểu bản chất và áp dụng đúng phương pháp giao dịch. Với một thị trường ít dao động, anh em mình hoàn toàn có thể có khoảng lãi lớn từ việc mua đi bán lại trong vùng sideway và từ đó giúp chúng ta đầu tư hiệu quả hơn.
Hy vọng qua bài viết đã có câu trả lời cho câu hỏi “Làm gì khi thị trường forex ít dao động?” nhé. Chúc các anh em đầu tư thành công!