ic-markets
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
dupoin
Mở TK và hoàn phí 5 $/lot
san-trive
Mở TK và hoàn phí 9$/lot
tmgm
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
san-fxgt-dich-vu-forex-rebates
Mở TK và hoàn phí 1 $/lot
san-acy
Mở TK và hoàn phí 0.05$/lot
VNREBATES

Ba nền kinh tế Úc, New Zealand và Canada – những quốc gia hàng hóa

21.05.2022, 08:00 22 phút đọc

Trong nền kinh tế toàn cầu, mỗi quốc gia sẽ đóng một vai trò, được phân chia cho các đặc điểm tự nhiên khác nhau. Có những quốc gia là nơi cung cấp dịch vụ, có nơi sản xuất công nghiệp,…. Có những quốc gia thì chuyên sản xuất hàng hóa cho thế giới. Tận dụng chuyển động của các nền kinh tế hàng hóa cũng là món giao dịch yêu thích của anh em trader toàn thế giới vì tính thanh khoản cao. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những nền kinh tế hàng hóa nhé.

Trong những quốc gia xuất khẩu hàng hóa thì nền kinh tế Úc, New Zealand và Canada nổi lên là những cái tên đặc biệt với sản lượng xuất khẩu lớn, đa dạng, các sản phẩm xuất khẩu có chất lượng cao và được các thị trường khó tính nhất chấp nhận tiêu thụ. Với vị thế xuất khẩu của mình thì các quốc gia này và tiền tệ của họ cũng có sức ảnh hưởng nhất định trên thị trường thương mại quốc tế.

Thị trường hàng hóa được giao dịch sôi động quanh năm và tạo ra các chuyển động cho những nhà giao dịch kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên để nắm bắt được các chuyển động này thì chúng ta cần có những hiểu biết nhất định về những nền kinh tế này. Vậy hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về ba nền kinh tế Úc, New Zealand, Canada nhé.

#Kiến_thức_phục_vụ_NGHỀ_Trading

1. Nền kinh tế hàng hóa (Commodity countries) là gì?

Những nền kinh tế hàng hóa là các quốc gia sản có tỷ trọng đóng góp vào GDP lớn từ việc khai thác tài nguyên, sản xuất hàng hóa và bán cho các nước khác.

Các cặp tỷ giá của các quốc gia này được gọi là các cặp hàng hóa, tỷ giá của chúng thường biến động mỗi khi cung cầu hàng hóa có biến động trên thị trường. Đây là các cặp tiền có thanh khoản cao, xu hướng có phần ổn định trong trung hạn vì các hợp đồng mua bán hàng hóa thường diễn ra trong thời gian dài chứ không phải hàng ngày. Tuy nhiên hoạt động đầu cơ vẫn sẽ gây ra các biến động giá khó chịu mà anh em cần phải quan sát cẩn thận.

2. Ba nền kinh tế hàng hóa tiêu biểu

Nổi bật lên trong các nền kinh tế hàng hóa là các nền kinh tế Úc, New Zealand, Canada với những đặc điểm đặc biệt khiến ba thị trường này được quan tâm như:

  • Úc – quốc gia xuất khẩu quặng than lớn nhất thế giới.
  • New Zealand – quốc gia xuất khẩu sữa cô đặc lớn nhất thế giới.
  • Canada – quốc gia có diện tích rộng và nhiều tài nguyên chưa khai thác.

Cụ thể như thế nào chúng ta cùng xem tiếp nhé. Có một điều thú vị là nền kinh tế Úc và New Zealand khá gần nhau mặt địa lý và tính chất nền kinh tế, thêm nữa đây cũng là hai quốc gia bạn hàng của nhau và phụ thuộc vào nhau kha khá, nên mình sẽ nhóm chung hai nước này thành một mục để tiện anh em theo dõi.

2.1. Nền kinh tế Úc và New Zealand

2.1.1. Tổng quan nền kinh tế Úc và New Zealand

*Lưu ý: các phân tích dữ liệu chỉ có giá trị tại thời điểm thống kê

Úc New Zealand
Diện tích 7.692.024 km² 268.021 km2
Dân số 25.499.884 (2020) 5.084.300 (2020)
GDP Cơ cấu GDP 1.330 tỷ USD (PPP, 2020)

  • Dịch vụ: 62,7%
  • Xây dựng: 7,4%
  • Khai thác: 5,8%
  • Sản xuất: 5,8%
  • Nông nghiệp: 2,8%
205,5 tỷ USD (PPP, 2020)

  • dịch vụ: 71%
  • sản xuất & công nghiệp: 29%
Tăng trưởng GDP 3,54% (2020) −7,2% (2020)
Tình hình xuất nhập khẩu Xuất khẩu 254,5 tỷ USD (2020)

  • Các mặt hàng chính: quặng sắt, than, khí đốt tự nhiên, vàng, nhôm, dầu thô, đồng, thịt,…
  • Các đối tác chính: Trung Quốc, Nhật, Hàn, Mỹ, Ấn Độ, New Zealand,…
62,4 tỷ USD (2020)

  • Các mặt hàng chính: sữa, thịt, gỗ, trái cây, máy móc và thiết bị, rượu, hải sản
  • Các đối tác chính: Trung Quốc, Úc, Mỹ, EU, Nhật,…
Nhập khẩu 212 tỷ USD (2020)

  • Các mặt hàng chính: xăng dầu, ô tô, thiết bị viễn thông, xe chở hàng, máy tính, thuốc, vàng, dân dụng, đồ nội thất,…
  • Đối tác chính: Trung Quốc, Mỹ, Nhật, Đức, Thái, Anh,…
59,6 tỷ USD (2020)

  • Các mặt hàng chính: ô tô và máy bay, máy móc thiết bị, xăng dầu, điện tử , dệt may, nhựa,…
  • Các đối tác chính: EU, Úc, Trung Quốc, Mỹ, Nhật,…
Cán cân thương mại 42,5 tỷ USD (2020) 2.8 tỷ USD (2020)
Lạm phát 1,4% (2020) 1.7% (2020)
Thất nghiệp 6,5% (2020) 4,6% (2020)
Nợ công 57,8% GDP (2020) 43% GDP (2020)

Về cơ cấu GDP tuy là hai quốc gia hàng hóa nhưng cả nền kinh tế Úc và New Zealand có tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ là rất cao. Tuy tỷ trọng dịch vụ cao nhưng tỷ trọng đóng góp vào GDP từ xuất khẩu hàng hóa lớn ( Úc ~20% GDP, New Zealand ~30% GDP) khiến cho tỷ giá của hai nền kinh tế này dễ bị tổn thương bởi giá cả hàng hóa.

Xem thêm: Sự tương quan giữa tỷ giá đô la Úc và giá hàng hóa

Nếu giá hàng hóa tăng, đặc biệt là nhóm hàng kim loại, nông sản thì hai nền kinh tế Úc và New Zealand sẽ giàu lên nhờ việc hưởng lợi từ bán hàng giá cao. Ngược lại khi giá hàng hóa giảm sẽ khiến cho GDP của hai nền kinh tế này giảm đi đáng kể.

Tình hình xuất nhập khẩu của cả hai nền kinh tế Úc và New Zealand trong năm tài chính 2020 đều có được thặng dư thương mại. Úc có ưu thế về các khoáng sản thiên nhiên vì họ sở hữu cả một lục địa rộng lớn, còn New Zealand tập trung vào các mặt hàng nông lâm và hải sản nhờ tận dụng tối ưu công nghê sản xuất, diện tích quốc gia với hơn 600 đảo và vùng biển rộng lớn.

Ở chiều ngược lại là nhập khẩu thì cả hai quốc gia này đều phải nhập những mặt hàng có hàm lượng công nghệ cao như ô tô,máy bay, điện tử hay các sản phẩm giá rẻ chỉ có Trung Quốc mới sản xuất nổi như nội thất, đồ dân dụng, đồ nhựa,…

Trong khi xuất khẩu đi những mặt hàng có giá thành cao thì họ mua về những thứ rẻ hơn (đối với các mặt hàng giá trị lớn như ô tô, máy bay thì đây là những đơn hàng không thường xuyên và với qui mô dân số nhỏ họ cũng sẽ không nhập nhiều, trong khi họ xuất khẩu hàng hóa tiêu dùng hàng ngày cho các thị trường qui mô rất lớn), hơn nữa đây là hai quốc gia hàng hóa nên họ đã phần nào tự cung cho mình và giúp đất nước ngày càng giàu lên nhờ thặng dư thương mại.

Các chỉ số vĩ mô khác như lạm phát, thất nghiệp, nợ công đều được duy trì ở mức thấp giúp hai quốc gia này ổn định tỷ giá của mình. Xếp hạng tín dụng của cả hai nền kinh tế Úc và New Zealand đều được các tổ chức lớn như Moody’s (AAA) hay Fitch (AA+) đánh giá là tích cực và ổn định, cho thấy khả năng vỡ nợ của hai nền kinh tế này là rất thấp.

2.1.2. Về hai nền chính trị 

Về chính trị Úc luôn chủ động liên kết chặt chẽ với các cường quốc như Mỹ, Anh, Nhật, tham gia vào nhiều tổ chức/hiệp định với các khu vực đang phát triển như ASIAN, Châu Á Thái Bình Dương,… Làm bạn hàng lớn của Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ… theo đuổi tự do thương mại.

Úc cũng tham gia vào các thỏa thuận liên quan đến quân sự với Mỹ, Anh, Nhật và một số nước Đông Nam Á. Có thể nói Úc đang cố gắng tạo nhiều mối quan hệ nhất có thể trên tin thần hòa hảo không xung đột, tuy nhiên cũng dự phòng cho minh khi khá ưu tiên quan hệ với các cường quốc phương Tây.

Về độ hòa hữu và thân thiện Úc xếp hạng 4 trong chỉ số cam kết phát triển (2021), bằng việc giúp đỡ các quốc gia nghèo hơn mình phát triển trong nhiều mặt, trong khi nền kinh tế lớn như Mỹ chỉ xếp hạng 22.

Còn về New Zealand đây là một quốc gia có thể coi như em trai của Úc, hai nước này gắn bó với nhau gần như toàn diện từ quân sự cho đến kinh tế. Bất cứ tổ chức nào mà Úc có mặt thì cũng dẫn em mình theo và bảo vệ cho em mình, anh em có thể thấy hai nước này có chung hầu hết các bạn hàng. Công dân giữa hai nước có thể đi lại, sinh sống và làm việc tự do giữa hai quốc gia (năm 2013 có 15% dân số New Zealand sống và làm việc ở Úc).

Về nền chính trị trong nước thì cả hai quốc gia đều khá tương đồng, phần lớn dân số là người gốc Âu và khoảng một nửa dân số theo đạo Cơ đốc, phần còn lại không có tôn giáo và một vài phần trăm là các tôn giáo khác. Có thể nói nền chính trị trong nước rất ổn định, hỗ trợ rất tốt cho nền kinh tế.

Chỉ số phát triển con người – HDI của cả hai quốc gia đều >9,3 – là mức rất cao, đây là hai trong số những quốc gia có môi trường sống tốt nhất thế giới.

2.1.3. AUD, NZD – bạn thân của giá vàng!

Giá của của hai đồng tiền này biến thiên chủ yếu theo giá hàng hóa, khi giá hàng hóa lên cao thì hai nền kinh tế này đều thu về nhiều ngoại tệ để trợ giá cho đồng nội tệ của mình, ngược lại khi giá hàng hóa giảm thì thu nhập của hai quốc gia này cũng giảm theo và giá nội tệ cũng sẽ giảm theo.

Ngoài ra giá của AUD còn biến thiên thuận theo giá vàng, bởi vì Úc là quốc gia khai thác vàng lớn thứ 3 trên thế giới (2020).

Vậy tại sao NZD cũng là bạn của giá vàng? Điều này xảy ra vì mức độ gắn kết của hai nền kinh tế Úc và New Zealand, Nếu Úc phát triển thì cũng sẽ nhập khẩu nhiều hơn từ New Zealand và kéo theo NZD cũng được hưởng lợi tăng giá.

Xem thêm: 6 yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến giá vàng trên thị trường vàng

Trên đây là các phân tích cơ bản về hai nền kinh tế hàng hóa anh em là Úc và New Zealand, cậy còn Canada – một tay buôn lắm hàng cũng rất thú vị nữa, anh em cùng mình tìm hiểu tiếp nhé!

2.2. Nền kinh tế Canada

kinh tế úc

Canada

Canada là một quốc gia kinh tế phát triển với diện tích rộng 9.985.000 km² (thứ 2 trên thế giới) và dân số chỉ 38,01 triệu người (2020) khiến phần lớn đất đai vẫn còn hoang sơ, đây là nguồn tài nguyên vô cùng dồi dào. Canada là quốc gia có trữ lượng dầu lớn thứ 3 thế giới. Có thể nói đây là quốc gia có rất nhiều cái nhất nhì.

2.2.1. Tổng quan nền kinh tế Canada

kinh tế úc

Cơ cấu GDP của Canada

GDP theo sức mua tương đương của Canada là 2.027,37 tỷ USD (2021) xếp hạng 15 trên toàn cầu. Được coi là một quốc gia hàng hóa nhưng trong cơ cấu GDP của Canada đóng góp tới ~70% lại là nhóm ngành dịch vụ khoảng 30% còn lại mới đến từ hoạt động sản xuất, buôn bán hàng hóa.

kinh tế Úc

Tăng trưởng GDP của Canada

Tăng trưởng GDP của Canada lần đầu bị âm kể từ 201o, việc này nguyên nhân là do lockdown toàn cầu, tình hình chung và kết quả chung nên con số này không thể dùng để đánh giá độ hiệu quả của nền kinh tế Canada được. Tuy người dân đã mất rất nhiều tiền nhưng với quy mô dân số nhỏ và GDP lớn thì cuộc sống người dân ngoài hạn chế đi lại thì hầu như không ảnh hưởng nhiều.

Tình hình xuất nhập trong năm tài chính 2021, Canada thặng dư thương mại 17,7 tỷ USD. Một con số khá ổn cho nền kinh tế.

Xuất khẩu 631,3 tỷ đô la (năm 2021)

kinh tế úc

Đối tác xuất khẩu chính của Canada

Các mặt hàng xuất khẩu chính: xe, máy móc công nghiệp, máy bay, thiết bị viễn thông, hóa chất, nhựa, phân bón, gỗ, dầu thô, khí đốt tự nhiên, điện, nhôm,…

Nhập khẩu: 613,6 tỷ đô la (năm 2021)

kinh tế úc

Đối tác nhập khẩu chính của Canada

Các mặt hàng nhập khẩu chính: máy móc thiết bị, xe có động cơ và phụ tùng, dầu thô, hóa chất, điện, hàng tiêu dùng lâu bền,….

Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy các đối tác chính và quan trọng nhất của Canada là Hoa Kỳ và EU, hai khu vực này gần như nhập và bán toàn bộ hàng hóa cho Canada, trong khi đó với Trung Quốc là nước khiến Canada thâm hụt nhiều nhất.

Tỷ lệ lạm phát của Canada dao động chặt trong một khoảng nhất định, dù dao động trong biên hẹp nhưng mỗi năm đều là những cú giật mạnh về hai phía. Tuy nhiên đây vẫn là một mức lạm phát nhỏ dù nó đã bứt ra khỏi xu hướng giảm và tăng lên cũng chỉ mới 3.4% (2020). Những biến động này phần nào sẽ bào mòn lợi nhuận của những nhà giao dịch ngắn hạn, anh em nên cẩn thận với stop loss hẹp khi giao dịch đồng CAD.

kinh tế úc

Lạm phát của Canada

Tỷ lệ thất nghiệp của Canada được duy trì khá ổn định trong một thời gian dài, từ 2019 đến 2020 thất nghiệp có tăng nhanh khi toàn cầu lockdown, tuy nhiên từ 2020 chính phủ đã phá giá đồng tiền, chấp nhận đánh đổi lạm phát và giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống. Trong ngắn hạn việc này có thể làm giá CAD giảm nhưng khi nền kinh tế toàn cầu trở lại thì nhu cầu hàng hóa tăng mau sẽ lại đẩy CAD đi lên.

kinh tế úc

Tỷ lệ lạm phát của Canada

Nợ công của Canada là 11o% GDP (2021), đây là mức nợ không tốt tuy nhiên với trữ lượng hàng hóa của quốc gia mình thì mức nợ này dường như không đáng ngại với Canada. Minh chứng là các tổ chức tín dụng lớn như Moody’s (AAA) Fitch (AA+) vẫn rất lạc quan vào nền kinh tế này.

2.2.2. Nền chính trị Canada

Chính trị tại Canada là một vấn đề phức tạp. Canada theo đuổi đường lối chính trị độc lập và hợp tác.

Canada và Mỹ là một trong hai quốc gia sáng lập NATO tuy nhiên vì chia sẻ đường biên giới dài nhất thế giới với Mỹ nên giữa hai quốc gia này rất hay xảy ra cãi vã. Tuy nhiên Canada lại có quan hệ rất thân thiết với Anh vì một số yếu tố mang tính lịch sử.

Tình hình trong nước thì dân số Canada khá phân mảnh, hơn 76% là người gốc Âu, 14% là gốc Á, phần còn lại bao gồm người da đen, người bản địa, la-tinh. Thêm nữa cơ cấu tôn giáo ở quốc gia này cũng không mang tính đồng nhất cao, khoảng 67% là tín hữu Kito nhưng bên trong gần như chia đôi ra công giáo Roma và các giáo phái tin lành khác (họ vốn không thích nhau mấy) khoảng 33% còn lại là không tôn giáo và các đạo khác.

Tuy nhiên gỡ gạc lại thì khoảng cách giàu nghèo của Canada chỉ ở mức trung bình, còn chỉ số phát triển con người HDI đạt tới mức rất cao 0,93. Những điều này giúp cho người dân không quá bất mãn và phần nào ổn định nền chính trị trong nước, môi trường chính trị ổn định sẽ hỗ trợ rất tốt cho nền kinh tế.

2.2.3. CAD – chạy trước giá dầu!

Vì là quốc gia nhiều dầu mỏ và đây cũng là mặt hàng xuất khẩu chính nền mỗi khi giá dầu tăng thì CAD cũng sẽ tăng theo, điều này dễ hiểu đúng không anh em.

kinh tế úc

Tương quan giữa giá dầu và CAD

Xem thêm: Tại sao đồng CAD và giá dầu có mối tương quan vô cùng chặt chẽ

Nhìn vào biểu đồ trên anh em có thể thấy là CAD tuy tương quan vô cùng chặt nhưng có vẻ là chạy trước giá dầu, nguyên nhân là các nhà nhập khẩu cần mua CAD trước để có thể mua dầu, nên anh em có thể tận dụng điều này, mỗi khi thấy CAD có biến động hãy cân nhắc đến cơ hội giao dịch với dầu nhé.

#Thực_chiến_NGHỀ_Trading

3. Các chỉ báo theo dõi ba nền kinh tế hàng hóa

*Lưu ý: các cặp chỉ số được so sánh có mối quan hệ nhưng không nói lên quy luật tuyệt đối, anh em cần xem xét thêm nhiều chỉ số vĩ mô nữa để đánh giá chính xác nhất có thể sức khỏe một nền kinh tế và đồng nội tệ của nó.

Cũng như các nền kinh tế Mỹ hay EU, việc theo dõi các chỉ số nhạy nhất với thị trường như chỉ số chứng khoán, lãi suất, các chỉ số vĩ mô như GDP, lạm phát, thất nghiệp, các Ngân hàng Trung ương…. thì với đặc điểm là nền kinh tế hàng hóa và phụ thuộc khá nhiều vào giao thương anh em cũng nên theo dõi thêm một số chỉ báo sau:

  • Cán cân thương mại: là những nền kinh tế hàng hóa thì cán cân thương mại không thể thâm hụt, nếu xảy ra thâm hụt chứng tỏ quốc gia này đã mất đi sức hấp dẫn chính trên thị trường quốc tế khi hàng hóa của họ phải bán rẻ và mua các sản phẩm đắt, dần dần sẽ bị thay thế bởi các quốc gia sản xuất khác, như vậy đồng nội tệ cũng sẽ có ít nhu cầu hơn và giảm giá trị.
kinh tế úc

Tương quan giữa USD/CAD với Cán cân thương mại của Canada

Cán cân thương mại của Canada có tương quan khá tốt với USD/CAD phải không anh em. Trong suốt giai đoạn 2000 – 2008 Canada thặng dư thương mại lớn thì giá CAD liên tục tăng cao so với USD (USD/CAD giảm) và ngược lại trong suốt giai đoạn  2009 – 2020 khi Canada thương dư ít và thâm hụt thì CAD mất giá liên tục so với USD (USD/CAD tăng).

  • Thời tiết: với các nền kinh tế hàng hóa thì thời tiết có tác động rất lớn, một năm hạn hán, một vụ mất mùa hay một mùa bão có thể thổi bay hàng chục tỷ USD của đất nước này, làm giảm GDP và dĩ nhiên cả giá nội tệ. Tuy nhiên việc thiếu nguồn cung hàng có thể đẩy giá hàng lên cao và người hưởng lợi là người khác – những ai còn hàng.
  • Giá cả hàng hóa: nhà mình bán hàng mà giá tăng thì mình thu nhiều tiền là điều dễ hiểu phải không anh em, cung cầu là yếu tố lớn nhất ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa, mỗi khi nguồn cung thiếu hụt thì giá lại tăng, các quốc gia còn hàng thì nhu cầu đồng tiền của họ sẽ tăng và làm họ giàu lên.
kinh tế úc

Tương quan AUD/CNY với giá than đá

Úc là một nước xuất khẩu than đá rất lớn, một trong những bạn hàng của Úc là Trung Quốc. Quan sát hình anh em sẽ nhận ra rằng mỗi khi giá than tăng thì AUD lại tăng cao so với CNY (AUD/CNY tăng) và ngược lại.

  • Sức khỏe bạn hàng: dĩ nhiên rồi anh em, nhà mình bán hàng mà bạn hàng mình mà ốm thì ai mua hàng cho mình, nhất là các bạn hàng lớn như Trung Quốc, Mỹ,… tình hình kinh tế của các quốc gia này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới các quốc gia hàng hóa.
  • Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP): chỉ số này được thống kê hàng tháng, quý, năm. Khi nền kinh tế mở rộng sản xuất, nhu cầu nguyên liệu, nhiên liệu tự khắc tăng lên thì như cầu các đồng tiền của ba nước này cũng tăng theo và kéo giá của nó đi lên. Theo dõi chỉ số này có thể giúp anh em đánh giá được mình đang ở đâu trong con sóng và ra quyết định hợp lý hơn cho những cú trade của mình.
kinh tế úc

Tương quan giữa AUD/CNY với sản lượng công nghiệp của Trung Quốc

Than đá là một trong những nguồn nguyên liệu chính phục vụ công nghiệp, thị thị trường tiêu thụ than lớn nhất của Úc là Trung Quốc. Anh em có thể thấy mỗi khi Trung Quốc giảm sản lượng thì sẽ giảm nhập khẩu than thì một phần nhu cầu với AUD giảm đi và giá AUD tất nhiên sẽ giảm xuống (AUD/CNY giảm) và ngược lại.

Tuy nhiên nếu Úc tìm được bạn hàng lớn hơn hoàn toàn giá AUD có thể tăng. Nhưng mà có vẻ là không, vì còn ai ngoài công xưởng thế giới đây anh em.

4. Một số nền kinh tế, xu hướng hàng hoá khác

Trong nền kinh tế hiện đại, mọi thứ đang thay đổi chóng mặt, các nguyên tắc cũ có thể sẽ không còn đúng ở hiện tại. Ví dụ như xe xăng bị thay thế bằng xe điện vậy dĩ nhiên nhu cầu với dầu giảm làm giảm một phần nhu cầu với các đồng tiền của các nước bán dầu.

Các công nghệ canh tác mới cũng đã phần nào khắc phục các điều kiện tự nhiên khiến việc sản xuất trở nên dễ dàng hơn, xu hướng buôn hàng dần sẽ giảm xuống, thay vào đó là buôn công cụ. Các công nghệ nuôi cấy thịt trong phòng thí nghiệm một ngày nào đó có thể làm giảm nhu cầu thức ăn chăn nuôi.

Tựu chung các nhu cầu hàng hóa thuần túy khai thác từ thiên nhiên có thể dịch chuyển thành nhu cầu hàng hóa nhân tạo. Đấy chính là lúc các quốc gia sở hữu công nghệ vượt trội sẽ thành những quốc gia hàng hóa mới.

Thậm chí ở thời điểm hiện tại nhu cầu hàng hóa khai khoáng vẫn còn rất lớn thì Trung Quốc và Nga đang nổi lên là những quốc gia đứng đầu thị trường hàng hóa khi mà tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc chiếm hơn 15% kim ngạch toàn cầu (2020), Nga cũng là một nước xuất khẩu dầu giá rẻ rất mạnh.

5. Kết luận

Trên thị trường mọi thứ đều có thể xảy ra, kiến thức là để tham khảo, anh em vẫn cần phải đào sâu thêm kiến thức, rèn luyện và tích lũy kinh nghiệm để kiếm được lợi nhuận và biến trading thành nghề. Thêm nữa là luôn tôn trọng rủi ro và quản trị vốn một cách nghiêm túc anh em nhé.

Chúc anh em giao dịch gặt hái nhiều thành quả!

VnRebates – Nơi Trading là NGHỀ

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.