Trong cuộc phỏng vấn vào cuối tuần qua của ECB, họ đã bày tỏ quan ngại về việc đồng Euro sẽ tiếp tục mất giá trong thời gian tới và vẫn duy trì lập trường tiếp tục tăng lãi suất trong những tháng tới.
Như dự kiến, chủ tịch Cục dự trữ Liên bang Mỹ đã có bài phát biểu tại hội nghị Jackson Hole vào 21h tối nay. Theo những gì ông chia sẻ, thì điểm quan trọng nhất là Fed sẽ tiếp tục chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ của mình để kiểm soát lạm phát, cho đến khi lạm phát thực sự kết thúc. Phát biểu này đã nhanh chóng khiến DXY tăng mạnh, thậm chí có thể là đà tăng trong dài hạn.
Trong ngày hôm nay, tâm điểm sẽ đổ dồn về bài phát biểu của Chủ tịch Fed, ông Powell tại hội nghị chuyên đề Jackson Hole vào lúc 14:00 GMT (21h theo giờ Việt Nam). Bài phát biểu của ông Powell dự kiến sẽ diễn ra trong khoảng 30 phút. Đồng Đô la đang có xu hướng giảm nhẹ trong khi chờ đợi bài phát biểu này.
Jackson Hole là nơi tập hợp các chủ ngân hàng trung ương hàng đầu của Mỹ và các chủ ngân hàng khác trên thế giới. Các học giả và nhà báo cũng tham dự với mục tiêu chung là tháo gỡ những khó khăn và tìm ra hướng đi cho nền kinh tế toàn cầu giai đoạn sắp tới.
GDP Hoa Kỳ hàng quý giảm ít hơn so với dự kiến. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho nền kinh tế, nhưng liệu nền kinh tế đã đến lúc phục hồi hay chưa?
Nền kinh tế Đức qua cuộc khảo sát của Ifo vẫn cho thây sự bi quan bao trùm, các chỉ số đều sụt giảm, sự kiện này vô hình chung sẽ ảnh hưởng khá nhiều lên đồng EUR trong trung hạn vì Đức là một trong những nền kinh tế đóng góp nhiều nhất vào khu vực EU
Thị trường chứng khoán Mỹ từ nay tới cuối tuần có vẻ sẽ không có nhiều biến động khi mà các dữ liệu kinh tế quan trọng đã được công bố gần hết, và bài phát biểu sắp tới của chủ tịch FED trong Hội nghị chuyên đề kinh tế Jackson Hole đang đến rất gần, khiến các nhà đầu tư dường như cẩn trọng hơn trong các quyết định của mình.
Đơn đặt hàng của Mỹ trong tháng 7 có chiều hướng giảm so với dự kiến, khiến cho đồng USD có một nhịp giảm điều chỉnh nhẹ. Nhưng dường như dữ liệu này là không đủ để ngăn cản đà tăng đang rất mạnh của DXY.
Giá dầu đang có xu hướng tăng trở lại khi mà nguồn cung gặp khó khăn, lượng dự trữ giảm và các vấn đề chính trị khác đang ngày càng trở nên khó đoán.
Không có sự đột phá gì so với Anh, EU và các khu vực khác trên thế giới, PMI của Hoa Kỳ cũng giảm mạnh trong tháng 8. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đang chậm lại và sẽ thúc đẩy các chính sách mới từ Fed.
PMI – chỉ số quản lý thu mua, là dữ liệu quan trọng phản ánh tình hình kinh tế của một nước. Và trong chiều ngày 23 tháng 8, dữ liệu PMI của Anh đã được công bố với con số đáng thất vọng, thách thức sự phục hồi của GBP/USD trong thời gian tới.
PMI – chỉ số quản lý thu mua, là dữ liệu khá quan trọng phản ánh tình hình kinh tế chung toàn khối Eurozone, dữ liệu này sau khi được công bố sẽ làm tiền đề cho một loạt các điều chỉnh trong chính sách điều hành vĩ mô trong thời gian tới.
EUR/USD giảm xuống dưới mức 1 là sự kiện đã 20 năm rồi mới xảy ra. Đây là sự kiện quan trọng nhưng lại không mấy vui vẻ đối với khu vực đồng EUR, cho thấy nền kinh tế Châu Âu đang thực sự gặp nhiều vấn đề, dòng tiền đang rời bỏ Châu Âu và tìm đến những nơi an toàn hơn như USD.
Theo đánh giá của các nhà chiến lược ngoại hối Lee Sue Ann và Quek Ser Leang tại Tập đoàn United Overseas Bank, sự tiếp tục của xu hướng tăng có thể đẩy tỷ giá USD/CNH đến mức kháng cự tiếp theo tại 6,8600, sau đó là 6,8800.
Đức – Cường quốc kinh tế của châu Âu đã khởi động nửa cuối năm nay với một dấu hiệu yếu kém, khi xuất khẩu của nước này ngoài Liên minh châu Âu (EU) giảm 7,6% trong tháng 7 – theo Văn phòng Thống kê Liên bang cho biết vào sáng thứ Hai.
Ai sẽ cứu nền kinh tế toàn cầu nếu nhân tố chính của tăng trưởng kinh tế toàn cầu – Trung Quốc đang chậm lại? Khi tăng trưởng ở các nền kinh tế lớn chậm lại do lạm phát cao, nhiều người hy vọng rằng Trung Quốc sẽ đóng vai trò quan trọng trong sự hồi phục của kinh tế toàn cầu, nhưng diễn biến thực tế lại không mấy lạc quan.
Doanh số bản lẻ của Canada tháng 6 tốt hơn dự kiến, nhưng trong tháng 7 có khả năng sẽ giảm sút. Đồng CAD đang tiếp tục trong đà suy yếu khi mà tỷ giá USD/CAD vẫn duy trì xu hướng tăng.
Triển vọng kinh tế Đức – nền kinh tế lớn nhất châu Âu, ảm đạm do giá năng lượng tăng và gián đoạn chuỗi cung ứng. Trước những dữ liệu xấu liên tiếp từ các nền kinh tế châu Âu, thì đồng EUR vẫn tiếp tục đà giảm và chưa có dấu hiệu dừng lại.
Số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần ở Mỹ giảm so với tháng trước và thấp hơn dự kiến, đây là một tín hiệu tích cực đối với nền kinh tế. Dữ liệu về thất nghiệp đôi khi không được để ý nhiều, nhưng trên thực tế đây là thông tin khá quan trọng thể hiện sức khỏe tổng thể của nền kinh tế, bởi mức chi tiêu của người tiêu dùng có liên quan chặt chẽ tới tình hình của thị trường lao động.
Không bao lâu sau khi thông tin Mỹ và Đài Loan muốn đàm phán thương mại được công bố, Trung Quốc đã có những phát ngôn liên quan để phản đối việc này. Bộ ngoại giao Trung Quốc cho biết Bắc Kinh sẽ thực hiện các biện pháp kiên quyết để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của mình và kêu gọi Mỹ không đưa ra phán quyết sai lầm.