Tin_tức_phục_vụ_NGHỀ_Trading
Nối tiếp những thông tin không mấy tích cực của nền kinh tế Đức trong tuần trước, thì ngay trong ngày đầu tiên của tuần này, các con số thống kê lại cho thấy những dữ liệu ảm đạm khác của nền kinh tế đầu tàu của khu vực EU này.
Những nội dung chính trong báo cáo xuất khẩu của Đức
Hiện nay, Hoa Kỳ vẫn là đối tác thương mại quan trọng nhất đối với Đức trong tháng Bảy, khi lượng hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ tăng 14,9% trong năm nay.
Lượng hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc tăng 6,1% trong năm và xuất khẩu sang Nga giảm 56,0% so với cùng kỳ năm ngoái.
Như vậy, dù xuất khẩu sang Mỹ và Trung Quốc tăng nhưng mức sụt giảm về hàng hóa xuất khẩu sang Nga lại quá lớn, do đó sản lượng hàng hóa xuất sang Mỹ và Trung cũng không đủ để bù đắp thâm hụt thương mại cho Đức. Tuy nhiên cũng không có gì khó hiểu về những con số này khi mà các lệnh trực phạt của phương Tây đối với Nga thời gian qua đã ngăn cản giao thương giữa nước này với châu Âu nói chung và Đức nói riêng.
Điều đáng nói trong dữ liệu thống kê này, đó là nền kinh tế Đức đang trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc trong nửa đầu năm 2022.
Cuối tuần qua, Chủ tịch Bundesbank Joachim Nagel cho biết nền kinh tế Đức “có khả năng” bị suy thoái trong mùa đông năm nay nếu cuộc khủng hoảng năng lượng tiếp tục diễn ra.
Phản ứng thị trường
Tỷ giá EUR / USD được giao dịch lần cuối ở mức 1,00035, giảm 0,35% trong ngày, do cuộc khủng hoảng khí đốt đang diễn ra. Các tin tức xấu liên tiếp của nền kinh tế đã kéo đồng EUR giảm rất sâu, cùng với việc chỉ số sức mạnh của đồng đô la Mỹ (DXY) đang tăng mạnh do hưởng lợi từ việc Trung Quốc cắt giảm lãi suất đã đưa tỷ giá EUR/USD một lần nữa trở lại mức ngang giá.
VnRebates – Nơi Trading là NGHỀ
Nguồn: FxStreet