Một trong những thị trường hoạt động sôi nổi nhất từ đầu năm 2021 cho đến giờ là thị trường hàng hóa cơ bản. Hiện tại, ở nhiều ngành công nghiệp và quốc gia, chi phí sản xuất của hầu hết mặt hàng đã tăng vọt, dẫn đến sự tăng cao của giá cả. Ngoài ra, một chủ đề được bàn luận thường xuyên thời gian gần đây là về một “siêu chu kỳ” hàng hóa cơ bản (commodities supercycle).
“Siêu chu kỳ” không phải là một khái niệm còn quá mới nhưng nó mới dần được phổ biến hơn trong giới đầu tư trong 6 tháng qua khi mà các nền kinh tế vẫn còn đang vật lộn trong cuộc chiến hồi phục sau đại dịch và các ngành công nghiệp vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn.
Người tiêu dùng, nhà đầu tư và các doanh nghiệp đều nhận thấy một xu hướng tăng chung trong giá cả của các mặt hàng kim loại, thực phẩm, những vật liệu cơ bản như bê tông, thép, v.v…
Trong viễn cảnh bình thường, theo quan hệ cung-cầu, khi một loại hàng hóa nhất định tăng giá sẽ dẫn đến sự tăng trưởng nguồn cung của hàng hóa đó. Điều này góp phần điều chỉnh và cuối cùng là giảm giá của mặt hàng nói trên; đồng thời giúp cho mối quan hệ cung-cầu được cân bằng, không bị phá vỡ.
Tuy vậy, khi ở trong một “Siêu chu kỳ”, cơ chế này dường như không còn hoạt động, khiến cho một loạt các hàng hóa được tăng giá. Ngoài ra, những khó khăn trong việc đáp ứng nguồn cung cũng có thể coi là nguyên nhân dẫn đến giá cả leo thang.
Các loại vật liệu xây dựng cũng không nằm ngoại lệ. Sự bùng nổ giá của loại mặt hàng này gây ra sự hoang mang không nhỏ cho ngành công nghiệp xây dựng trong tình cảnh chuỗi cung ứng vẫn còn bị gián đoạn do đại dịch.
→ Tham khảo thêm: 3 thách thức cho giá dầu thô trong tương lai
Vậy, liệu xu hướng này có tiếp tục trong năm nay?
Trên thực tế, vẫn chưa có dấu hiệu cho thấy xu hướng này sẽ chậm lại trong thời gian ít nhất 6 tháng tới. Khi mà hầu hết mọi nền kinh tế chưa hồi phục được năng lực sản xuất như cũ hoặc mới mở cửa trở lại, dường như chúng ta sẽ tiếp tục phải chứng kiến giá các mặt hàng cơ bản tăng song song với việc năng suất của các ngành công nghiệp quay trở lại như thời kì tiền Covid.
Những gói cứu trợ, nâng cấp cơ sở hạ tầng khổng lồ cũng như sự thiếu hụt nguồn cung trong khi nhu cầu vẫn tiếp tục tăng là những lý do chính khiến cho viễn cảnh trên dần trở thành hiện thực tại khu vực châu Âu và Bắc Mỹ.
Giá cả leo thang thậm chí còn được phản ánh rất rõ ràng trên chỉ số hàng hóa cơ bản của Bloomberg (Bloomberg Commodity Spot Index). Hiện tại, giá trị của chỉ số này đã đạt mức cao nhất kể từ năm 2011.
Hầu hết mọi loại hàng hóa trong năm qua đã tăng rất mạnh về giá, điều này được cho là dấu hiệu hồi phục từ ảnh hưởng mất giá do đại dịch từ tháng 3 năm 2020. Theo đà tăng, một số loại hàng hóa, có thể kể đến các dạng kim loại như đồng, thép, đã đạt được những mức đỉnh lịch sử.
Dù vậy, thị trường kim loại cơ bản và kim loại thô vẫn cho thấy sự thiếu hụt về nguồn cung. Ví dụ có thể thấy từ những sự kiện liên quan đến thị trường bạc trong tháng 2 năm nay.
Xu hướng này không phải là sẽ không có hồi kết. Tuy vậy, phải nói rằng việc giá tăng sẽ không chấm dứt trong thời gian gần khi mà quan hệ cung – cầu vẫn đang chưa được cân bằng như thời điểm trước đại dịch.
Thậm chí, thời điểm châu Âu đang dần mở cửa trở lại và hoạt động kinh tế được tiếp tục trên toàn thế giới sẽ là lúc nhu cầu cho nhiều loại hàng hóa, đặc biệt là các vật liệu xây dựng, sẽ còn tăng cao hơn thời điểm hiện tại.
Ngoài ra, nhiều chính phủ đã bắt đầu theo đuổi một nền kinh tế thân thiện với môi trường hơn. Vì vậy, những mặt hàng liên quan đến ngành công nghiệp xanh hẳn sẽ còn được quan tâm rất nhiều trong thời gian tới. Tiêu điểm có thể kể đến bạc; mặt hàng này được cho là sẽ được lợi từ xu hướng “kinh tế xanh” do bạc là một nguyên liệu quan trọng trong sản xuất điện mặt trời cũng như chế tạo thiết bị di chuyển bằng điện.
Xem thêm: Platinum – Mức giá nào cho kim loại của tương lai?
Kịch bản đẹp nhất cho nửa sau của năm 2021
Xu hướng “mọi thứ cùng tăng” chắc chắn sẽ còn tiếp tục trong nửa sau của năm nay và có một số kịch bản chúng ta có thể mong đợi từ đà tăng này.
Giá bạc vẫn còn thấp hơn rất nhiều mức đỉnh được thiết lập năm 2011 là 50 USD trong khi giá vàng đã “hạ nhiệt” sau khi đạt đỉnh kỉ lục trong năm ngoái. Với việc lạm phát vẫn còn tăng, nhà đầu tư hoàn toàn có thể đặt cược vào các kim loại trên trong tình cảnh đồng USD sẽ bị suy yếu.
Thị trường nhà đất và xây dựng cũng có dấu hiệu quay trở lại. Đấy sẽ là tín hiệu tốt cho sự tăng trưởng của giá gỗ, cho dù giá mặt hàng này thậm chí đã đạt được những mức cao mới.
Cuối cùng, ngành công nghiệp khai thác thép đã bùng nổ trở lại vào năm 2021 và sẽ tiếp tục xu hướng này cho đến ít nhất những tháng mùa hè. Những dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng của chính phủ Mỹ đã và đang trong quá trình đàm phán. Nếu được thông qua, những dự án này sẽ đòi hỏi một lượng lớn thép để sử dụng.
Những nỗ lực gần đây của Trung Quốc nhằm điều chỉnh và hạ nhiệt ngành công nghiệp này cũng không làm ảnh hưởng nhiều đến giá thép, vốn sẽ tiếp tục tăng vào mùa thu.
Tất nhiên, quỹ đạo của các mặt hàng này vẫn phụ thuộc vào việc nền kinh tế mở cửa trở lại, đại dịch Covid-19 ngừng bùng phát các chủng mới và hoạt động của các ngành công nghiệp có cho thấy dấu hiệu của sự đi lên.
Thời điểm hiện tại, các nhà đầu tư nên tìm kiếm cơ hội đầu tư từ sự sụt giảm giá cả tạm thời của bất kỳ mặt hàng nào, do những biến động trong lãi suất trái phiếu gây ra. Xem xét khía cạnh lịch sử, hàng hóa cơ bản là một kênh đầu tư có tần suất biến động lớn. Vì vậy, một sự thẩm định kỹ càng, chuẩn bị là bước cần thiết trước giao dịch bất kỳ tài sản nào trong kênh đầu tư này.
Xem thêm: Cơ hội đầu tư Bạc trong năm 2021?
Nguồn:forexlive.com