ic-markets
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
dupoin
Mở TK và hoàn phí 5 $/lot
san-trive
Mở TK và hoàn phí 9$/lot
tmgm
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
san-fxgt-dich-vu-forex-rebates
Mở TK và hoàn phí 1 $/lot
san-acy
Mở TK và hoàn phí 0.05$/lot
VNREBATES

Chiến tranh dầu mỏ và khủng hoảng vàng đen – hai mặt sáng tối của dầu thô

15.04.2022, 08:00 19 phút đọc

Chiến tranh dầu mỏ và khủng hoảng dầu thô là hai sự iện thường xuyên diễn ra và đưuọc gắn với các mác vì lợi ích chung, nhưng thực sự những cuộc chiến này là vì điều gì? Khả anwng tác động của nó lên thị trường hàng hoá nói chung và thị trường dầu thô nói riêng như thế nào?

Dầu mỏ hay còn được xem như là vàng đen của thế giới là một loại nhiên liệu có lịch sử khốc liệt với các cuộc khủng hoảng và chiến tranh dầu mỏ đan xen nhau trong suốt quá trình hình thành và phát triển. Vậy khi phải đối mặt với những biến động lịch sử như vậy thì giá dầu mỏ sẽ đi về đâu? Các trader đang giao dịch các hợp đồng tương lai tại các broker cần chuẩn bị gì cho mình khi các sự kiện này xảy ra với dầu?

1. Chiến tranh dầu mỏ – những cuộc chiến khốc liệt trong lịch sử

Đối với các ngành công nghiệp và quân sự thì dầu mỏ luôn là nguồn tài nguyên thiên nhiên có giá trị chiến lược, quan trọng sống còn. Chính vì vậy, các cuộc chiến tranh giành quyền kiểm soát dầu mỏ thường xuyên nảy sinh mỗi khi lợi ích khai thác vàng đen bị đe doạ. Có thể kể ra 5 cuộc chiến điển hình và quy mô lớn trong lịch sử chiến tranh dầu mỏ:

Cuộc chiến giành quyền kiểm soát dầu mỏ trong thời gian diễn ra Chiến tranh Thế giới lần 2.

Địa điểm diễn ra cuộc chiến tranh dầu mỏ này là Nhật Bản. Vào tháng 8/1941, Mỹ và châu Âu ban hành lệnh cấm vận chống cung cấp dầu mỏ cho Nhật Bản với lý do Quân đội Nhật xâm lược Trung Quốc và chiếm thuộc địa của Pháp ở Đông Dương. Đây chính là sự khởi đầu cho chiến dịch xâm lược của Nhật Bản ở Thái Bình Dương, Viễn Đông và Đông Nam Á. Điều này, cùng với các lý do khác, là nhân tố thúc đẩy Nhật Bản tham gia vào Chiến tranh thế giới lần 2.

Trong khi đó, những hành động đánh chiếm các mỏ dầu ở châu Á cũng không đem đến các lợi ích cho nền kinh tế Nhật Bản vì việc chuyển dầu từ các khu vực này đến Nhật Bản là điều không dễ dàng do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Đến cuối chiến tranh thế giới lần 2, Nhật Bản rơi vào cảnh thiếu hụt dầu đến mức “phải đốn rừng để sản xuất nhiên liệu cho máy bay”. Chiến tranh và tham vọng đối với trữ lượng dầu vô hạn đã dẫn đến “sự sụp đổ của một đế chế ở Châu Á”.

Trận đánh ở Stalingrad và cuộc chiến của phát xít Đức xâm lược Liên Xô.

Tháng 6/1942, lực lượng chủ lực của quân đội phát xít được giao nhiệm vụ đi xâm lược miền Nam nước Nga để tiếp cận với nguồn dầu mỏ khổng lồ ở khu vực Kavkaz. Dù có lực lượng hùng hậu nhưng quân đội phát xít đã không thực hiện được bất cứ mục tiêu nào trong hai mục tiêu trên.

chiến tranh dầu mỏ

Chiến tranh dầu mỏ giữa Đức và Nga, Thế chiến thứ 2

Trong vòng 6 tháng, quân đội phát xít được cử đánh chiếm Kavkaz đã bị đẩy lui, hơn 100 nghìn binh sỹ và sỹ quan bị bắt làm tù binh. Đây chính là thời điểm bước ngoặt của Chiến tranh thế giới lần 2. Giấc chiếm lấy vàng đen bằng chiến tranh dầu mỏ đã kết thúc bằng sự sụp đổ của Giấc mơ Hitler.

Cuộc chiến “tàu chở dầu” Iran-Iraq giai đoạn 1980-1988.

Cuộc chiến tranh dầu mỏ này làm suy yếu cả hai bên. Iraq là bên khởi xướng chiến tranh khi tấn công trước vào các căn cứ của ngành công nghiệp dầu mỏ và các tàu thương mại của Iran. Iran cũng tấn công đáp trả vào các cơ sở dầu mỏ và các tàu chở dầu của Iraq và rải mìn ở vùng Vịnh Persic. Xung đột đã phá hủy của hai bên 450 tàu chiến nhưng không bên nào có thể giành chiến thắng trước đối phương.

Tuy nhiên, các tên lửa và mìn của Iran đã làm thiệt hại đến các tàu chiến của Mỹ và khiến giá dầu biến động cực mạnh ảnh hưởng đến nền công nghiệp của Mỹ, khiến Mỹ buộc phải hành động với Iran.

Cuộc can thiệp của Iraq vào Kuwait năm 1991

Một trong những nguyên nhân làm bùng phát cuộc chiến này là tham vọng của Iraq trong việc kiểm soát trữ lượng dầu của nước láng giềng. Tuy nhiên, hành động xâm lược này đã bị Mỹ, quốc gia trước đó đã ủng hộ chính Iraq trong cuộc chiến với Iran, chặn đứng vì cũng liên quan đến nguồn cung dầu thế giới bị thay đổi.

chiến tranh dầu mỏ

Chiến tranh dầu mỏ Iraq và Kuwait năm 1991

Sau khi Iraq từ chối thực hiện tối hậu thư của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và không rút quân khỏi Kuwait, Mỹ đã quyết định đưa 500 nghìn quân đến Arab Saudi và tiến hành chiến dịch quân sự “Bão táp sa mạc” và tiêu diệt hoàn toàn Quân đội Iraq. Thế hùng mạnh của Iraq ở Trung Đông sụp đổ và Iraq rơi vào cảnh bị cộng đồng quốc tế và khu vực cô lập.

Cuộc chiến do Mỹ khởi xướng chống Iraq

Mỹ tiếp tục khởi xướng chiến dịch quân sự này với cái cớ giúp Kuwait nhưng thực ra mục đích chính của Mỹ cũng là nhằm chiếm lấy nguồn lợi dầu mỏ của Iraq. Cuộc chiến do Mỹ phát động chống Iraq khiến cho vai trò, ảnh hưởng của Bin Laden và tổ chức khủng bố Al-Qaeda gia tăng nhanh chóng, dẫn đến tổ chức này thực hiện các vụ khủng bố kinh hoàng ngày 11/9/2001, đánh sập tòa tháp đôi của Trung tâm Thương mại Quốc tế – biểu tượng của sự hùng mạnh và phồn vinh của nước Mỹ.

chiến tranh dầu mỏ

Chiến tranh dầu mỏ do Mỹ phát động vào Iraq

Qua các cuộc chiến tranh dầu mỏ tiêu biểu này thì anh em có thể thấy 3/5 cuộc chiến Mỹ đều nhúng tay vào vì hai lý do: một là nguồn cung dầu bị ảnh hưởng, trong khi đó Mỹ rất cần dầu cho sự phát triển công nghiệp của mình. Hai là tham vọng chiếm lấy nguồn lợi dầu mỏ của quốc gia khác. Hai điều này cho thấy dầu mỏ thật sự là máu trong nền kinh tế nước Mỹ.

2. Khủng hoảng dầu mỏ – những lần điêu đứng của nhà đầu tư

Khủng hoảng dầu lửa Trung Đông 1973 – 1975

Đây được xem là cơn khủng hoảng đáng nhớ nhất trong thời kỳ những năm 1970. Những ai từng trải qua “cơn khủng hoảng dầu Trung Đông” sẽ không thể nào quên cảnh hàng người dài dằng dặc chờ đợi trước các cây xăng bởi nguồn cung ứng thiếu hụt nghiêm trọng và giá cả tăng cao.

Trong thời gian khủng hoảng, tại nhiều bang ở Mỹ mỗi người dân chỉ được phép mua một lượng nhiên liệu nhất định, giá đã tăng trung bình 86% chỉ trong vòng một năm từ 1973 đến 1974. Khủng hoảng dầu mỏ bắt đầu diễn ra từ ngày 17/10/1973 khi các nước thuộc Tổ chức Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) quyết định ngừng cung cấp nhiên liệu sang Mỹ, Nhật và Tây Âu, nhằm trừng phạt cho sự ủng hộ của nhóm này đối với Israel trong cuộc xung đột giữa Israel và liên quân Ai Cập – Syria.

chiến tranh dầu mỏ

Khủng hoảng dầu mỏ Trung Đông khiến nhiên liệu khan hiếm trầm trọng

Lượng dầu bị cắt giảm tương đương với 7% sản lượng của cả thế giới thời kỳ đó. Sự kiện này đã khiến giá dầu thế giới tăng cao đột ngột và gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế 1973-1975 trên quy mô toàn cầu. Ngày 16/10/1973, giá dầu mỏ từ 3,01 USD nhảy lên 5,11USD một thùng, và tăng đến gần 12 USD vào giữa 1974.

Cách mạng Iran và biến động thị trường dầu lửa năm 1979

Vào đầu 1978, Iran xuất khẩu 5,4 triệu thùng dầu mỗi ngày, chiếm 17% tổng sản lượng của OPEC. Nhưng khi cách mạng Iran lật đổ chính quyền quân chủ của Shah, ngành công nghiệp vàng đen của nước này dưới chế độ mới đã giảm mạnh bởi sự tàn phá của các lực lượng đối lập.

Trong nỗ lực kìm giá dầu, Ả râp Xê út và các nước thuộc OPEC khác đã nhất loạt tăng sản lượng. Kết quả là lượng khai thác chỉ giảm 4% so với trước Cách mạng Hồi giáo Iran.Cách mạng Hồi giáo Iran được mệnh danh cuộc cách mạng lớn thứ 3 trong lịch sử nhân loại, sau Cách mạng Pháp, Tháng Mười Nga, và đã gây ra cuộc khủng hoảng dầu lửa lớn thứ hai thế giới.

chiến tranh dầu mỏ

Cách mạng Hồi Giáo Iran

Tuy nhiên, giá dầu vẫn bốc lên ngất ngưởng do nỗi sợ hãi của thị trường, cộng thêm việc việc Tổng thống Mỹ Jimmy Carter ra lệnh ngừng nhập khẩu dầu từ Iran. Chỉ trong vòng 12 tháng, mỗi thùng dầu nhảy vọt từ 15,85 USD lên 39,5 USD.

Đây chính là tiền đề cho cuộc khủng hoảng kéo dài 30 tháng tại Mỹ. Giá năng lượng đi lên kéo theo lạm phát gia tăng, đạt đỉnh 13,5% trong năm 1980, buộc Cục Dự trữ Liên bang (FED) phải thực hiện hàng loạt chính sách thắt chặt tiền tệ.

Xem thêm: Lạm phát là gì? Nhà đầu tư nên rót tiền vào đâu trong thời kỳ lạm phát?

Không chỉ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp cũng tăng một cách đáng lo ngại với từ mức 5,6% của tháng 5/1979 lên 7,5% một năm sau đó. Dù kinh tế bắt đầu hồi phục trong năm 1981, tỷ lệ thất nghiệp vẫn được duy trì ở mức cao 7,5% và đạt kỷ lục 10,8% vào 1982.

Giá dầu mất giá vào những năm 1980

Giá giảm đã làm lợi cho rất nhiều nước tiêu thụ lớn như Mỹ, Nhật, châu Âu, nhưng lại gây tổn thất nghiêm trọng cho các nước xuất khẩu dầu ở Bắc Âu, Liên Xô và khối OPEC. Nhiều công ty nhiên liệu của Mexico, Nigeria và Venezuela đến bên bờ vực phá sản.

Xem thêm: OPEC – tổ chức ảnh hưởng đến giá vàng đen thế giới

Dầu mất giá còn khiến khối OPEC mất đi sự đoàn kết. Từ 1981 đến 1986, do tăng trưởng kinh tế chậm tại các nước công nghiệp (hậu quả của các cuộc khủng hoảng năm 1973 và 1979), nhu cầu tiêu thụ dầu trên toàn thế giới chậm lại. Ở các nước tiêu thụ dầu lớn như Mỹ, Nhật và châu Âu, nhu cầu nhiên liệu giảm 13% từ năm 1979 đến 1981.

Hệ quả là giá dầu giảm mạnh từ 35 USD hồi 1981 xuống dưới 10 USD một thùng năm 1986.

Cơn sốt giá dầu năm 1990

Sau cuộc chiến tranh dầu mỏ, Liên Hợp Quốc áp dụng lệnh cấm xuất khẩu dầu toàn phần đối với Iraq và Kuwait. Chính lệnh cấm vận này đã lấy đi của thị trường dầu mỏ thế giới gần 5 triệu thùng mỗi ngày, khiến giá tăng cao.Giá dầu thế giới một lần nữa tăng vọt 13% vào tháng 8/1990 vì cuộc chiến tranh vùng Vịnh giữa Iraq và liên quân hơn 30 quốc gia do Mỹ lãnh đạo để giải phóng Kuwait.

chiến tranh dầu mỏ

Cuộc chiến tranh vùng vịnh gây nên cơn khủng hoảng do LHQ cấm vận

Cơn sốt lần này kéo dài trong 9 tháng và giá không vượt đỉnh các cuộc khủng hoảng trước (hồi 1973 và 1979 – 1980). Tại thời điểm đó, mỗi thùng dầu đắt gấp đôi chỉ trong vòng 2 tháng, từ 17 USD lên 36 USD mỗi thùng. Chỉ khi lực lượng Liên quân do Mỹ lãnh đạo đưa quân vào giải phóng Kuwait, tình trạng thiếu nguồn cung mới chấm dứt và giá bắt đầu hạ.

Giá dầu xuống dốc năm 2001

Sau năm 2000, kinh tế toàn cầu giảm sút, đặc biệt là từ sau sự kiện khủng bố 11/9 tại Mỹ, giá dầu thế giới càng giảm mạnh hơn. Năm 2001 mỗi thùng dầu chỉ còn 20 USD một thùng, giảm 35% so với trước. Nhu cầu nhiên liệu giảm mạnh cũng góp phần vào sự giảm giá dầu.

Đợt khủng hoảng giá dầu nghiêm trọng năm 2007 – 2008

Bong bóng nhà ở cùng với sự giám sát tài chính thiếu hoàn thiện của Mỹ đã dẫn tới cuộc khủng hoảng tài chính bùng phát vào giữa năm 2007. Sự đổ vỡ lên đến cực điểm vào tháng 10/2008, lan rộng và đẩy nền kinh thế giới vào cuộc khủng hoảng tài chính trầm trọng nhất kể từ cuộc Đại suy thoái 1929 – 1933.

Tại thời điểm này, có lúc giá dầu lên đến mức kỷ lục 145 USD mỗi thùng. Năm 2007, giá dầu leo thang tiến gần 100 USD. Trong bối cảnh đồng USD mất giá nghiêm trọng, nhiều nước có dự trữ đôla Mỹ lớn và khối OPEC đã phải tính đến khả năng chuyển dần sang sử dụng loại ngoại tệ mạnh khác để tính giá dầu.

Dầu đắt đỏ và nguy cơ cạn kiệt nguồn cung đã làm bùng lên cuộc tranh chấp giữa các cường quốc về chủ quyền đối với những giếng dầu lớn và đáy biển ở Bắc cực cũng như Nam cực.

Cú sốc dầu lửa 2011

Giá dầu mỏ tăng cao đã và đang ảnh hưởng kinh doanh chứng khoán và vận tải. Giới phân tích tính toán nếu những cuộc bạo loạn hiện nay khiến cho giá dầu tăng thêm 40 đến 50 USD, và tình trạng này kéo dài 1 năm, thì tăng trưởng GDP toàn cầu sẽ mất khoảng 2%.

Bạo loạn tại khu vực Trung Đông và Bắc Phi nói chung cùng những cuộc biểu tình ở Libya gây sóng gió trên thị trường nhiên liệu, với giá dầu lên mức trên 100 USD một thùng. Các nước châu Âu (ví dụ Italy, Iceland và Áo) phụ thuộc khá nhiều vào dầu mỏ đến từ Libya.

3. Giá dầu trước những biến động chiến tranh và khủng hoảng

Các sự kiến chiến tranh dầu mỏ và khủng hoảng thường sẽ tác động đến giá dầu theo hai chiều hướng:

  • Tăng giá dầu thô: Nếu sự kiện ảnh hưởng đến nguồn cung dầu mỏ, làm cho nguồn cung cạn kiệt, cắt đứt nguồn cung hoặc tác động đến nhu cầu, làm cho nhu cầu tăng cao thì sẽ đẩy giá dầu lên một mức giá mới.
  • Giảm giá dầu thô: Ngược lại, nếu sự kiện làm cho nguồn cung dầu thô tăng lên, hàng hoá dư thừa hoặc tác động làm cho nhu cầu sử dụng dầu thô giảm xuống , sử dụng dầu thô ít đi thì sẽ dẫn đến việc mất giảm giá dầu.

Xem thêm: Cung cầu và các yếu tố ảnh hưởng đến giá dầu

Tháng 3 năm 2020, Ả Rập Xê Út đã bắt đầu một cuộc chiến giá cả với Nga, gây ra sự sụt giảm lớn về giá dầu, với giá dầu của Mỹ giảm 34%, dầu thô giảm 26% và dầu brent giảm 24%. Cuộc chiến giá cả này được kích hoạt do việc từ chối đối thoại giữa OPEC và Nga về đề xuất cắt giảm sản lượng dầu giữa đại dịch coronavirus bất chấp giá dầu đã giảm 30% kể từ đầu năm do nhu cầu giảm.

Hội nghị thượng đỉnh OPEC vào  ngày 5 tháng 3 năm 2020, OPEC đã đồng ý cắt giảm sản lượng dầu thêm 1,5 triệu thùng mỗi ngày trong quý hai của năm. Đồng thời OPEC kêu gọi Nga và các thành viên của OPEC+ tuân thủ quyết định của OPEC. Vào ngày 6 tháng 3 năm 2020, Nga đã từ chối yêu cầu, đánh dấu sự kết thúc của mối quan hệ đối tác không chính thức, với giá dầu giảm 10% sau thông báo.

Tiếp sau đó, hàng loạt các hành động đáp trả chiến tranh giá dầu của hai bên bằng việc tăng sản lượng khai thác dẫn đến tăng nguồn cung dầu một cách chóng mặt trên thị trường, kết hợp nhu cầu giảm cực mạnh trong đại dịch coronavirus thì vào ngày 20 tháng 4, giá dầu WTI tháng 5 rơi xuống mức âm (-37 USD/thùng) lần đầu tiên trong lịch sử do nhu cầu giảm mạnh và không đủ kho chứa.

Cụ thể là tại điểm đo WTI ở Cushing, Oklahoma nơi giao nhau của nhiều đường ống dẫn và có dung tích chứa là 92 triệu thùng. Một số loại dầu Canada rơi xuống mức 0 USD, khiến một số quá trình sản xuất phải ngừng hoạt động. Giá dầu Brent rơi xuống mức 18 USD/thùng. Đồng thời,làm hưởng mạnh mẽ đến tỉ giá đồng CAD.

Xem thêm: Tại sao đồng CAD và giá dầu có mối tương quan vô cùng chặt chẽ

chiến tranh dầu mỏ

Hợp đồng tương lai về mốc 0 khi sự kiện chiến tranh giá dầu Giữa Ả Rập và Nga được phát động năm 2020 (nguồn: Tradingview)

4. Nhìn về hiện tại – khủng hoảng chính trị Nga và Ukraine

Năm 2020 trong thời kỳ đại dịch, và chiến tranh giá dầu đã khiến giá dầu lần đầu tiên trong lịch sử giảm xuống dưới mức giá âm (dưới 0 USD/ thùng). Tuy nhiên, sau đó, giá đã tăng mạnh lên gần 100 USD/thùng sau khi nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ sau các đợt đóng cửa.

Đặc biệt mới đây, sau khi Nga tiến quân vào miền Đông Ukraine, giá dầu thô đã vượt ngưỡng 100 USD/thùng – mức giá cao nhất kể từ năm 2014. Một số nhà phân tích Phố Wall thậm chí dự đoán giá dầu có khả năng chạm mức cao nhất là 150 USD.

Dầu thô của Mỹ tăng hơn 7% trong phiên giao dịch tối 6/3 khi thị trường tiếp tục phản ứng trước tình trạng gián đoạn nguồn cung do xung đột Nga- Ukraine, cũng như khả năng phương Tây áp đặt cấm vận với dầu mỏ và khí đốt tự nhiên của Moscow. Giá dầu thô kỳ hạn trung gian Tây Texas có thời điểm tăng lên 130,50 USD/thùng, mức cao nhất kể từ tháng 7/2008 trước khi quay đầu giảm nhẹ.

Giá dầu thô Brent cũng tăng hơn 8,54% lên 128,20 USD/thùng và có thời điểm đạt mức cao nhất là 139,13 USD/thùng chỉ trong một đêm, cũng là mức cao nhất trong 13 năm.

Sau đó, ngày 29/3/2022 khi vòng đàm phán hòa bình mới nhất giữa Nga và Ukraine đã bắt đầu tại thành phố Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ kết hợp với thị trường lo ngại về nhu cầu dầu mỏ sụt giảm do trung tâm tài chính Thượng Hải của Trung Quốc đóng cửa để hạn chế các ca lây nhiễm COVID-19. Thì dầu đã có một cú quay đầu giảm, cụ thể:

  • Giá dầu Brent giao kỳ hạn giảm 60 xu Mỹ (0,5%) xuống 111,88 USD/thùng vào lúc 13 giờ 49 phút (giờ Việt Nam) sau khi xuống mức 109,97 USD/thùng.
  • Giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) cũng giảm 59 xu Mỹ (0,6%) xuống 105,37 USD/thùng sau khi chạm mức thấp 103,46 USD/thùng. Cả hai loại dầu này đều giảm khoảng 7% sau đó.

Anh em có thể  thấy rằng, sau khi Nga tiến quân vào Ukraine thì thị trường dầu thế giới cũng đã trồi sụt theo sự căng thẳng địa chính trị trong khu vực này, thông qua điều này chúng ta có thể thấy trong tình hình hiện tại có 3 vấn đề:

  • Giá dầu hiện tại rất nhạy cảm với các cự kiện ảnh hưởng đến nguồn cung trên thị trường
  • Giá dầu phản ứng mạnh theo tình hình  và các thông tin biến động chính trị của Ukraine và Nga
  • Giao dịch dầu trong thời điểm hiện tại không dành cho các nhà giao dịch thiếu thông tin hoặc phản ứng chậm chạp.

Chính vì vậy, giao dịch dầu trong thời điểm biến động như thế này đòi hỏi anh em không những ở kinh nghiệm, kỹ thuật mà còn phải hiểu rõ các phân tích cơ bản và nắm bắt thông tin nhanh, nhạy, chính xác.

Nga đang là quốc gia sản xuất dầu thô lớn thứ hai thế giới, xếp sau Mỹ. Số liệu từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết quốc gia này xuất khẩu khoảng 7,85 triệu thùng dầu/ngày, khoảng 60% số đó đến châu Âu và 20% tới Trung Quốc. Các nước châu Âu đang phụ thuộc 40% nguồn cung dầu từ Nga, trong khi Mỹ nhập khẩu khoảng 90.000 thùng/ngày. Do vậy, bất cứ biến động ảnh hưởng đến nguồn cung cấp dầu đến có thể dẫn đến cú sốc năng lượng cho toàn thế giới.

Dù phải gánh chịu liên tiếp các đợt trừng phạt, hoạt động xuất khẩu năng lượng của Nga vẫn nằm ngoài tầm ngắm. Tuy nhiên, giới phân tích tin rằng Mỹ và phương Tây sẽ sớm cân nhắc đánh vào dầu thô của Nga nếu tình hình chiến sự tại Ukraine tiếp tục leo thang. Và lịch sử cho thấy việc giá dầu tăng 100% trong một năm thường gây ra suy thoái như năm 1990, 2000, 2008. Chúng ta có thể chưa đến giai đoạn đó nhưng lại đang tiến gần hơn mỗi ngày”, theo phân tích của Nicholas Colas, đồng sáng lập DataTrek Research.

Cho nên nếu Nga bị cấm vận xuất khẩu sang các nước thì sẽ làm nguồn cung hiện đang bị siết chặt bởi OPEC sẽ càng cạn kiệt hơn nữa, có thể đẩy giá dầu lên cực điểm và một loạt các hệ quả kéo theo từ kinh tế, chính trị đến cả sự phát triển công nghiệp thế giới.

5. Kết luận

Chiến tranh dầu mỏ và khủng hoảng giá dầu là một trong những sự kiện chính trị – kinh tế làm ảnh hưởng mạnh mẽ và trực tiếp đến giá dầu. Khi chiến tranh dầu mỏ và khủng hoảng xảy ra đề tác động đến nguồn cung, là một trong những yếu tố hàng đầu quyết định đến giá dầu thế giới.

Chính vì vậy để giao dịch trong thời điểm bất ổn như hiện nay, anh em trader cần phải nắm bắt nhanh nhạy thông tin bên cạnh các yếu tố tâm lý chiến, phân tích kỹ thuật hay kinh nghiệm.

Chúc anh em thành công trên thị trường dầu thô!

VnRebates – Nơi Trading là NGHỀ

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.