ic-markets
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
dupoin
Mở TK và hoàn phí 5 $/lot
san-trive
Mở TK và hoàn phí 9$/lot
tmgm
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
san-fxgt-dich-vu-forex-rebates
Mở TK và hoàn phí 1 $/lot
san-acy
Mở TK và hoàn phí 0.05$/lot
VNREBATES

Chiến lược kết hợp MACD và RSI hàng đầu cho swing trader

06.03.2023, 08:07 9 phút đọc

Chiến lược giao dịch là một trong các yếu tố ngoài tâm lý và quản lý vốn hình thành nên một trader thành công. Chính vì vậy các swing trader cần lựa chọn cho mình một chiến lược phù hợp, với chiến lược kết hợp MACD và RSI là một trong số đó. Hãy cùng nhau tìm hiểu về chiến lược phù hợp với các swing trader này nhé.

Trên thị trường, mỗi trader sẽ có riêng cho một phong cách giao dịch cũng như các chiến lược của cá nhân, và các anh em theo phong cách swing trading thì việc kết hợp các chỉ báo để tối ưu các lệnh của mình lại là điều vô cùng quan trọng.

Chính vì vậy chiến lược kết hợp MACD và RSI ứng dụng vào thực chiến trong bài biết hôm nay của Vnrebates sẽ cung cấp cho anh em một chiến lược toàn diện để tham gia vào thị trường forex.

Đọc thêm:

1. Vì sao chiến lược kết hợp MACD và RSI phù hợp với swing trader?

1.1. Swing trader là ai.

Swing Trade là một kiểu giao dịch trung hạn với khung thời gian giao dịch có thể từ một đến bốn ngày hoặc cũng có thể lên đến một vài tuần. Đây là kiểu giao dịch nắm bắt các xu hướng biến động giá ngắn hạn đáng chú ý và tránh giao dịch tại các khoảng thời gian nhàn rỗi trong thị trường.

Swing Trading la gi? Kết hợp MACD và RSI phù hợp với ai

Các phong cách giao dịch của trader

Đặc điểm thường thấy ở swing trader là:

  • Tần suất giao dịch ít
  • Risk và Reward hợp lý
  • Tiết kiệm chi phí giao dịch
  • Không căng não nhìn chart từng phút
  • Khối lượng vào lệnh của Swing trade rất thấp
  • Có thể sử dụng phân tích cơ bản vào đánh Swing Forex

Xem thêm: Swing trade là gì? Tại sao phong cách giao dịch swing trade lại phù hợp cho người bận rộn?

1.2. Chỉ báo MACD là gì?

MACD là viết tắt của Moving Average Convergence Divergence – Đường trung bình động hội tụ phân kỳ. Vậy chúng ta có thể hiểu rằng MACD gắn liền với các đường trung bình động.

Cụ thể, đường MACD được tính toán và xây dựng dựa trên các đường trung bình động EMA, thể hiện mối quan hệ giữa các đường trung bình với chu kỳ khác nhau, và nhờ đó thể hiện được động lượng theo xu hướng của thị trường. Hiểu một cách sâu sắc hơn, chúng ta có MACD vừa là một chỉ báo xu hướng, vừa là một chỉ báo động lượng.

Xem thêm: MACD là gì? Hướng dẫn sử dụng MACD để giao dịch chuyên sâu

1.3. Chỉ báo RSI là gì?

Chỉ số RSI – viết tắt của cụm từ “Relative Strength Index” (Chỉ số Sức mạnh Tương đối) – là một loại chỉ báo được phát triển để đánh giá sức mạnh hoặc sự suy yếu của xu hướng thị trường, đồng thời đo lường tốc độ thay đổi giá bằng việc so sánh tính tiêu cực và tích cực trên nền tảng giá của các đợt đóng phiên giao dịch.

Các trader chuyên nghiệp thường sử dụng RSI để xác định xem giá trị của một giao dịch hoặc một loại tài sản nào đó có đang bị “lệch” quá xa ra khỏi giá trị thật của nó không. Điều này cho phép các trader có những chuẩn bị cần thiết để tránh khỏi bất ngờ trước các đợt biến động hoặc hồi giá đột ngột. Đây là một loại vũ khi rất hữu ích cho trader trong các thị trường biến động mạnh.

Xem thêm: Toàn tập chỉ báo RSI và các vấn đề thực chiến

1.4. Cơ sở của chiến lược kết hợp MACD và RSI

Sau khi anh em tìm hiểu về chỉ báo MACD và RSI qua các bài viết giới thiệu trên thì chắc hẳn anh em cũng đã một phần nào nắm được cơ sở để hình thành nên chiến lược này. Đó chính là sự bổ sung các mặt khuyết điểm cho nhau của hai loại chỉ báo khi kết hợp MACD và RSI.

kết hợp MACD và RSI

Bộ đôi chỉ báo kết hợp MACD và RSI

Anh em điều biết rằng chỉ báo lagging về mặc độ nhạy tín hiệu sẽ ít nhiễu nhưng lại đi sau giá, còn chỉ báo leading lại đi trước giá nhưng luôn có các tín hiệu nhiễu.

Chính vì vậy sự kết hợp MACD và RSI về mặt độ nhạy tín hiệu thì MACD là một chỉ báo lagging và RSI là chỉ báo leading sự bổ sung này đã dung hoà độ trễ tín hiệu của chỉ báo MACD và độ nhiễu của chỉ báo RSI.

Còn về mặt ý nghĩa thì khi kết hợp MACD và RSI thì chỉ báo MACD sẽ cho anh em biết được xu hướng của thị trường hiện tại để tránh việc mở các lệnh ngược với xu hướng và chỉ báo RSI sẽ cảnh báo cho anh em các đỉnh đáy và tín hiệu đảo chiều tiềm năng, cũng như xác nhận lại sự hình thành xu hướng của chỉ báo MACD.

Đến đây anh em đã có thể thấy sức mạnh của sự kết hợp MACD và RSI vào chiến lược giao dịch của mình, giờ thì hãy cùng nhau chuẩn bị cho một set up với bộ đôi chỉ báo này.

2. Chiến lược kết hợp MACD và RSI trong giao dịch forex

2.1. Cách set up chiến lược

Công cụ cần:

  • Xu hướng
  • Khu vực cung / cầu
  • Chỉ báo MACD
  • Chỉ báo RSI

Các bước setup chiến lược

  • Sử dụng biểu đồ khuyến cáo từ khung H4 trở lên (khung thấp hơn tín hiệu RSI khá nhiễu)
  • Chỉ báo: Kết hợp MACD và RSI với các tham số mặc định
  • Kiểm tra xu hướng hiện tại của thị trường
  • Vẽ đường xu hướng
  • Tìm mức tạo mô hình mức cao và mức cao cao hơn (High và Higher High) hoặc mô hình mức thấp và mức thấp hơn (Low và Lower Low).
  • Kiểm tra chỉ số MACD đang ở dưới hoặc trên 0.
    Nếu MACD dưới 0 và có phân kỳ dương. (Cơ hội mua)
    Nếu MACD trên 0 và có sự phân kỳ âm. (Cơ hội bán)
  • Bây giờ tìm kiếm mức breakout đột phá đường xu hướng.
  • Kiểm tra chỉ báo RSI
    RSI phải xuất phát từ mức quá bán (30) hoặc khi có sự phân kỳ dương
    RSI phải xuất phát từ mức quá mua (70) hoặc khi có sự phân kỳ âm

Xem thêm: Cách vẽ đường trendline trong forex chuẩn như Pro Trader mà chưa ai nói với bạn

Kết hợp MACD và RSI

Set up cơ bản với chỉ báo kết hợp MACD và RSI (Nguồn: Tradingview)

2.2. Từ lý thuyết đến thực chiến

Sau khi anh em đã tìm hiểu set up của chiến lược thì giờ là lúc back test lại phương pháp, sử dụng ngay biểu đồ EUR/USD với khung H4 ở trên thì phương pháp thực hiện chiến lược sell theo mô tả sau:

Kết hợp MACD và RSI trong giao dịch forex hiệu quả

Áp dụng chiến lược kết hợp MACD và RSI

  1. Giá đang tiến đến vùng cung cầu của khung thời gian lớn hơn và anh em xác định xu hướng hiện tại
  2. Tín hiệu của MACD cho phân kì âm với giá và được củng cố bằng một phân kì âm của RSI
  3. Lúc này anh em chờ tín hiệu hành động giá break out khỏi trend line và kiểm tra điểm break out thành công với các nến có khung giá hẹp và volume thấp, giá không thể quay trở lại trên đường trend line. Đây chính là tín hiệu bán.
  4. Đặt stop loss ngay phía trên đỉn gần nhất và các mức mục tiêu lợi nhuận tại các vùng hỗ trợ trước đó ít nhất 2R

Ngoài ra với việc xác định xu hướng anh em cũng có thể sử dụng sự giao cắt của bộ đôi EMA 50-100 như hình dưới đây:

kết hợp MACD RSI

Áp dụng chiến lược kết hợp MACD và RSI với sự hỗ trợ xác định xu hướng của bộ đôi EMA

Anh em có thể sử dụng giao cắt EMA 50-100 để xác định xu hướng hiện tại. Với EMA 50 cắt lên và ở trên đường EMA 100 xác nhận xu hướng tăng của thị trường.
Sau khi, các tín hiệu của MACD và RSI xuất hiện thì tín  hiệu EMA 50 cắt xuống dưới EMA 100 gợi mở cho việc xu hướng đã bị gãy. tín hiệu vào là khi giá hồi và cận với đường EMA với MACD cho tín hiệu bán (đường nhanh cắt xuống đường chậm)
Chọn TP dựa trên sự giao cắt của bộ đôi EMA 50-100 để chốt lợi nhuận.

Với chiến lược buy anh em thực hiện tương tự nhưng các yếu tố sẽ đảo ngược lại.

Chiến lược Kết hợp MACD và RSI

Áp dụng chiến lược kết hợp MACD và RSI cho vị thế mua

  1. Giá đang tiến đến vùng cung cầu của khung thời gian lớn hơn và anh em xác định xu hướng hiện tại
  2. Tín hiệu của MACD cho phân kì dương với giá và được củng cố bằng một phân kì dương của RSI
  3. Lúc này anh em chờ tín hiệu hành động giá break out khỏi trend line và kiểm tra điểm break out thành công với một nến búa ở nhịp giá kéo về lại trend line. Đây chính là tín hiệu mua.
  4. Đặt stop loss ngay dưới đáy nến búa và chốt lợi nhuận tại thời điểm mà MACD cho tín hiệu bán với đường nhanh cắt xuống đường chậm.

3. Kết luận

Swing trading là phong cách được rất nhiều trader chuyên nghiệp lựa chọn, và chọn ra cho mình một chiến lược giao dịch phù hợp là điều kiện tiên quyết đối với trader bên cạnh các yếu tố tâm lý giao dịch và quản lý vốn. Chiến lược kết hợp MACD và RSI trong bài viết này đã cung cấp cho anh em trader thêm một lựa chọn bổ sung vào các chiến lược của anh em.

Anh em hãy thử nghiệm phương pháp và back test lại với các sản phẩm mà mình đang giao dịch để đánh giá và đưa ra quyết định phù hợp về chiến lược.

Chúc anh em thành công trên thị trường!

VnRebates – Hoàn tiền mọi giao dịch tài chính

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.