Chắc chắn chuỗi bài viết về chủ đề DeFi sẽ không dễ đọc, bởi vì đây là những kiến thức còn rất mới. Bản thân tác giả cũng cần phải nghiên cứu, tìm hiểu rất nhiều, và cũng có thể có những khái niệm mới còn chưa tỏ tường hết.
Tuy nhiên, không thể vì mới mà chúng ta ngừng học hỏi, vì cấu tạo não của con người là không ngừng khám phá, càng mới, càng thú vị, càng kích thích não bộ. DeFi “on trend” đến mức mà ngay cả tạp chí Forbes cũng có 1 bài viết có tựa “Tại sao tất cả mọi người trong giới Crypto đều đề cập đến DeFi?”
Vậy DeFi là gì? Đây có phải là tương lai của ngành tài chính khi phát triển theo hướng tài chính phi tập trung?
Để viết nên chuỗi bài viết về DeFi, người viết đã phải phỏng vấn các chuyên gia trong ngành tại các công ty luật hàng đầu, quỹ đầu tư, sàn giao dịch và các dự án tài chính phi tập trung (DeFi) khác nhau, ngoài việc tham dự các hội thảo và thực hiện nghiên cứu độc lập tại các trung tâm công nghệ, để hiểu rõ hơn về ngành DeFi đang rất hot này.
Chuỗi bài về DeFi gồm các phần sau:
- “Điều gì làm nên hệ sinh thái DeFi?” là bài viết đầu tiên trong chuỗi bài viết chuyên đề về Defi dựa trên những kiến thức sâu sắc từ nghiên cứu này. Bài viết sau đây sẽ phác thảo sự khác biệt giữa DeFi – tầm nhìn và DeFi – thực tế, đồng thời giúp bạn đọc hiểu rõ về DeFi và hiện trạng của hệ sinh thái này.
- Phần tiếp theo sẽ nêu rõ 7 thách thức thích hợp nhất mà ngành công nghiệp phải vượt qua trước khi thu hẹp khoảng cách giữa hiện thực và mục tiêu của DeFi.
- Các bài viết tiếp theo sẽ phân tích các sàn trao đổi phi tập trung và cho vay phi tập trung và các công cụ phái sinh trong hệ sinh thái DeFi dựa trên các kiến thức nền tảng về cả thị trường tài chính và công nghệ blockchain.
Hãy cùng bắt đầu!
1. DeFi là gì?
Ứng dụng được sử dụng rộng rãi nhất của công nghệ blockchain là tạo ra các loại tiền kỹ thuật số đòi hỏi 1 mức độ phát triển nhất định của thị trường tài chính để hỗ trợ quá trình trao đổi.
Tuy nhiên, trạng thái hiện tại của các thị trường tài chính ngăn cản sự tiếp cận công bằng và cởi mở. Hơn nữa, cơ sở hạ tầng hỗ trợ thị trường dựa trên blockchain dễ bị rủi ro đối tác, rủi ro kiểm duyệt, thiếu minh bạch và thao túng vì nó vẫn chủ yếu là thị trường tập trung. Những sai sót về cơ sở hạ tầng hiện tại làm xói mòn lòng tin và cản trở việc áp dụng các công nghệ mới.
Cũng giống như internet cho phép tạo ra cơ sở hạ tầng thông tin mới, công nghệ blockchain cho phép tạo ra cơ sở hạ tầng tài chính mới và phát triển các thị trường hoàn toàn mới. Phong trào DeFi xuất hiện như 1 nỗ lực nâng cấp cơ sở hạ tầng hỗ trợ các thị trường dựa trên blockchain phi tập trung mới và hiện có.
DeFi được nhắc và dùng nhiều nhất trong năm 2019 khi đề cập đến nền kinh tế Token và công nghệ Blockchain. DeFi không chỉ đơn thuần là các dịch vụ cho vay phi tập trung trên nền tảng Blockchain như NEXO, ETHLend…mà còn rộng hơn nhiều.
DeFi là từ viết tắt của Decentralized Finance hay tài chính phi tập trung, mảng trái ngược của CeFi (tài chính tập trung – Centralized Finance).
CeFi là thị trường tài chính truyền thống, nơi mọi tổ chức, thị trường, thành phần, giao dịch, công cụ… đều được quản lý tập trung bởi 1 cơ quan chuyên môn nào đó, đi kèm với hạn chế lớn nhất là chuyên quyền, tập trung quyền lực vào chính phủ.
Vì thế DeFi ra đời, nhằm cải thiện hạn chế lớn nhất đó, tạo ra 1 hệ sinh thái tài chính phi tập trung và mở, thông qua tính phi tập trung và minh bạch của công nghệ Blockchain. Người dùng có thể truy cập hệ sinh thái DeFi từ mọi nơi mà không bị chi phối bởi bất kỳ cá nhân và tổ chức nào. Trong DeFi, các giao dịch là “Non-Custodial”, nghĩa là không phải ủy thác cho 1 thể chế nào.
2. Tầm nhìn của DeFi
Trong một hệ thống tài chính phi tập trung đang hoạt động, kết nối internet sẽ là điều kiện tiên quyết duy nhất để tiếp cận các dịch vụ tài chính, thay vì địa lý hoặc hoàn cảnh.
Việc giảm bớt sự tập trung của những người kiểm soát và sở hữu cơ sở hạ tầng làm nền tảng cho thị trường tài chính sẽ làm tăng tính minh bạch, giảm chi phí và giảm cơ hội kiểm duyệt và / hoặc thao túng. Với mục tiêu “không có ngân hàng” trên phạm vi toàn cầu (cả cá nhân và doanh nghiệp), DeFi hi vọng tất cả mọi người sẽ được tiếp cận với các dịch vụ tài chính.
DeFi sẽ không chỉ tạo điều kiện cho thị trường cho các sản phẩm tài chính kém thanh khoản đã và đang tồn tại mà còn cho phép tạo ra các sản phẩm tài chính mới và thị trường chưa tồn tại.
Khả năng kinh doanh chênh lệch giá, vay mượn, tự bảo hiểm và tiếp cận thanh khoản hiệu quả hơn sẽ thúc đẩy nhiều tổ chức tham gia vào DeFi hơn, và không hạn chế việc sử dụng các sản phẩm và thị trường dành riêng cho họ.
Vì thế, DeFi có 3 đặc điểm chính như sau:
- Permissionless: không cần phải được phép mới được giao dịch trên thị trường tài chính phi tập trung. Dù bạn ở đâu hay thời điểm nào, miễn có Internet đều có thể sử dụng DeFi.
- Trustless: không cần phải đặt niềm tin vào uy tín của đối tác khi giao dịch (Tính phi tín nhiệm). Thay vào đó, Smart Contract sẽ làm thay bạn
- Transparency: tính minh bạch cao độ.
3. Thực tế của DeFi
3.1 Hệ sinh thái DeFi hiện tại
Hệ sinh thái tài chính phi tập trung DeFi gồm các bộ phận chính như bên dưới:
- Nền tảng cho vay phi tập trung – Lending Platform, ví dụ như: Compound, MakerDAO, Cred, Dharma, ETHLend, Constant…
- Các sản phẩm phái sinh phi tập trung – Derivatives, ví dụ như Tokensets, Uma, dYdX, Veil, Augur, Market protocol…
- Nền tảng thanh toán phi tập trung – Payments Platform, ví dụ như Omisego, Helis, Request Network, xDai, Connext…
- Các đồng tiền ổn định phi tập trung – Stable coin, ví dụ như DAI, Terra, Reserve, Ampleforth, Neutral USD, Paxo, True USD…
- Các sàn giao dịch phi tập trung – Decentralized Exchange, ví dụ như Kyber Network, Ren, IDEX, Binance DEX, Bancor, Nash, 0x…
3.2 Tổng giá trị khóa (Total Value Locked bằng USD) của DeFi
Theo website DeFipulse.com, dữ liệu về TVL bằng USD của hệ sinh thái DeFi hiện tại như sau:
Giá trị Total Valued Locked tăng chóng mặt từ lúc được giới thiệu đầu tiên vào cuối năm 2017 đến hiện tại, đạt đến 11 tỷ USD, cho thấy sự quan tâm tham gia của người dùng không ngừng tăng cao. Dữ liệu này chỉ mới tính các ứng dụng DeFi dựa trên Ethereum, chưa kể đến các nền tảng khác.
3.3 Những hạn chế của DeFi hiện tại
Mặc dù DeFi được gọi là “tài chính mở” và đôi khi được coi là một cách để tiếp cận thị trường “ngân hàng không thông qua ngân hàng”, nhưng sự thật của vấn đề là các sản phẩm này không nhắm đến số đông các nhà đầu tư nhỏ lẻ, chứ đừng nói đến “không có ngân hàng” trên toàn cầu.
Công nghệ thường không phải là yếu tố chính hạn chế khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính. Mà đó chính là các yếu tố liên quan đến nhận diện danh tính và / hoặc các cơ chế kiểm soát quá đà.
Về phía bán lẻ, thật không hợp lý khi tin rằng nhà đầu tư nhỏ lẻ bình thường sẽ hiểu các hồ sơ rủi ro, ngay cả với những sản phẩm DeFi đơn giản nhất. Và thật sự, gần như khó tìm thấy nhà đầu tư nhỏ lẻ quy mô trung bình nào cần tiếp cận với các công cụ tài chính phái sinh mới như DeFi. Những thách thức về trải nghiệm người dùng / giao diện người dùng gây trở ngại lớn hơn nữa đối với việc áp dụng bán lẻ.
Sự phù hợp thị trường sản phẩm đối với hầu hết các nhà đầu tư tổ chức lại càng không rõ ràng hơn. Hầu hết các dự án DeFi không phù hợp với HFT (high-frequency trading – giao dịch tần suất cao) vì chúng bị giới hạn về tốc độ. DeFi cũng không thích hợp để giao dịch với khối lượng lớn và các tổ chức tài chính truyền thống thậm chí sẽ không xem xét tham gia các giao dịch mà đối tác của họ không xác định thông qua công nghệ Blockchain.
Tại thời điểm này, các nhà giao dịch tổ chức không sẵn sàng thực hiện những đánh đổi này miễn là họ có thể tin tưởng ít nhất một người khác trên thị trường mà họ hoạt động. Do đó, sự phù hợp với thị trường sản phẩm hiện đang bị hạn chế đối với những người dùng cảm thấy không thoải mái với những thách thức UX / UI hiện có của mạng tiền điện tử và tài sản dựa trên blockchain.
Để tăng tốc độ chấp nhận của người dùng, sự đánh đổi mà giao diện DeFi yêu cầu không được lớn hơn lợi ích nhận thức được về quyền sở hữu, quyền truy cập và tính minh bạch khi so sánh với các lựa chọn tập trung thay thế khác.
Việc thiếu giáo dục dành cho nhà phát triển và các công cụ cũng đang hạn chế ngành này. Công cụ và dịch vụ cần được phát triển hơn nữa và cần phải thiết lập hệ thống tốt nhất để người dùng không phải tương tác với một hệ sinh thái bị phân mảnh đang diễn ra theo các hướng bị phân tán.
Các nhà phát triển, cơ quan quản lý, luật sư, nhà đầu tư, trader chuyên nghiệp và người dùng bán lẻ sẽ phải làm việc cùng nhau để vượt qua những thách thức hiện có.
Do đó, việc chuyển đổi sang hệ thống tài chính phi tập trung có nhiều khả năng mang tính tiến hóa hơn là mang tính cách mạng. Điều đó không làm giảm tiềm năng của DeFi trong việc định hình lại cách thức hoạt động của thị trường cũng như cách mà toàn bộ thế giới tương tác và giao dịch.
Mặc dù DeFi có tiềm năng cung cấp những lợi ích có ý nghĩa so với các giải pháp thay thế tập trung, nhưng có rất nhiều thách thức thực tế mà ngành DeFi cần phải vượt qua trước tiên. Sự chấp nhận của người dùng có thể là trở ngại lớn nhất đối với sự phát triển của ngành hiện tại, những rủi ro mới kết hợp giữa các giao thức có thể là mối đe dọa lớn nhất đối với tính bền vững của ngành.
4. Kết lại
Hệ sinh thái DeFi hiện đang rất nhộn nhịp, nhưng cũng còn rất nhiều những thách thức để hoàn thiện, biến lý tưởng và tầm nhìn của DeFi thành hiện thực. Đón đọc phần 2 về chủ đề DeFi để biết được những thách thức mà DeFi cần vượt qua để hoàn thiện hệ sinh thái của mình, cũng như những phần tiếp theo của chúng tôi để mở rộng kiến thức DeFi.
Tổng hợp bởi wp.vnrebates.io
Theo Coinmonks