ic-markets
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
dupoin
Mở TK và hoàn phí 5 $/lot
san-trive
Mở TK và hoàn phí 9$/lot
tmgm
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
san-fxgt-dich-vu-forex-rebates
Mở TK và hoàn phí 1 $/lot
san-acy
Mở TK và hoàn phí 0.05$/lot
VNREBATES

Truy vết thanh khoản thị trường với chỉ báo Heatmap

22.03.2024, 16:07 6 phút đọc

Heatmap Forex là dạng biểu đồ nghiên cứu thị trường rất tiện ích dành cho các trader. Tuy nhiên, để có thể giao dịch bằng Heatmap Forex và áp dụng các chỉ số của Heatmap nhằm đưa ra các chiến lược đầu tư thì đó là cả một quá trình. Hãy để VnRebates giúp bạn qua bài viết dưới đây.

>> Xem thêm:

Heatmap là gì?

Lần theo dấu vết dòng tiền thông minh hay truy vết Liquidity của Bigboys như thế nào luôn là câu hỏi nan giải mà hầu hết các retail trader luôn bận tâm. Vì chỉ có bơi theo con sóng lớn thì những trader nhỏ lẻ chúng ta mới có thể tồn tại.

Và đáp án cho nan đề đó sẽ được bật mí ngày hôm nay qua bài viết về chỉ báo Heatmap, một chỉ báo được hầu hết các pro-trader sử dụng. Bài viết sau được lược dịch từ một trong những top server trên mạng xã hội X: CryptoSoulz chia sẻ. Nào hãy cùng bắt đầu!

Heatmap là gì

Heatmap là gì

Việc thanh lý và đóng các vị thế có đòn bẩy (hay còn gọi là stoploss) thường được đặt bên dưới mức hỗ trợ và trên mức kháng cự.

Điều này dẫn đến sự tích lũy các điểm dừng (stop oder) và thanh lý tại các khu vực cụ thể và mức giá nhất định. Những khu vực này rất được các nhà giao dịch quan tâm với tên gọi sideway zone. Đây là những khu vực có sự đồng thuận giữa bên mua và bên bán nên các giao dịch được khớp liên tục.

Ngoài ra, khu vực giá này chịu áp lực lớn của Oderbook từ các tổ chức lớn khiến giá đảo chiều. Và để đo lường giá trị hay tần suất các khối lệnh tại khu vực sideway này trên biểu đồ công cụ heatmap đã ra đời.

Khái niệm Heatmap.

Khái niệm Heatmap.

Khái niệm Heatmap

Heatmap là sự thể hiện trực quan các lệnh limit được đưa vào Oderbook của các tổ chức tài chính lớn và là biểu đồ đã được mã hóa về màu sắc thể hiện hoạt động của các lệnh đang chờ xử lý.

Màu sắc của một vùng trên biểu đồ càng sáng thì vùng đó càng tích lũy nhiều lệnh giao dịch lớn. Heatmap có thể được dùng ở nhiều khung thời gian: HTF và LTF.

Liquidation Heatmap: cho phép nhà giao dịch xác định được các khu vực có tính thanh khoản cao, điều này sẽ góp phần giải đáp được các câu hỏi về:

– Magnetic Zones: vùng giá có mật độ dày đặc các lệnh Stop loss được thiết lập từ đó thu hút các cỗ máy Stophunt hành động.

– Vùng giá nào sẽ là nơi hỗ trợ/kháng cự được hình thành.

Liquidation Heatmap.

Liquidation Heatmap.

Liquidation Levels / Bubbles of liquidity:

Đây là hai chỉ số tương như heatmap nhưng có sự phức tạp hơn:

  • Bong bóng thanh khoản (Bubbles of Liquidity) cho biết những vị thế mới được thiết lập và mức giá thanh lý của chúng.
  • Bong bóng càng lớn thì vị thế (volume) càng lớn và ngược lại.
  • Màu sắc bong bóng khác nhau thể hiện mức đòn bẩy được sử dụng khác nhau.
Bubbles of liquidity

Bubbles of liquidity

The Liquidation Profile (hồ sơ thanh lý):

  • Cung cấp thông tin về các vị thế hiện có trên thị trường chưa bị thanh lý (chạm Stoploss).
  • Màu sắc trên thanh công cụ càng đậm thể hiện vị thế càng lớn và ngược lại.
  • Hãy quan sát khung hình màu đỏ được đánh dấu bên dưới, chúng thể hiện các vị thế hiện có trên thị trường và trong trường hợp này là những lệnh hàng triệu đôla.
Liquidation Profile.

Liquidation Profile.

Cumulative Liquidation Levels Delta:

Cho thấy sự khác biệt giữa các vị thế thanh lý mua và bán, chỉ số này được tính theo mức độ lũy kế trong một khoảng thời gian nhất định trên thị trường của các Bigboys (thường là quý hoặc tuần). Từ sự khác biệt giữa các vị thế sẽ cho thấy xu hướng hiện tại của thị trường.

Trong ví dụ dưới đây, phần được đánh dấu màu đỏ có hơn 4 tỷ đôla là các vị thế Mua nhiều hơn đáng kể so với các vị thế bán trong cùng một khoảng thời gian. Điều này cho thấy xu hướng thị trường đang là Mua nên việc Long sẽ ưu tiên hơn Short.

Mức thanh lý tích lũy được thể hiện bằng tỷ đôla cho cả vị thế mua và bán.

Cumulative Liquidation.

Cumulative Liquidation.

Chỉ số Delta cho biết bên nào có thanh khoản lớn hơn.

Khi chỉ số Delta thể hiện một lượng lớn vị thế được mở (>= 10 tỷ USD) thì khả năng giá sẽ di chuyển theo hướng mà các vị thế đó được mở.

Một lưu ý cần được ghi nhớ: Càng nhiều vị thế bán hơn sẽ dẫn đến giá càng tăng cao hơn, sau cùng là chạm vào các lệnh Stop được thiết lập từ trước.

Ví dụ phân tích $BTC và $ ETH trên chuỗi:

Thông qua phân tích trên chuỗi (on-chain), các bạn sẽ có thể dự đoán thị trường bằng cách biết có bao nhiêu triệu USD đang được giao dịch trên thị trường và theo xu hướng nào. Cùng quan sát Heatmap và Liquidation cho $BTC và $ETH trong mô hình dưới đây.

Phân tích BTC bằng heatmap và liquidation.

Phân tích BTC bằng heatmap và liquidation.

Phân tích ETH bằng heatmap và liquidation.

Phân tích ETH bằng heatmap và liquidation.

Sau cùng thay cho lời kết: hy vọng các bạn có thể sử dụng chỉ báo Heatmap để truy vết được dòng tiền của Bigboys và còn gì tuyệt vời hơn là kết hợp chỉ báo này với phương pháp SMC. Nếu có điều gì thắc mắc về cách sử dụng chỉ báo này hãy để lại dưới phần bình luận. Hẹn gặp lại các bạn ở các bài viết tiếp theo.

>> Xem thêm:

Nguồn: CryptoSoulz

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.