ic-markets
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
dupoin
Mở TK và hoàn phí 5 $/lot
tmgm
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
san-trive
Mở TK và hoàn phí 9$/lot
san-acy
Mở TK và hoàn phí 0.05$/lot
ic-markets
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
Học đầu tư forex cơ bản

Các loại Biểu đồ cơ bản

Sau khi mở một tài khoản giao dịch, nhà đầu tư cần biết các dạng biểu đồ phân tích kỹ thuật khác nhau, bởi nó cung cấp những thông tin rất có giá trị trong quá trình ra quyết định. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ liệt kê những dạng biểu đồ được sử dụng phổ biến nhất không chỉ trong thị trường forex mà là trong hầu hết các thị trường tài chính. Sau đây, chúng ta hãy cùng xem các dạng biểu đồ phân tích kỹ thuật thể hiện điều gì trong các giao dịch.

Trải nghiệm Tài khoản Premium, độc quyền cho thành viên VnRebates
Trải nghiệm ngay

Bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn trader kiến thức nền tảng về 3 loại mô hình Forex (biểu đồ phân tích kỹ thuật) phổ biến nhất mà trader chắc chắn sẽ gặp thường xuyên trên con đường chinh chiến của mình.

Related image

Lời giới thiệu

Đối với 1 trader giao dịch forex 1 trong những công việc thường phải làm mỗi ngày chính là phân tích biểu đồ. Đây gần như là cách duy nhất để xem xét dữ liệu nhằm tìm kiếm dữ kiện về thị trường để xây dựng chiến lược giao dịch. 

Với những trader có nhiều kinh nghiệm việc đọc biểu đồ là chuyện khá dễ dàng, nhưng với trader mới vào nghề khi nhìn biểu đồ, cảm giác như thể đang lạc vào 1 mê hồn trận, thực sự sẽ gây khó dễ cho rất nhiều người.

Riêng tác giả thì đang sử dụng mô hình nến. Bởi vì cá nhân tác giả cảm giác đây là mô hình tốt nhất để thể hiện các biến động liên quan đến giá thị trường. Thiết kế của loại biểu đồ này giúp trader rất dễ nhìn thấy các “tiềm lực” của giá. Không dài dòng hơn, sau đây là 3 loại biểu đồ bài học này sẽ nhắc đến.

Một biểu đồ forex, về cơ bản, cho phép một nhà giao dịch xem lại lịch sử, mà theo các nhà phân tích kĩ thuật, có thể là một yếu tố dự báo về biến động giá trong tương lai. Hầu hết các nhà môi giới ngoại hối sẽ cung cấp phần mềm biểu đồ forex miễn phí cho các khách hàng đã có tài khoản giao dịch và nạp tiền vào đó.

Trong bài viết này, nhóm biên tập chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn về 3 loại biểu đồ thông dụng cùng phân tích cụ thể về nó qua các phần dưới đây nhé:
  • Phân tích kỹ thuật là gì?
  • Phân tích Biểu đồ như thế nào?
  • Các loại biểu đồ chính là loại nào?
  • Biểu đồ Forex với các chỉ số kĩ thuật

Phân tích kỹ thuật là gì?

Phân tích kĩ thuật là việc xem xét giá thị trường trong quá khứ và các chỉ số kĩ thuật để dự đoán các biến động trong tương lai của một khoản đầu tư. Những nhà phân tích kĩ thuật tin rằng biến động giá ngắn hạn là kết quả của cung và cầu trên thị trường.

Phân tích kĩ thuật giờ đây đã trở thành một phần không thể tách rời của trader: phân tích kỹ thuật có lẽ là công cụ duy nhất được sử dụng để xác định các điểm mở và đóng vị thế, và nó đồng thời là phương pháp duy nhất có thể khả năng dự báo và trong ngắn hạn.

Phân tích kỹ thuật dựa trên ba giả định quan trọng về thị trường.

  • Thứ nhất, phân tích kỹ thuật thừa nhận rằng giá phản ánh tất cả các thông tin.
  • Thứ hai, nó cho rằng biến động giá không phải là ngẫu nhiên mà theo xu hướng, và có thể sử dụng các công cụ kỹ thuật để xác định xu hướng này.
  • Thứ ba, giá cả có xu hướng lặp lại. Nói cách khác, biến động của thị trường trong quá khứ sẽ cung cấp một số manh mối về xu hướng của giá trong tương lai.

Theo hệ quả của ba giả định, phân tích kỹ thuật cho rằng các diễn biến của giá là kết quả của tập hợp những hành động của những người tham gia trên thị trường tài chính.

Nói cách khác, giống như trường hợp với một tổ ong, hoặc một tổ kiến, những hành động dường như độc lập của các cá nhân trên thị trường lại nhắm tới cùng một mục tiêu là tạo ra một hướng đi logic của giá mà chúng ta hoàn toàn có thể nhận biết được.

Cũng như chúng ta suy luận rằng một người sẽ lấy chìa khóa ra từ túi của mình nếu có ý định mở cửa, chúng ta cũng kì vọng rằng khi thị trường đi theo xu hướng hoặc tích lũy phải dẫn đến một kết quả hợp lý ví dụ như bùng nổ, hoặc sẽ tạo những đỉnh mới hoặc những đáy mới sau đó.

Bài viết hữu ích: Những sai lầm phổ biến trong Forex

Phân tích Biểu đồ như thế nào?

Biểu đồ Forex, giống như các biểu đồ có sẵn như chứng khoán, hiển thị các thông tin hữu ích cho phân tích kĩ thuật của một cặp ngoại hối cụ thể. Biểu đồ forex là công cụ cần thiết cho các nhà giao dịch ngoại hối muốn kết hợp cùng với phân tích kĩ thuật để xác định nơi nào cần đầu tư tiền, bởi công cụ đó có thể cho thấy tồn tại một xu hướng thị trường.

Phân tích biểu đồ là 1 việc mà trader dùng để phân tích xu hướng, tín hiệu, “ngôn ngữ” của thị trường một cách hiệu quả. Chính vì cần đọc được ngôn ngữ thị trường để giao dịch hiệu quả, việc đọc và phân tích biểu đồ dù là công việc nhàm chán nhưng lại là việc bắt buộc phải làm nếu muốn trở thành trader thành công!

Hiểu được điều này nên chúng tôi đã đưa ra 1 số bước cơ bản để các bạn mới vào nghề có thể tham khảo và tập đọc đồ thị bao gồm:

  • Bước 1: Xác định xu hướng giá
  • Bước 2: Đánh giá xu hướng đó mạnh hay yếu
  • Bước 3: Tìm kiếm điểm vào lệnh, điểm cắt lỗ và điểm chốt lời.

Trong số này, theo thiển ý của chúng tôi việc tìm kiếm xu hướng giá là điều tiên quyết tạo nên 1 giao dịch thành công. Nhưng nhiều trader thường hay bỏ qua bước này mà chủ yếu chỉ kẻ 1 đường trendline sau đó tìm điểm vào lệnh.

Trong nhiều trường hợp cách này cũng có thể vẫn giúp bạn kiếm được tiền. Tuy nhiên, chúng sẽ đi kém khá nhiều rủi ro, chính vì thế trước khi “bắt mạch” cho thị trường hãy tìm kiếm xem xu hướng của cặp tỷ giá bạn muốn giao dịch đang ở xu hướng nào trước.

Các loại biểu đồ chính là loại nào?

Trong Forex, có 03 loại biểu đồ chính:

  1. Biểu đồ đường nét – Line Chart
  2. Biểu đồ dạng thanh – Bar Chart
  3. Biểu đồ dạng nến – Candlestick Chart

Biểu đồ đường nét (Line chart)

Line chart là một loại biểu đồ rất thuận tiện để trader quan sát xu hướng (trend) của thị trường. Tuy nhiên, loại biểu đồ này lại không thiết thực lắm để giao dịch vì cấu trúc biểu đồ không thể hiện được sự chuyển động của giá trong ngày.

Biểu đồ line chart được hình thành từ việc nối các điểm giá giữa các phiên giao dịch với nhau. Gía đỉnh này nối với đỉnh khác, giá đáy này nối giá đáy khác, giá mở phiên hôm nay nối với giá mở phiên hôm sau và tương tự giá đóng phiên cũng vậy, v…v….

Trong đó, có lẽ biểu đồ line chart mà sử dụng đường nét của giá đóng phiên là phổ biến và hữu ích nhất. Đơn giản là vì đây là thông tin rất quan trọng, giúp trader biết được ngày hôm đó phe nào đang thắng thế (bear hay là bull). Bên dưới là ví dụ điển hình cho một biểu đồ giao dịch trong ngày (daily chart) của cặp EURUSD:

biểu-đồ-phân-tích-kỹ-thuật

Biểu đồ hình cột (Bar chart)

Biểu đồ hình cột sẽ cho trader thấy được cột giá trong một khung thời gian nhất định. Nếu trader đang quan sát biểu đồ ngày (daily chart), thì cột giá sẽ tượng trưng cho các biến động của giá trong ngày hôm đó. Nếu trader sử dụng biểu đồ 4 tiếng (4-hour chart), cột giá sẽ tượng trưng cho chuyển động của giá trong mỗi khung thời gian 4 tiếng đồng hồ và v…v….

Mỗi cột giá cung cấp 4 loại thông tin căn bản: giá mở phiên (open), giá đỉnh (high), giá đáy (bottom) và giá đóng phiên (close). Đôi khi người ta còn gọi biểu đồ này là OHLC chart lấy theo ký tự viết tắt của 4 từ tiếng Anh vừa nói qua.

biểu-đồ-phân-tích-kỹ-thuật

Dưới đây là biểu đồ được thể hiện bằng hình cột

biểu-đồ-phân-tích-kỹ-thuật

Biểu đồ hình nến (Candlestick chart)

Về bản chất, các thông tin và cấu trúc của biểu đồ hình nến đều tương tự như biểu đồ hình cột, duy chỉ có yếu tố nhãn quang là bắt mắt và dễ nhìn hơn.

Cũng như biểu đồ cột, biểu đồ nến cung cấp trader các thông tin về giá tại các thời điểm theo cấu trúc cột dọc, trong các khung thời gian khác nhau tùy trader lựa chọn. Đường cột dọc phía trên nến được gọi là “bóng nến thân trên”.

Tương tự, đường cột dọc phía dưới nến gọi là “bóng nến thân dưới”. Điểm đặc trưng nhất của biểu đồ nến khác biệt với biểu đồ cột là cách thể hiện giá đóng và mở phiên. Nhìn hình, trader có thể thấy giữa giá đóng và mở phiên là một ô to hình chữ nhật thể hiện sự chuyển động của giá giữa 2 phiên đóng mở này. Thông thường, người ta gọi phần này là “thân nến”.

Theo thường lệ, nếu thân nến có màu tối nghĩa là giá đóng phiên của cặp tiền thấp hơn giá mở phiên của ngày hôm đó. Ngược lại, thân nến màu sáng nghĩa là giá đóng phiên thấp hơn giá mở phiên.

Ví dụ, nếu thân nến màu trắng hoặc được thể hiện bằng tông màu sáng thì lúc này, phần cạnh phía trên của hình chữ nhật sẽ thể hiện điểm giá đóng phiên, còn cạnh dưới là giá mở phiên.

Tương tự cho trường hợp ngược lại, màu của thân nến mà đen hoặc được thể hiện bằng tông màu tối đồng nghĩa cạnh trên của hình chữ nhật thể hiện giá mở phiên, còn cạnh dưới lúc này là giá đóng phiên. Hình minh họa:

biểu-đồ-phân-tích-kỹ-thuật

Còn bây giờ, tiếp theo bên dưới cũng là đồ thị thể hiện cặp tiền EURUSD được sử dụng trong 2 ví dụ bên trên, nhưng trong trường hợp này sẽ được thể hiện bằng biểu đồ hình nến. Lưu ý là tác giả đang sử dụng 2 màu trắng đen theo ý thích cá nhân.

Trader có thể sử dụng màu nào tùy ý, miễn là thể hiện rõ được giữa 2 loại nến bullish và bearish. Nến bullish là màu nến màu nhạt (giá đóng phiên cao hơn giá mở phiên). Nến bearish là nến màu đậm (giá đóng phiên thấp hơn giá mở phiên)

biểu-đồ-phân-tích-kỹ-thuật

Trong 3 loại biểu đồ được giới thiệu bên trên, biểu đồ hình nến là biểu đồ được trader tin dùng rộng rãi nhất. Đây cũng là biểu đồ mà tác giả khuyên bạn đọc nên sử dụng khi mới bắt đầu làm quen với forex nói chung hoặc price action nói riêng.

Biểu đồ Forex với các chỉ số kĩ thuật

Biểu đồ Forex sẽ có các cài đặt tùy chỉnh cho các chỉ số kĩ thuật, chẳng hạn như giá, khối lượng và lãi suất mở.

Các nhà giao dịch thường xuyên sử dụng các chỉ số này, vì chúng được thiết kế để phân tích biến động giá trong ngắn hạn.

Có hai loại chỉ số kĩ thuật cơ bản:

1. Chập bản đồ (Overlays): như đường trung bình trượt (MA) và Dải bollinger.

2. Chỉ báo dao động (Oscillators): như chỉ số MACD hoặc RSI.

Hầu hết các phần mềm biểu đồ sẽ có nhiều loại chỉ số kĩ thuật để lựa chọn. Vì vậy, giữa hàng ngàn lựa chọn, nhà giao dịch phải chọn ra những lựa chọn phù hợp nhất với họ.

Ngoài ra, trong hầu hết các trường hợp, các chỉ số này có thể trở thành một phần của hệ thống giao dịch tự động.

Phần mềm biểu đồ Forex cung cấp phiên bản dùng thử hoặc tài khoản để nhà giao dịch thử nghiệm. Các nhà giao dịch sẽ được trải nghiệm các biểu đồ khác nhau trước khi quyết định nơi mở tài khoản của họ.

Lời kết

Các bạn hãy nên luôn cập nhật kiến thức của mình thật bền vững nếu muốn trở thành nhà giao dịch chuyên nghiệp. Ngoài những điều cơ bản về biểu đồ, những kiến thức chuyên sâu hơn sẽ được chúng tôi đưa đến trong các loạt bài viết sau.

Chúc các bạn giao dịch thành công!

Nguồn: Nial Fuller

Tổng hợp bởi Vnrebates.net