Lịch sử ngành khai thác dầu nói chung và thị trường dầu thô nói riêng đã cho luôn cho thấy sức mạnh và vai trò của tổ chức OPEC. Trong suốt chiều dài hình thành và phát triển, với tôn chỉ bảo vệ và tạo lợi ích cho các quốc gia thành viên thì OPEC đã không ít lần tác động vào cán cân cung cầu của thị trường dầu mỏ làm thay đổi giá nhằm bảo vệ thành viên hoặc tấn công vào giá dầu đá phiến của Mỹ.
Vậy thực sự sức mạnh của OPEC đến đâu? Có vai trò gì trên thị trường dầu thô thế giới? Giữa OPEC và Mỹ thì ai là kẻ đứng sau giá dầu thế giới? Hãy cùng nhau tìm hiểu thông qua bài viết này của VnRebates nhé!
1. Vai trò và nhiệm vụ của OPEC trong nền công nghiệp khai thác dầu mỏ
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) là một tổ chức liên chính phủ được thành lập tại Hội nghị Baghdad năm 1960. Năm nước thành viên sáng lập của OPEC là Iran, Iraq, Kuwait, Ả Rập Xê Út và Venezuela. OPEC là một tổ chức liên chính phủ thường trực của 14 quốc gia đang phát triển xuất khẩu dầu mỏ, là tổ chức điều phối và thống nhất các chính sách dầu khí của các quốc gia thành viên.
Các thành viên khác gồm: Qatar (1961), Libya (1962), UAE (1967), Algérie (1969) và Nigeria (1971) lần lượt gia nhập tổ chức sau đó. Ecuador (1973–1992), Indonesia (1962-2008) và Gabon (1975–1994) cũng từng là thành viên của OPEC.
OPEC khai thác vào khoảng 40% tổng sản lượng dầu thế giới và nắm giữ khoảng 3/4 trữ lượng. Nó có khả năng điều chỉnh hạn ngạch khai thác dầu lửa của các nước thành viên và qua đó có khả năng khống chế giá dầu. Hội nghị các bộ trưởng phụ trách năng lượng và dầu mỏ thuộc tổ chức OPEC được tổ chức mỗi năm hai lần nhằm đánh giá thị trường dầu mỏ và đề ra các biện pháp phù hợp để bảo đảm việc cung cấp dầu.
Mục tiêu chính thức được ghi vào hiệp định thành lập của OPEC là ổn định thị trường dầu thô, bao gồm các chính sách khai thác dầu, ổn định giá dầu thế giới và ủng hộ về mặt chính trị cho các thành viên khi bị các biện pháp cưỡng chế vì các quyết định của OPEC.
Nhưng đa số biện pháp được đề ra lại có nguyên nhân từ quyền lợi quốc gia. Như trong đợt khủng hoảng dầu gần đây, OPEC đôi khi không tìm cách hạ giá dầu mà lại duy trì chính sách cao giá trong thời gian dài. Mục tiêu của OPEC thật ra là một chính sách dầu chung nhằm để giữ giá.
OPEC dựa vào việc phân bổ hạn ngạch cho các thành viên để điều chỉnh lượng khai thác dầu, tạo ra khan hiếm hoặc dư dầu giả tạo nhằm thông qua đó có thể tăng, giảm hoặc giữ giá dầu ổn định. Có thể coi OPEC như là một liên minh độc quyền luôn tìm cách giữ giá dầu ở mức có lợi nhất cho các thành viên.
2. Công cụ mà OPEC sử dụng để tác động giá dầu thế giới
Công cụ chính được OPEC sử dụng để điều chỉnh sản lượng dầu bán ra thị trường của các nước thành viên chính là hạn ngạch sản xuất. Đại diện các quốc gia thành viên nhóm họp mỗi năm 2 lần nhằm thiết lập chính sách sản xuất chung trong tương lai dựa trên dự báo toàn cầu về cung và cầu dầu lửa. Mỗi hội nghị OPEC đều đặt ra hạn ngạch sản xuất mới, chia theo tỉ lệ tương ứng cho các quốc gia thành viên.
Hạn ngạch sản xuất này sẽ được OPEC sử dụng để tác động trực tiếp vào cán cân cung cầu của thị trường dầu thô thế giới, làm cho nguồn cung thay đổi dẫn đến việc thay đổi gái trên thị trường ngay tức thì khi các báo cáo được công bố hoặc định hướng lại thị trường khi các chích sách được thống nhất.
Xem thêm: Cung cầu và các yếu tố ảnh hưởng đến giá dầu
Cam kết của các nước thành viên đối với hạn ngạch sản xuất không phải lúc nào cũng nhất quán, và một số nước thành viên OPEC, đặc biệt là những nước có sản lượng nhỏ, thường xuyên vượt quá hạn ngạch được phép của mình.
Các thành viên có sản lượng lớn, đặc biệt là Ả Rập Xê Út, thường phải cắt giảm sản lượng của mình để bù cho việc sản xuất quá hạn ngạch của các thành viên khác. Việc giá dầu sụt giảm giữa những năm 1980 và cuối những năm 1990 một phần là do các thành viên thiếu cam kết trong việc tuân thủ hệ thống hạn ngạch.
Lịch sử các lần can thiệp của OPEC
- 1960: Thành lập tổ chức theo đề xuất của Venezuela tại Baghdad.
- 1965: Dời trụ sở về Wien. Các thành viên thống nhất một chính sách khai thác chung để bảo vệ giá.
- 1970: Nâng giá dầu lên 30%, nâng thuế tối thiểu áp dụng cho các công ty khai thác dầu lên 55% của lợi nhuận.
- 1971: Nâng giá dầu sau khi thương lượng với các tập đoàn khai thác. Tiến tới đạt tỷ lệ quốc gia hóa 50% các tập đoàn.
- 1973: Tăng giá dầu tăng từ 2,89 USD/thùng lên 11,65 USD. Thời gian này được gọi là cuộc khủng hoảng dầu lần thứ nhất, OPEC khai thác 55% lượng dầu của thế giới.
- 1974-1978: tăng giá dầu 5-10% hầu như mỗi nửa năm 1 lần để chống lại việc USD bị lạm phát.
Xem thêm: Lạm phát là gì? Nhà đầu tư nên rót tiền vào đâu trong thời kỳ lạm phát?
- 1979: Khủng hoảng dầu lần thứ hai. Sau cuộc cách mạng Hồi giáo giá dầu từ 15,5 USD/thùng được nâng lên 24 USD. Libya, Algérie và Iraq thậm chí đòi đến 30 USD/thùng.
- 1980: Đỉnh điểm chính sách cao giá của OPEC. Lybia đòi 41 USD, Ả Rập Xê Út 32 USD và các nước thành viên còn lại 36 USD/thùng dầu.
- 1981: Lượng tiêu thụ dầu giảm do các nước công nghiệp lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế và bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng dầu lần thứ nhất, do giá dầu cao, nhiều nước trên thế giới đầu tư vào các nguồn năng lượng khác. Lượng tiêu thụ dầu thế giới giảm 11% trong thời gian từ 1979-1983, thị phần dầu của OPEC trên thị trường thế giới giảm xuống còn 40%.
- 1982: Quyết định giảm lượng sản xuất tuy được thông qua nhưng lại không được các thành viên giữ đúng. Thị phần của OPEC giảm xuống còn 33% và vào năm 1985 còn 30% trên tổng số lượng khai thác dầu trên thế giới. Lượng khai thác dầu giảm xuống đến mức thấp kỷ lục là 17,34 triệu thùng/ngày.
- 1983: Giảm giá dầu từ 34 USD xuống 29 USD/thùng. Giảm hạn ngạch khai thác từ 18,5 triệu xuống 16 triệu thùng/ngày.
- 1986: Giá dầu rơi xuống đến dưới 10 USD/thùng do sản xuất thừa và do một số nước trong OPEC giảm giá dầu.
- 1990: Giá dầu được nâng lên trong tầm từ 18-21 USD/thùng. Nhờ vào chiến tranh Vùng Vịnh giá dầu đạt đến mức đề ra.
- 2000: Giá dầu đã dao động mạnh, vượt qua cả hai mức thấp và cao nhất trong lịch sử. Nếu trong quý I, chỉ với 9 USD người ta cũng có thể mua được một thùng dầu thì trong quý IV giá đã vượt trên 37 USD/thùng. Các thành viên của OPEC đồng ý giữ giá dầu ở mức 22-28 USD/thùng.
- 2005: OPEC quyết định giữ nguyên lượng khai thác 27 triệu thùng. Các thành viên đã nhất trí “tạm ngưng” không giữ giá dầu ở mức 22-28 USD/thùng.
3. OPEC và Mỹ, ai là kẻ đứng sau giá dầu thế giới
Mỹ là nước sản xuất và tiêu thụ dầu thô hàng đầu thế giới vào những năm 1960. Trong khi nhập khẩu dầu thô của Hoa Kỳ đã đạt tổng cộng một triệu thùng mỗi ngày, giữ ở mức giá do các công ty dầu của nước này đặt ra và được hỗ trợ bởi hạn ngạch nhập khẩu. Mỹ đã thông qua chính sách hạn chế nhập khẩu ở mức 9% tiêu thụ nội địa vào năm 1959. Năm năm trước đó, một tập đoàn các công ty dầu mỏ của Mỹ đã giành được quyền kiểm soát sản lượng dầu thô của Iran sau một cuộc đảo chính do phương Tây hậu thuẫn.
Khi sản lượng nội địa của Mỹ tăng trở lại trong bối cảnh nguồn tài nguyên dầu đá phiến phát triển nhanh chóng bắt đầu từ năm 2011, sự cạnh tranh với OPEC đã trở lại một lần nữa. Và khi đó, Ả Rập Xê Út tăng sản lượng bắt đầu từ năm 2014, làm giảm giá dầu thô, với mục đích đảo ngược mức tăng lớn gần đây trong sản xuất dầu đá phiến của Mỹ.
Trong ngắn hạn, OPEC và Mỹ tiếp tục cạnh tranh để giành thị phần toàn cầu. Không giống như OPEC, các công ty Mỹ phải tuân theo các điều khoản chống độc quyền. Việc khai thác dầu đá phiến phải chịu chi phí sản xuất cao hơn so với các giếng đứng truyền thống ở các mỏ dầu của Ả Rập Xê Út. Sản lượng dầu đá phiến cũng có đường cong suy giảm dốc hơn , có nghĩa là sản lượng từ các giếng đá phiến giảm nhanh hơn so với các giếng thông thường.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ dự kiến sản lượng dầu thô của Hoa Kỳ sẽ đạt đỉnh vào năm 2030-2035, trong khi sản lượng của OPEC dự kiến sẽ tiếp tục tăng cho đến năm 2050.
Phần lớn sự tăng trưởng về tiêu thụ năng lượng dự kiến sẽ diễn ra ở các nước châu Á đang phát triển, nơi nhu cầu về chất lỏng dầu mỏ dự kiến sẽ tăng 1,8% hàng năm cho đến năm 2050, nhanh gấp ba lần so với 23 ở Mỹ.
Khi OPEC vận chuyển nhiều dầu thô hơn đến châu Á trong khi tăng trưởng sản xuất và tiêu thụ của Mỹ chậm lại theo thời gian, sự cạnh tranh lịch sử giữa Mỹ và OPEC có thể giảm bớt. Nhưng với các thông tin trên thì anh em cũng đã thấy được tương lai dầu mỏ vẫn được định đoạt bởi OPEC. Và thêm một bất lợi cho Mỹ khi gần đây Trung Quốc, Nga và các nước thuộc OPEC đang làm lung lay đế chế petrodollar do Mỹ tạo ra với các động thái cho thấy sẽ chấp nhận thanh toán dầu mỏ bằng các loại tiền tệ khác ngoài USD.
4. Các tác động của OPEC lên thị trường dầu thô
Tổng thư ký Mohammad Barkindo cho biết, OPEC sẽ không thể kiểm soát nguồn cung dầu trên toàn cầu trong bối cảnh Nga đang tiếp tục gây hấn và leo thang đối với Ukraine. Và Nga cũng không phải là một thành viên của OPEC hay là liên minh với Hoa Kỳ. Vậy, liệu OPEC sẽ tác động đến thị trường giá dầu thế giới như thế nào trong bối cảnh hiện nay?
OPEC và các đồng minh của mình, một nhóm được gọi là OPEC+, đã chọn cách duy trì sản lượng ổn định khi giá dầu đạt 130 USD vào lần đầu tiên kể từ năm 2008. Nhứng với đà tăng trưởng của dầu đá phiến Mỹ thì OPEC bắt đầu họp hàng tháng vào năm 2021 thay vì các cuộc họp hàng quý hoặc nửa năm.
Vi dụ như: nhóm đã họp vào ngày 02/03/2022 và quyết định từ thỏa thuận trước đó là tăng sản lượng thêm 400.000 thùng/ngày vào tháng 4. Sau khi thông tin công bố, giá dầu sau đó nhanh chóng điều chỉnh xuống mức thấp hơn từ vùng 116 USD xuống quanh vùng 106 USD/thùng.
Anh em có thể thấy việc OPEC quyết định nâng hay giảm sản lượng sẽ đánh vào cán cân cung cầu trên thị trường dầu mỏ, từ đó kéo theo việc giá dầu sẽ bị biến động. Nói chung, nếu OPEC quyết định nâng sản lượng thì giá dầu sẽ giảm do nguồn cung đang được hỗ trợ. Ngược lại, nếu họ quyết định thắt chặt sản lượng thì giá có xu hướng tăng lên do nguồn cung hạn chế.
Ngoài ra, nếu Mỹ quyết định cấm nhập khẩu dầu thô của Nga, vốn chỉ chiếm khoảng 6% lượng tiêu thụ nội địa 20 triệu thùng / ngày, thì khối lượng đó có thể dễ dàng được thay thế từ các nguồn khác, chẳng hạn như Trung Đông hoặc Venezuela thuộc OPEC. Và rất có thể giá dầu cũng sẽ không thay đổi nhiều khi có nguồn cung thay thế, nhưng vấn đề quan trọng vẫn là liệu OPEC có đồng ý tăng sản lượng dầu hay không? Đánh vào yếu tố cung cầu chính là át chủ bài của OPEC trên thị trường giá dầu.
5. Kết luận
OPEC là một tổ chức liên minh các quốc gia xuất khẩu dầu thô trên thế giới với nhiệm vụ bảo đảm quyền lợi của các quốc gia thành viên và ổn định giá dầu nhưng đa số các hành động của họ thường là tấn công vào giá dầu đá phiến của Mỹ vốn đã đắt đỏ do chi phí khai thác và vận chuyển.
Các bố và quyết định của OPEC tác động mạnh mẽ đến giá dầu thô trong ngắn hạn và tương lai. Chính vì vậy khi giao dịch dầu trên thị trường CFDs, anh em phải thật chú ý đến các động thái của OPEC để không vấp phải các biến động giá không mong muốn bởi các chính sách đánh vào cung cầu thị trường của họ. Cuối cùng, chúc anh em giao dịch thành công trên thị trường!
VnRebates – Nơi Trading là NGHỀ