Khi lạm phát ở Hoa Kỳ đạt mức cao nhất trong ba thập kỷ, thì việc các quốc gia khác lần lượt công bố số liệu CPI hàng tháng sẽ dấy lên những “bất ngờ không mấy tốt đẹp”. Trọng tâm vẫn sẽ là sự phục hồi kinh tế, vì có một loạt dữ liệu khác sắp được công bố, bao gồm các dữ liệu từ Vương quốc Anh, Nhật Bản, Trung Quốc và Canada.
Liệu trái phiếu toàn cầu có gia nhập trào lưu bán tháo như với Kho bạc Mỹ hay không trong bối cảnh lạm phát tiếp tục leo thang ở nhiều quốc gia khác, hay đồng đô la Mỹ – USD sẽ tiếp tục tăng giá?
Doanh số bán lẻ của Hoa Kỳ có thể tiếp thêm động lực cho đà tăng của đồng USD
Quan điểm lạm phát “tạm thời” đang bắt đầu vỡ vụn sau khi chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ tháng 10 tăng lên mức cao nhất trong 31 năm là 6,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù cú sốc này không có khả năng ảnh hưởng đến chính sách ngắn hạn của Fed, đặc biệt là khi quá trình cắt giảm QE chỉ mới bắt đầu, nhưng nó đặt ra một số nghi vấn nghiêm trọng về việc Ngân hàng trung ương Mỹ sẽ có thể “kiên nhẫn” đến bao giờ.
Cho đến nay, tính chất “chắp vá” của sự phục hồi là một trong những lý do tại sao các nhà hoạch định chính sách đã tỏ ra thận trọng quá mức. Tuy nhiên, với việc nền kinh tế Mỹ hiện đã phục hồi ấn tượng sau những thiệt hại do đại dịch cộng với thị trường lao động lẫn tiêu dùng đều đang đứng vững sau những biến động gần đây, Fed có thể không còn thuyết phục với việc duy trì chính sách ôn hòa nữa.
Sau báo cáo CPI, tất cả các con mắt sẽ đổ dồn vào số liệu doanh số bán lẻ cho tháng 10 được công bố vào thứ 3 này. Doanh số bán lẻ dự kiến sẽ tăng 0,7% trong tháng, cùng tốc độ với tháng 9, điều này cho thấy quý cuối cùng của năm có một khởi đầu vững chắc.
Các chỉ số sản xuất khác nhau sẽ làm sáng tỏ thêm về động lực tăng trưởng mạnh mẽ như thế nào trong nền kinh tế lớn nhất thế giới. Chỉ số sản xuất của Empire State được công bố vào thứ Hai, cùng với số liệu sản lượng công nghiệp, trong khi chỉ số sản xuất của Philly Fed sẽ được công bố vào thứ Năm. Các dữ liệu quan trọng khác bao gồm khởi công nhà ở và giấy phép xây dựng sẽ được công bố vào thứ Tư.
Nếu những con số sắp công bố nhấn mạnh vào bức tranh tăng giá (bullish), lợi tức kho bạc có thể gia tăng, thúc đẩy đồng USD lên mức cao nhất trong nhiều tháng. Chỉ số USD – USD index đã đạt đỉnh trong 16 tháng, phá vỡ trên mức 95, gây bất lợi cho đồng bảng Anh (GBP).
Đồng GBP có thể tìm thấy “niềm an ủi” trong loạt dữ liệu sắp công bố không?
Đơn vị tiền tệ của Anh quốc vừa trải qua một vài tuần tồi tệ. Các nhà đầu tư đã từ bỏ cạnh tranh sau khi Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) làm tiêu tan kỳ vọng của thị trường về việc tăng lãi suất tại cuộc họp vào tháng 11, thay vào đó giữ nguyên tỷ giá và “vùi dập” đồng Bảng Anh.
Nhưng ngay khi đồng bảng Anh đang bắt đầu đứng vững trở lại, thì một cú đòn khác từ cú sốc lạm phát của Mỹ tiếp tục giáng xuống. Tuy nhiên, tuần này khi mà các dữ liệu được công bố dày đặc có khả năng sẽ mang đến nhiều cơ hội cho đồng Sterling để lấy lại một số điểm đã mất. Báo cáo thị trường lao động sẽ được phát hành vào thứ Ba. Nếu dữ liệu cho thấy một đợt tăng nữa so với dữ liệu tháng 9 sẽ giúp BoE giảm bớt lo ngại về tác động của việc kết thúc chương trình hỗ trợ (furlough) của chính phủ.
Dữ liệu lạm phát tháng 10 công bố vào thứ Tư có thể tiếp tục đặt cược rằng BoE sẽ tăng lãi suất tại một trong những cuộc họp sắp tới nếu CPI tăng cao hơn dự kiến. Dự báo cho CPI hàng năm đạt 3,9%, cao hơn nhiều so với giới hạn trên của BoE là 3%.
Cuối cùng, số liệu doanh số bán lẻ sẽ được công bố thứ Sáu sẽ là tâm điểm bởi chi tiêu tiêu dùng ở Anh đã khá chậm chạp kể từ tháng Năm. Nếu một bản in tiêu cực cho tháng 10 được tung ra sẽ làm suy yếu bất kỳ sự thúc đẩy nào từ các chỉ số lạm phát nóng.
Đồng Loonie hy vọng CPI tăng mạnh để ngăn chặn đà giảm
Chỉ số CPI và doanh số bán lẻ của Canada cũng sẽ được công bố vào tuần này. Lạm phát hàng năm đã tăng mạnh lên 4,4% vào tháng 9, mức cao nhất trong 18 năm. Mặc dù Ngân hàng Canada (BoC) đã đánh chút tín hiệu về thời điểm cho đợt tăng lãi suất đầu tiền sang quý 2/quý 3, nhà đầu tư đang định giá mạnh đối với một động thái sẽ được thực hiện vào tháng 3.
Trong thứ Tư này, nếu dữ liệu lạm phát tháng 10 tiếp tục tăng cao hơn, sẽ củng cố thêm khả năng động thái tăng lãi suất sẽ bắt đầu sớm hơn, kéo đồng CAD tăng lên, vốn đã bị đẩy xuống mức thấp nhất trong một tháng so với đồng bạc xanh (USD) hùng mạnh trong tuần này.
Ngoài ra, các số liệu về doanh số bản lẻ của Canada cũng được công bố vào thứ Sáu này.
Đầu cơ tăng lãi suất sẽ chiếm ưu thế đối với đồng AUD và NZD
Tiếp tục với các loại tiền tệ có liên quan đến hàng hóa, việc công bố dữ liệu hàng tháng của Trung Quốc, đặc biệt là sản lượng công nghiệp, doanh số bản lẻ và số liệu đầu tư tài sản cố định cho tháng 10 sẽ phủ bóng lên thị trường toàn cầu cũng như các FX nhạy cảm với rủi ro.
Đối với đồng aussie – AUD, dữ liệu tăng trưởng tiền lương hàng quý ngoài nước Úc được công bố vào thứ Tư sẽ đóng vai trò quan trọng. Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) kỳ vọng tăng trưởng tiền lương đạt 3% một cách bền vững trước khi quyết định nâng lãi suất, vì vậy nếu tiến độ đó được duy trì đến quý 3 sẽ là tín hiệu khả quan đối với đồng AUD.
Trong khi đó, trong biên bản cuộc họp tháng 11 được công bố vào thứ Ba, RBA có thể tiết lộ thêm về các cuộc thảo luận xung quanh mốc thời gian tăng lãi suất sau quyết định từ bỏ mục tiêu lợi suất ba năm.
Cuộc khảo sát kinh doanh hàng quý của Ngân hàng Dự trữ New Zealand (RBNZ) được công bố vào thứ Năm cũng sẽ được giới đầu tư để mắt tới. Ngoài việc đánh giá tâm lý kinh doanh, cuộc khảo sát cũng đặt ra câu hỏi với các nhà quản lý doanh nghiệp về dự báo lạm phát của họ. Nếu báo cáo chỉ ra kỳ vọng lạm phát vẫn có xu hướng cao hơn (kỳ vọng 1 và 2 năm đã vượt quá lần lượt 3% và 2%) sẽ củng cố khả năng RBNZ sẽ tăng 50 điểm lãi suất của RBNZ nếu số liệu báo cáo tháng này đạt chỉ tiêu 2%.
Điều này có thể mang lại một số động lực tăng giá cần thiết cho đồng NZD, giống như đồng AUD và đồng loonie CAD, đã không thể vượt qua những bước tiến của đồng bạc xanh USD.
Vấn đề lạm phát của Nhật Bản
Tại Nhật Bản, phần nào dự đoán được bức tranh xấu hơn đối với đồng yên (JPY) vì số liệu GDP quý 3 công bố vào thứ Hai cho thấy nền kinh tế thu hẹp 0,2% so với quý trước. Các đơn đặt hàng máy móc và số lượng giao dịch trong tháng 9 sẽ lần lượt được công bố vào thứ Tư.
Khi làn sóng virus thứ năm cũng là tồi tệ nhất của Nhật Bản cuối cùng đã dịu lại, ước tính GDP có thể không còn mấy giá trị, mặc dù có những lo ngại về việc nền kinh tế có thể phục hồi nhanh chóng như thế nào trong bối cảnh nguồn cung hạn chế và giá năng lượng tăng cao đang chồng chất khó khăn cho các nhà sản xuất .
Tuy nhiên, khi nói đến đồng JPY, mọi mối quan tâm đều liên quan đến chênh lệch lợi suất và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) sẽ không sớm từ bỏ các chính sách dựa trên lợi suất của mình.
Giá cả có thể tăng cao ở phần còn lại của thế giới, nhưng ở Nhật Bản, tỷ lệ này vẫn đang âm. Chỉ số CPI cơ bản tháng 10 công bố thứ Sáu dự kiến sẽ giữ ổn định ở mức 0,1%. Trong những tháng tới, nếu không có bất kỳ nguy cơ lạm phát nào vượt quá mục tiêu 2% của BoJ, sẽ không có triển vọng nào về việc đồng yên sẽ sớm kết thúc đợt trượt giá sau đại dịch so với những đồng môn của nó trên thị trường.
VnRebates Tổng hợp
Theo actionforex