VNREBATES

Thao túng giá vàng – Sự thật hay chỉ là thuyết âm mưu?

23.01.2021, 06:00 11 phút đọc

Vàng hiện đang là một kênh đầu tư vô cùng hấp dẫn, đặc biệt là trong thời điểm kinh tế toàn cầu đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19 như hiện nay. Tuy nhiên, hầu hết các nhà đầu tư đều e ngại về tình trạng thao túng giá vàng khi tham gia vào thị trường vàng. Vậy thao túng giá vàng là gì? Giá vàng có thực sự bị thao túng hay đó chỉ là suy nghĩ chủ quan của nhiều người? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tại đây.

Thao túng giá vàng - Sự thật hay chỉ là thuyết âm mưu?

Thao túng giá vàng – Sự thật hay chỉ là thuyết âm mưu?

Hãy tìm kiếm khắp nơi trên internet, và bạn sẽ tìm thấy vô số báo cáo mô tả chi tiết các vụ bê bối thao túng trên thị trường vàng. Từ sự can thiệp phức tạp của các ngân hàng trung ương đến việc gian lận giá của Deutsche Bank, liệu có chỗ cho các nhà đầu tư bán lẻ thành công? Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét thị trường vàng bị thao túng như thế nào để trả lời câu hỏi thị trường vàng có thực sự bị thao túng không?

1. Thao túng giá vàng là gì?

Thao túng thị trường vàng, còn được gọi là thao túng giá vàng, có thể được định nghĩa là các hành động nỗ lực có mục đích để kiểm soát giá vàng. Kiểu thao túng này tồn tại khá phổ biến trong thị trường tài chính khi các nhà giao dịch cố gắng tác động đến thị trường (trong trường hợp này là thị trường vàng). Việc thao túng giá có thể dẫn đến một số sai lệch ngắn hạn về giá tài sản, bao gồm cả giá vàng.

Theo Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Hoa Kỳ, thao túng là hành vi cố ý để đánh lừa các nhà đầu tư bằng cách kiểm soát hoặc tác động nhằm tạo ra các tín hiệu giả tạo đến thị trường.

Trong cộng đồng đầu tư vàng, rất nhiều nhà đầu tư tin rằng giá vàng bị thao túng, trong đó, phổ biến nhất là các hành vi nhằm mục đích làm giảm giá vàng.

Xem thêm: Thống kê giá vàng Việt Nam qua các năm và cơ hội đầu tư cho các gold trader

2. Thuyết âm mưu về việc thao túng giá vàng

Thuyết âm mưu về việc thao túng giá vàng

Thuyết âm mưu về việc thao túng giá vàng

Nhiều nhà đầu tư cho rằng thị trường vàng đang bị thao túng một cách có hệ thống. Dưới đây là một số căn cứ của “thuyết âm mưu” này:

  • Một số người nói rằng kim loại quý nằm dưới tầm tay của các ngân hàng trung ương, do dó, các ngân hàng trung ương này dễ dàng can thiệp vào thị trường.
  • Những người khác cho rằng sự can thiệp giá vàng đến từ các ngân hàng lớn và việc họ sử dụng các công cụ phái sinh và giao dịch tần suất cao khiến giá vàng giảm.
  • Ngoài ra, một số nhà đầu tư lại lo lắng về sự chênh lệch giữa vàng chỉ số và vàng vật chất, tính minh bạch tại Sàn giao dịch kim loại London, lượng hàng tồn kho giảm tại Comex và việc các ngân hàng trung ương cho thuê vàng.

Căn cứ vào các luận điểm này, các nhà đầu tư cho rằng giá vàng thực sự đang bị thao túng, đặc biệt là khi giá vàng đã được các chính phủ khống chế trong nhiều thập kỷ hoặc bị áp giá theo Thị trường vàng bạc London, và một số tổ chức tài chính đã bị phạt vì tác động hoặc thao túng giá vàng.

3. Thị trường vàng bị những ai thao túng?

Thị trường vàng bị những ai thao túng?

Thị trường vàng bị những ai thao túng?

Từ năm 1919-2004, nhà Rothschild – gia tộc được cho là giàu nhất thế giới – đã đóng vai trò quan trọng trong việc định giá vàng thông qua ngân hàng đầu tư N M Rothschild & Sons ở Anh Quốc. Việc điều chỉnh giá vàng của tổ chức này gần như đã cung cấp một thước đo chuẩn mực để định giá phần lớn các sản phẩm làm bằng vàng và các mặt hàng liên quan trên thị trường toàn thế giới. Tuy nhiên, Rothschild đã rời bỏ khỏi thị trường kim loại quý này từ 2004.

Ngày nay, với nền tảng giao dịch trực tuyến ngày càng phổ biến, quy mô giao dịch khổng lồ của thị trường vàng tài khoản (vàng chỉ số) cũng như các hợp đồng vàng tương lai là 2 yếu tố chính dẫn dắt giá cả của giao dịch vàng vật chất.

Các nền tảng giao dịch vàng trải rộng khắp thế giới với số lượng nhà đầu tư rất lớn, đủ mọi thành phần, từ các ngân hàng, quỹ đầu tư, nhà đầu tư cá nhân, thậm chí có cả sự tham dự của các chính phủ. Chính vì vậy, khó có thể xuất hiện được tổ chức nào đủ sức thao túng toàn bộ thị trường.

Dù vậy, có một thực tế là những tổ chức cung cấp các nền tảng giao dịch có khả năng nắm bắt được con số thống kê các lệnh chờ cũng như khối lượng giao dịch của các nhà đầu tư. Nhiều công ty trong số này có các mối quan hệ chặt chẽ với nhau, do đó không loại trừ khả năng các công ty đó có thể bắt tay nhau để dẫn dắt thị trường.

Dưới đây là một số tổ chức từng bị cáo buộc thao túng giá vàng

3.1 Goldman Sachs bị cáo buộc thao túng giá vàng

Goldman Sachs được thành lập tại New York vào năm 1869 bởi Marcus Goldman. Đây là một trong những ngân hàng đầu tư lớn nhất trên thế giới, nổi tiếng với các mối liên hệ chính trị – các cựu giám đốc điều hành của nó thường làm việc trong chính phủ.

Đối với nhiều người, Goldman Sachs là một nhân vật phản diện, chịu trách nhiệm về các cuộc khủng hoảng tài chính và các hành vi kìm hãm giá vàng. Trên thực tế, đôi khi Goldman Sachs cần thiết phải can thiệp vào thị trường vàng – dù gì thì đó cũng là một nhà tạo lập thị trường thị trường vàng bạc London! Thao túng giá vàng và bạc bằng cách giả mạo các giao dịch hợp đồng tương lai và hủy bỏ chúng là một chuyện. Sự can thiệp của ngân hàng trung ương vào thị trường vàng vật chất để giảm giá vàng là một vấn đề khác.

3.2 JP Morgan Chase bị cáo buộc thao túng giá vàng

JP Morgan là ngân hàng đầu tư có trụ sở chính tại New York. Đây là ngân hàng lớn nhất ở Hoa Kỳ và là một trong những ngân hàng lớn nhất thế giới. Cùng với Goldman Sachs, JP Morgan Chase được coi là tổ chức có hành vi thao túng giá vàng. Đặc biệt, nhiều nhà phân tích vàng không thích ngân hàng này, vì nó bị cáo buộc bán khống vàng trần trên Comex.

JP Morgan Chase bị cáo buộc thao túng giá vàng

JP Morgan Chase bị cáo buộc thao túng giá vàng

Tuy nhiên, có vẻ như những nhà phân tích này dường như không hiểu ngân hàng vàng thỏi là gì. Họ không đặt cược vào biến động giá. Thay vào đó, họ hoạt động hoàn toàn trái ngược với các nhà đầu cơ. Xin nhắc lại, JP Morgan là một nhà tạo lập thị trường thị trường vàng bạc London và nó cũng chịu trách nhiệm (cùng với các ngân hàng khác) trong việc thanh khoản vàng, vì vậy tổ chức này phải tham gia vào thị trường vàng. Nhưng không có nghĩa là nó có thể kìm hãm giá vàng vĩnh viễn.

Xem thêm: Hướng dẫn học cách đầu tư Vàng 2021 hiệu quả từ A-Z

Tuy nhiên, không chỉ các định chế tài chính, xét từ góc độ nhà nước, các chính phủ cũng có thể tham gia vào việc thao túng giá vàng. Ngoài lợi ích tư nhân, các quan chức chính phủ luôn làm những gì họ cho là tốt nhất để giữ cho áp lực lạm phát đối với tiền giấy ở mức tối thiểu. Trên thực tế, vấn đề tiền giấy bị mất giá là nguyên nhân chính khiến các chính phủ can thiệp vào thị trường vàng cũng như thị trường tiền tệ rất nhiều từ những năm 1970 và 1980.

Trong những năm gần đây, các chính phủ đã tìm ra những cách khác để giải quyết chính sách tiền tệ, ví dụ như mua bán tài sản có gốc ngoại tệ. Tuy nhiên, vai trò của các ngân hàng trung ương trong việc giữ giá tương đối ổn định đôi lúc vẫn bị nhận định là hành vi cố thao túng thị trường.

4. Giá vàng có thực sự dễ bị thao túng đến vậy?

Tuy nhiên, nghiên cứu hàn lâm không tìm thấy bất kỳ bằng chứng rõ ràng nào về sự kìm hãm giá vàng. Hơn nữa, khi chúng ta nhìn vào hành vi dài hạn của giá vàng (xem biểu đồ bên dưới), chúng ta thấy giá vàng cũng có mô hình chu kỳ rõ ràng chứ không phải chỉ đi theo xu hướng giảm vĩnh viễn hay đi ngang như nhiều người vẫn tưởng.

Diễn biến giá vàng (từ tháng 4 năm 1968 đến tháng 1 năm 2016, London PM Fix).

Diễn biến giá vàng (từ tháng 4 năm 1968 đến tháng 1 năm 2016, London PM Fix).

Vì vậy, từ góc độ dài hạn, và đặc biệt là nhìn vào những năm 2000, việc cáo buộc thao túng thị trường vàng là điều khó hiểu. Thị trường vàng đơn giản là quá lớn và quá thanh khoản để bất kỳ cá nhân, ngân hàng trung ương hay tập đoàn nào có thể kiểm soát. Do đó, bất kỳ nỗ lực nào nhằm kìm hãm giá vàng một cách có hệ thống sẽ phản tác dụng, vì việc giảm giá vàng sẽ gây ra phản ứng thị trường dưới dạng nhu cầu cao hơn và áp lực tăng giá.

Bên cạnh đó, có nhiều chiến lược đằng sau việc các ngân hàng trung ương duy trì số lượng vàng dự trữ. Điều này có thể ảnh hưởng tới thị trường theo những cách không thể đoán trước. Trong khi các ngân hàng trung ương ít có khả năng tham gia vào việc thao túng thị trường thường xuyên, họ thường được hưởng lợi từ các chuyển động chiến lược.

Tất nhiên, các ngân hàng trung ương có lợi ích nhất định trong việc giữ giá vàng thấp hơn nhiều so với mức bình thường. Họ cũng có quyền lợi được ưu đãi từ các đối tác – do giao dịch với khối lượng lớn. Từ đó, định chế tài chính này thu về khoản chênh lệch giá kếch xù. Với thị phần áp đảo của mình, họ sẽ mãi mãi là những người chơi chính trong môi trường thị trường tự do và cởi mở.

Xem thêm: Vàng – kênh đầu tư tài chính an toàn hay rủi ro tiềm ẩn

Kết luận

Mặc dù có nhiều biến thể của lý thuyết thao túng thị trường vàng nhưng hầu như không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào được đưa ra để chứng minh những cáo buộc này. Cũng giống như các loại tài sản khác, giá vàng cũng hoạt động theo chu kỳ, có tăng và có giảm. Thị trường giá giảm không ngụ ý rằng có tổ chức nào đó đang thao túng và cố tình kìm hãm giá cả. Đó chỉ là hành vi thị trường bình thường do những thay đổi trong các nguyên tắc cơ bản của thị trường vàng mà thôi.

Mặt khác, nếu bạn quan tâm đến phương pháp giao dịch theo chân các nhà thao túng thị trường, hãy xem qua khóa học giao dịch price action kết hợp phân tích volume của chúng tôi. Bạn có thể đăng ký để học khóa cơ bản hoàn toàn miễn phí tại đây.

Tổng hợp bởi VnRebates

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.