VNREBATES

RSI không phế – chúng ta phế???

03.07.2024, 17:13 3 phút đọc

RSI là một trong những chỉ báo cơ bản và phổ biến nhất trong thị trường Forex. Tuy nhiên liệu rằng chúng ta đã sử dụng đúng cách? Và RSI có “phế” như nhiều người thường nghĩ. Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết hôm nay trên VnRebates.

Xem thêm:

Vẽ đường xu hướng cho RSI

Điều này nghe có vẻ hơi “buồn cười” vì bạn chỉ mới học vẽ đường xu hướng cho giá mà thôi. Tuy nhiên, đây thực sự là một mẹo hiệu quả mà bạn nên học. Có thêm 1 vũ khí nữa vẫn là điều tuyệt vời đúng không?

Mẹo này hữu dụng khi tìm sự đảo chiều hoặc sự phá vỡ trendline. Khi bạn thấy giá đi theo 1 đường xu hướng nào đó, hãy vẽ một đường xu hướng tương tự cho RSI của bạn

Giá Break trendline RSI

Giá Break trendline RSI

Bạn sẽ thấy rằng RSI cũng sẽ đi theo đường xu hướng đó, y như giá. Nếu bạn thấy cả giá lẫn chỉ báo kỹ thuật đều phá đường trendline của nó thì đó là tín hiệu thay đổi về lực mua – bán và xu hướng có thể sẽ thay đổi.

Trong biểu đồ trên có thể nhận thấy những dấu hiệu đảo chiều (đảo chiều ở đây là sự thay đổi trạng thái của thị trường). Sự phá vỡ trendline RSI là dấu hiệu cho thấy động lực của thị trường đã giảm tuy nhiên trên biểu đồ giá vẫn là sự đi lên của cặp tiền.

Phân tích cấu trúc thị trường cùng RSI

Nếu bạn nào đã đọc qua serie về phân tích cấu trúc thị trường có thể dễ dàng hiểu được phần này khi quan sát RSI.

Gía tạo CHOCH trong chỉ báo RSI

Gía tạo CHOCH trong chỉ báo RSI

Hãy chú ý đến những điểm đánh dấu trong RSI.

– Đầu tiên chính là mô hình Flipzone: giá không thể phá qua đỉnh cao nhất Strong High và cũng không phá vỡ điểm tạo ra đỉnh Weak Low. Sau đó giá phá qua điểm Weak Low. Phần định nghĩa vùng giá này các bạn nào đọc sách mình đã nắm rõ (đây là một trong những vùng giá mạnh nhất trên biểu đồ).

– Giá phá vỡ Weak Low tạo ra tín hiệu CHOCH khẳng định xu hướng tăng đã dừng lại. Tuy nhiên hãy quan sát biểu đồ giá, các bạn có thể thấy chưa có bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào về price action xảy ra. Nếu là bạn chắc chắn sẽ tiếp tục BUY?

– Sau khi RSI tạo CHOCH đã quay lại và Down (đúng y như sách đã biết hen)

Xác định mô hình Liquidity trong RSI thế nào?

Mô hình Liquidity hay còn gọi là mô hình giá là giai đoạn thị trường rơi vào trạng thái nghỉ ngơi và chuẩn bị cho xu hướng tiếp theo. Đó có thể là quá trình ROF tái cấu trúc sức mạnh con sóng hoặc cũng chính là quá trình phân phối chuẩn bị cho sự đảo chiều tiềm năng về Major Point trong chart.

Cùng đến với mô hình thường xuyên xuất hiện và dễ xảy ra nhất trong trading: Quasimodo

Mô hình Liquidity trong RSI

Mô hình Liquidity trong RSI

Trong biểu đồ trên là mô hình Quasimodo chuẩn mà ta note lại từ chỉ báo RSI. Khi nó xuất hiện đồng nghĩa với việc thông báo sự đảo chiều sắp xuất hiện.

Trong khi RSI tạo mô hình Quasimodo thì mô hình giá của chúng ta chẳng có dấu hiệu gì. Thậm chí sau đó giá còn Mitigate một nhịp làm cho các Seller vào cuộc và bị Stop-out. Sau nhịp mitigate giá tăng như đúng dự báo ban đầu.

Như vậy là RSI không chỉ dùng để dự báo quá mua, quá bán, phân kỳ kín, phân kỳ hở mà nó còn nhiều ứng dụng khác. Thật sự là “Chỉ báo không phế – chúng ta phế!!!”

Nguồn: TradingView

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.