ic-markets
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
dupoin
Mở TK và hoàn phí 5 $/lot
san-trive
Mở TK và hoàn phí 9$/lot
tmgm
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
san-fxgt-dich-vu-forex-rebates
Mở TK và hoàn phí 1 $/lot
san-acy
Mở TK và hoàn phí 0.05$/lot
VNREBATES

Giao dịch với Liquidity thế nào?

02.10.2023, 08:59 16 phút đọc

Ở các bài viết trước, VnRebates đã cùng các bạn nhận diện được các loại Liquidity khác nhau mà Bigboy sử dụng để thao túng thị trường. Từ đó góp phần giảm thiểu rủi ro trong quá trình giao dịch. Vậy Liquidity có thể được dùng làm điểm POI tiềm năng trong một giao dịch hay không? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết hôm nay.

Xem thêm

Thông thường khi thị trường xuất hiện các mô hình Liquidity 2 đỉnh, 2 đáy hay trendline tăng, giảm; các bạn sẽ nghĩ ngay đến một giao dịch đảo chiều. Nhưng điều đó là hết sức sai lầm vì không ai chặn đầu tàu hỏa cả. Thay vào đó hãy cùng nghĩ đến việc có thể tiếp tục giao dịch tiếp diễn xu hướng được hay không?

Hãy cùng tìm hiểu cách giao dịch tiếp diễn xu hướng với một số mô hình Liquidity qua bài viết hôm nay.

1. Liquidity mô hình 2 đỉnh:

1.1 Quá trình hình thành Liquidity mô hình 2 đỉnh:

Mô hình Liquidity này thường xuất hiện trong một xu hướng giảm. Đây là thời điểm thị trường cạn kiệt Liquidity và đang tái phân phối Redistribution hay tái thiết lập lại cấu trúc thị trường ROF. Làm động lực tiếp diễn xu hướng giảm trước đó. Cùng quan sát hình ảnh sau để làm rõ quá trình hình thành Liquidity mô hình 2 đỉnh.

Hình 1. Liquidity mô hình 2 đỉnh.

Hình 1. Liquidity mô hình 2 đỉnh.

Thị trường đang trong xu hướng giảm, với các cấu trúc Major, Minor được xác nhận. Lúc này một con sóng hồi xuất hiện Mitigate lại cấu trúc Minor qua đó tái cấu trúc lại thị trường. Đỉnh Major lúc này đã chuyển từ trên xuống vùng giá mới được ROF.

Giai đoạn ROF hình thành với 2 đỉnh nằm dưới cấu trúc Major, giá sau đó hồi về cấu trúc Major vừa được hình thành sau đó tiếp tục xu hướng giảm.

Thông qua quá trình hình thành Liquidity 2 đỉnh các bạn có thể nhận ra 3 đặc điểm cơ bản của mô hình này:

  • Thị trường phải đang là xu hướng giảm.
  • Giá phải có sự tái thiết lập cấu trúc ROF tạo thành cấu trúc Major mới.
  • 2 đỉnh của giai đoạn ROF phải nằm dưới cấu trúc Major mới được hình thành và nằm trong phạm vi của con sóng giảm.

1.2 Giao dịch với Liquidity mô hình 2 đỉnh:

Để giao dịch với Liquidity mô hình 2 đỉnh các bạn chờ cho đến khi giá chạm vào vùng tạo ra cấu trúc Major vừa mới được hình thành. Có thể Risk entry hoặc confirm entry một lệnh Sell tại đây.

Vì đây là giao dịch tiếp diễn xu hướng giảm nên các bạn Take Profit khi giá chạm vào vùng giá quan trọng ở khung thời gian lớn hơn. Stop loss từ 3-5 pips trên vùng Major tùy theo sự quản lý rủi ro của các bạn.

Hình 2. Giao dịch với Liquidity mô hình 2 đỉnh.

Hình 2. Giao dịch với Liquidity mô hình 2 đỉnh.

Cùng đến ví dụ sau trên biểu đồ cặp EUR/GBP khung D1:

Hình 3. Timing cặp EUR/GBP Liquidity mô hình 2 đỉnh.

Hình 3. Timing cặp EUR/GBP Liquidity mô hình 2 đỉnh (Nguồn: TradingView).

Quan sát biểu đồ trên các bạn có thể thấy:

  • Xu hướng thị trường hiện tại đang là một xu hướng giảm với cấu trúc Minor được được xác nhận.
  • Con sóng AB hồi lại Mitigate cấu trúc Minor qua đó tạo ra cấu trúc Major mới.
  • Giá down xuống tạo thành Liquidity mô hình 2 đỉnh bên trong phạm vi của con sóng đẩy.

Đến đây ta thấy mô hình Liquidity này đã đáp ứng 3 đặc điểm:

  • Thị trường hiện tại đang là xu hướng giảm.
  • Giá đã tái thiết lập ROF tạo thành cấu trúc Major mới.
  • 2 đỉnh của giai đoạn ROF nằm dưới cấu trúc Major mới được hình thành và nằm trong phạm vi của con sóng giảm Impulse wave.

Vậy theo lý thuyết lúc này các bạn có thể Risk enrty một lệnh Sell tại cấu trúc Major mới được hình thành hoặc chờ confirm entry ở khung giờ nhỏ. Take Profit khi giá chạm vào vùng giá quan trọng ở khung thời gian lớn hơn. Stop loss từ 3-5 pips trên vùng Major tùy theo sự quản lý rủi ro của các bạn.

Và đây là kết quả:

Hình 4. Kết quả Lệnh Sell Liquidity mô hình 2 đỉnh.

Hình 4. Kết quả Lệnh Sell cặp EUR/GBP Liquidity mô hình 2 đỉnh (Nguồn: TradingView).

2. Liquidity mô hình 2 đáy:

2.1 Quá trình hình thành Liquidity mô hình 2 đáy:

Mô hình Liquidity này thường xuất hiện trong một xu hướng tăng. Đây là thời điểm thị trường cạn kiệt Liquidity và đang tái tích lũy ReConsolidation hay tái thiết lập lại cấu trúc thị trường ROF. Làm động lực tiếp diễn xu hướng tăng trước đó.

Cùng quan sát hình ảnh sau để làm rõ quá trình hình thành Liquidity mô hình 2 đáy.

Hình 5. Liquidity mô hình 2 đáy.

Hình 5. Liquidity mô hình 2 đáy.

Thị trường đang trong xu hướng tăng, với các cấu trúc Major, Minor được xác nhận. Lúc này một con sóng hồi xuất hiện Mitigate lại cấu trúc Minor qua đó tái cấu trúc lại thị trường. Đáy Major lúc này đã di chuyển lên trên vùng giá mới được ROF.

Giai đoạn ROF hình thành với 2 đáy nằm trên cấu trúc Major, giá sau đó hồi về cấu trúc Major vừa được hình thành sau đó tiếp tục xu hướng tăng.

Thông qua quá trình hình thành Liquidity 2 đáy các bạn có thể nhận ra 3 đặc điểm cơ bản của mô hình này:

  • Thị trường phải đang là xu hướng tăng.
  • Giá phải có sự tái thiết lập cấu trúc ROF tạo thành cấu trúc Major mới.
  • 2 đáy của giai đoạn ROF phải nằm trên cấu trúc Major mới được hình thành.

2.2 Giao dịch với Liquidity mô hình 2 đáy:

Để giao dịch với Liquidity mô hình 2 đáy các bạn chờ cho đến khi giá chạm vào vùng tạo ra cấu trúc Major vừa mới được hình thành. Có thể Risk entry hoặc confirm entry một lệnh Buy tại đây.

Vì đây là giao dịch tiếp diễn xu hướng tăng nên các bạn Take Profit khi giá chạm vào vùng giá quan trọng ở khung thời gian lớn hơn. Stop loss từ 3-5 pips trên vùng Major tùy theo sự quản lý rủi ro của các bạn.

Hình 6. Giao dịch với Liquidity mô hình 2 đáy.

Hình 6. Giao dịch với Liquidity mô hình 2 đáy.

Cùng đến với ví dụ sau trên biểu đồ XAU/USD khung D1:

Hình 7. Timing cặp XAUUSD Liquidity mô hình 2 đáy.

Hình 7. Timing cặp XAU/USD khung D1 (Liquidity mô hình 2 đáy, nguồn: TradingView).

Quan sát biểu đồ trên các bạn có thể thấy:

  • Xu hướng thị trường hiện tại đang là một xu hướng tăng với cấu trúc Minor được được xác nhận.
  • Con sóng AB hồi lại Mitigate cấu trúc Minor qua đó tạo ra cấu trúc Major mới.
  • Giá tạo thành Liquidity mô hình 2 đỉnh bên trong phạm vi của con sóng đẩy.

Đến đây ta thấy mô hình Liquidity này đã đáp ứng 3 đặc điểm:

  • Thị trường hiện tại đang là xu hướng tăng.
  • Giá đã tái thiết lập ROF tạo thành cấu trúc Major mới.
  • 2 đỉnh của giai đoạn ROF nằm trên vùng giá tạo nên cấu trúc Major mới được hình thành.

Vậy theo lý thuyết lúc này các bạn có thể Risk enrty một lệnh Buy tại cấu trúc Major mới được hình thành hoặc chờ confirm entry ở khung giờ nhỏ. Take Profit khi giá chạm vào vùng giá quan trọng ở khung thời gian lớn hơn. Stop loss từ 3-5 pips dưới cấu trúc Major tùy theo sự quản lý rủi ro của các bạn.

Và đây là kết quả:

Hinh 8. Kết quả Lệnh Buy XAUUSD theo Liquidity mô hình 2 đáy.

Hinh 8. Kết quả Lệnh Buy cặp XAU/USD khung D1 theo Liquidity mô hình 2 đáy (Nguồn: TradingView).

Xem thêm:

3. Liquidity mô hình trendline giảm:

3.1 Quá trình hình thành Liquidity mô hình trendline giảm

Đây là mô hình Liquidity được hình thành khi thị trường đã hình thành xu hướng giảm. Cũng giống như Liquidity mô hình 2 đỉnh đây là loại Liquidity tiếp diễn xu hướng khi động lực thị trường đã cạn kiệt và cần tái thiệt lập lại sự phân phối ReDistribution.

Cùng quan sát hình ảnh sau để làm rõ quá trình hình thành loại Liquidity này.

Hình 9. Liquidity mô hình trendline giảm.

Hình 9. Liquidity mô hình trendline giảm.

Thị trường đang hình thành một xu hướng giảm với các cấu trúc Major/ Supply zone được xác nhận. Con sóng đẩy được hình thành sau BOS với nhiều con sóng nhỏ (Internal) bên trong liên tục quay về lấy Oder Flow của con sóng trước đó.

Giá của các con sóng nhỏ bên trong con sóng đẩy luôn luôn nằm dưới trendline và tạo cấu trúc giảm liên tục. Cho đến khi một con sóng hồi hình thành bức phá qua đường trendline này và quay về vùng Supply zone trước đó, xóa bỏ toàn bộ nỗ lực giảm của phe Bán.

Các bạn có thể tìm hiểu thêm về loại trenline này trong bài viết sau:

Giai đoạn Impulse wave tuy thị trường vẫn tiếp tục giảm giá nhưng động lực đã cạn kiệt, buộc Bigboy phải can thiệp bằng cách tạo ra Trendline Liquidity để tái thiết lập cấu trúc thị trường. Sau khi đã rút cạn Liquidity thị trường sẽ tiếp tục xu hướng giảm với một con sóng giảm mạnh.

Toàn bộ quá trình trên  đã tạo thành Liquidity mô hình trendline giảm.

Thông qua quá trình hình thành Liquidity mô hình trendline giảm các bạn có thể nhận ra 4 đặc điểm cơ bản của mô hình này:

  • Xu hướng hiện tại phải là xu hướng giảm.
  • Con sóng Impulse wave sau tín hiệu BOS tạo ra cấu trúc sóng Internal structure với các con sóng nhỏ liên tục lấy Oder Flow của con sóng trước đó.
  • Các con sóng nhỏ này phải nằm dưới trendline giảm bên trong Impulse wave.
  • Sau khi phá trendline giảm giá phải chạm vào cấu trúc Major/ Supply zone tạo ra con sóng Impulse wave.

3.2 Giao dịch với Liquidity trendline giảm:

Để giao dịch với Liquidity trendline giảm các bạn chờ cho đến khi con sóng hồi bức phá qua trendline chạm vào cấu trúc Major/ Supply zone. Có thể Risk entry hoặc confirm entry một lệnh Sell tại đây.

Vì đây là giao dịch tiếp diễn xu hướng giảm nên các bạn Take Profit khi giá chạm vào vùng giá quan trọng ở khung thời gian lớn hơn. Stop loss từ 3-5 pips trên vùng Major tùy theo sự quản lý rủi ro của các bạn.

Hình 10. Giao dịch với Liquidity mô hình trendline giảm.

Hình 10. Giao dịch với Liquidity mô hình trendline giảm.

Cùng đến với biểu đồ cặp USD/CAD khung D1 sau

Hình 11. Timing cặp USDCAD Liquidity mô hình trendline giảm.

Hình 11. Timing cặp USD/CAD khung D1 Liquidity mô hình trendline giảm (Nguồn: TradingView).

Quan sát biểu đồ trên các bạn có thể nhận thấy:

  • Xu hướng thị trường đang là giảm với các cấu trúc Minor được xác nhận.
  • Sau khi tiếp tục xu hướng bằng con sóng đẩy Impulse wave giá đã tạo thành cấu trúc Internal với các sóng nằm dưới trendline giảm trong cấu trúc.
  • Một con sóng hồi hình thành phá vỡ qua trendline và chạm vào vùng POI.

Lúc này hầu hết các traders sẽ vào một lệnh Buy khi giá phá trendline giảm nhưng đó chỉ là Trendline Liquidity của Bigboy.

Toàn bộ quá trình trên đã tạo thành Liquidity mô hình trendline giảm. Vì vậy theo lý thuyết các bạn có thể vào một lệnh Sell khi giá chạm POI hoặc chờ confirm entry ở khung giờ nhỏ hơn. Take Profit khi giá chạm vào vùng giá quan trọng ở khung thời gian lớn hơn. Stop loss từ 3-5 pips trên vùng POI tùy theo sự quản lý rủi ro của các bạn.

Và đây là kết quả:

Hình 12. Kết quả Sell cặp USDCAD Liquidity mô hình trendline giảm.

Hình 12. Kết quả Sell cặp USD/CAD Liquidity mô hình trendline giảm (Nguồn: TradingView).

4. Liquidity mô hình trendline tăng:

4.1 Quá trình hình thành Liquidity mô hình trendline tăng:

Đây là mô hình Liquidity được hình thành khi thị trường đã hình thành xu hướng tăng. Cũng giống như Liquidity mô hình 2 đáy đây là loại Liquidity tiếp diễn xu hướng tăng khi động lực thị trường đã cạn kiệt và cần tái thiệt lập lại sự tích lũy ReConsolidation.

Cùng quan sát hình ảnh sau để làm rõ quá trình hình thành loại Liquidity này.

Hình 13. Liquidity mô hình trendline tăng.

Hình 13. Liquidity mô hình trendline tăng.

Thị trường đang hình thành một xu hướng tăng với các cấu trúc Major/ Supply zone được xác nhận. Con sóng đẩy được hình thành sau tín hiệu BOS với nhiều con sóng nhỏ (Internal) bên trong liên tục quay về lấy Oder Flow của con sóng trước đó.

Giá của các con sóng nhỏ bên trong con sóng đẩy luôn luôn nằm trên trendline và tạo cấu trúc tăng liên tục. Cho đến khi một con sóng hồi hình thành bức phá qua đường trendline này và quay về vùng Demand zone trước đó, xóa bỏ toàn bộ nỗ lực tăng của phe Mua.

Giai đoạn Impulse wave tuy thị trường vẫn tiếp tục tăng giá nhưng động lực đã cạn kiệt, buộc Bigboy phải can thiệp bằng cách tạo ra Trendline Liquidity để tái thiết lập cấu trúc thị trường. Sau khi đã rút cạn Liquidity, thị trường sẽ tiếp tục xu hướng tăng với một con sóng tăng mạnh.

Toàn bộ quá trình trên  đã tạo thành Liquidity mô hình trendline tăng.

Thông qua quá trình hình thành Liquidity mô hình trendline tăng các bạn có thể nhận ra 4 đặc điểm cơ bản của mô hình này:

  • Xu hướng hiện tại phải là xu hướng tăng.
  • Con sóng Impulse wave sau tín hiệu BOS tạo ra cấu trúc sóng Internal structure với các con sóng nhỏ liên tục lấy Oder Flow của con sóng trước đó.
  • Các con sóng nhỏ bên trong Impulse wave phải nằm trên trendline tăng.
  • Sau khi phá trendline tăng giá phải chạm vào cấu trúc Major/ Demand zone tạo ra con sóng Impulse wave.

4.2 Giao dịch với Liquidity trendline tăng:

Để giao dịch với Liquidity trendline tăng các bạn chờ cho đến khi con sóng hồi bức phá qua trendline chạm vào cấu trúc Major/ Demand zone. Có thể Risk entry hoặc confirm entry một lệnh Buy tại đây.

Vì đây là giao dịch tiếp diễn xu hướng tăng nên các bạn Take Profit khi giá chạm vào vùng giá quan trọng ở khung thời gian lớn hơn. Stop loss từ 3-5 pips dưới vùng Major tùy theo sự quản lý rủi ro của các bạn.

Hình 14. Giao dịch với Liquidity mô hình trendline tăng.

Hình 14. Giao dịch với Liquidity mô hình trendline tăng.

Cùng đến với ví dụ trên biểu đồ NZD/USD khung D1 sau:

Hình 15. Timing cặp NZDUSD Liquidity mô hình trendline tăng.

Hình 15. Timing cặp NZD/USD Liquidity mô hình trendline tăng (Nguồn: TradingView).

Quan sát biểu đồ trên các bạn có thể nhận thấy:

– Xu hướng thị trường đang là tăng với vùng Demand zone được xác nhận.

– Sau khi tiếp tục xu hướng tăng bằng con sóng đẩy Impulse wave giá đã tạo thành cấu trúc Internal với các sóng nằm trên trendline tăng bên trong cấu trúc.

– Một con sóng hồi hình thành phá vỡ qua trendline và chạm vào vùng POI.

Lúc này có thể thấy Liquidity mô hình trendline tăng đã được hình thành. Vì vậy theo lý thuyết các bạn có thể vào một lệnh Buy khi giá chạm POI hoặc chờ confirm entry ở khung giờ nhỏ hơn. Take Profit khi giá chạm vào vùng giá quan trọng ở khung thời gian lớn hơn. Stop loss từ 3-5 pips dưới vùng POI tùy theo sự quản lý rủi ro của các bạn.

Và đây là kết quả:

Hình 16. Kết quả lệnh Buy NZDUSD Liquidity mô hình trendline tăng.

Hình 16. Kết quả lệnh Buy NZD/USD Liquidity mô hình trendline tăng (Nguồn: TradingView)

Trên đây là toàn bộ nội dung mà VnRebates muốn gửi đến các bạn về cách sử dụng các mô hình Liquidity trong việc giao dịch tiếp diễn xu hướng. Luôn follow xu hướng vì xu hướng là bạn. Hãy kiểm soát thanh khoản chứ đừng là thanh khoản cho thị trường.

Các bạn cũng có thể tham khảo video dưới đây để hiểu rõ hơn về những kiến thức đã được đề cập trong bài viết này:

Cuối cùng đừng quên follow VnRebates để đón đọc các bài viết tiếp theo trong chuỗi serie về tìm điểm POI tiềm năng theo phương pháp SMC.

VnRebates – Hoàn phí mọi giao dịch tài chính.

 

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.