VNREBATES
ic-markets
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
dupoin
Mở TK và hoàn phí 5 $/lot
san-fxtm
Mở TK và hoàn phí 0
tmgm
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
san-fxgt-dich-vu-forex-rebates
Mở TK và hoàn phí 9 $/lot
justmarkets
Mở TK và hoàn phí 1.2 $/lot

Phương pháp lọc cổ phiếu tăng trưởng theo Philip Fisher

19.04.2022, 10:34 14 phút đọc

Có thể nói, bộ các quy tắc lọc cổ phiếu tăng trưởng theo Philip Fisher là một nguyên tắc bất di bất dịch trong mọi hoạt động giao dịch và đầu tư. Hiện nay, cho dù thị trường chứng khoán đã trải qua nhiều thay đổi, nhưng những bài học mà Philip Fisher luôn được các nhà đầu tư chuyên nghiệp áp dụng và đã trở thành kim chỉ nam cho bất kỳ ai mong muốn trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp trên thị trường này.

Philip Fisher là một nhà đầu tư, nhà viết sách nổi tiếng của nước Mỹ trong những năm giữa thế kỷ 20. Ông được coi là một trong những nhà học thuyết có sức ảnh hưởng lớn nhất mọi thời đại. Các triết lý lọc cổ phiếu tăng trưởng theo Philip Fisher đều được đúc kết, chia sẻ trong cuốn sách Common Stocks and Uncommon Profits (Cổ phiếu thường lợi nhuận phi thường) và trở thành cuốn sách bán chạy nhất của thế kỷ 20.

lọc cổ phiếu tăng trưởng theo Philip Fisher

Philip Fisher – nhà đầu tư, nhà viết sách vĩ đại của thế kỷ 20

Nếu Warren Buffet nổi tiếng về phương pháp đầu tư giá trị thì Philip Fisher được mệnh danh là “cha đẻ” của học thuyết đầu tư tăng trưởng. Học thuyết này được rất nhiều nhà đầu tư chuyên nghiệp sử dụng và còn được xem là cẩm nang dẫn đường cho những nhà đầu tư nghiệp dự mới vào thị trường chứng khoán.

Sau đây, hãy cùng VnRebates tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp và phương pháp huyền thoại lọc cổ phiếu tăng trưởng theo Philip Fisher như thế nào sau đây nhé!

Xem thêm: 7 cuốn sách tâm lý giao dịch hay nhất gối đầu giường của mọi Trader thành công

1. Philip Fisher – Bậc thầy của đầu tư tăng trưởng

1.1. Cuộc đời và sự nghiệp của Philip Fisher

Philip Fisher, tên đầy đủ là Philip Arthur Fisher, được sinh ra vào ngày 08/09/1907 và qua đời vào ngày 11/03/2004. Suốt 97 năm cuộc đời, ông được biết đến là nhà đầu tư vĩ đại, không chỉ vậy, ông còn cống hiến nhiều thành tựu cho hoạt động nghiên cứu khoa học, từ thiện và nhận đạo.

Ông tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh tại trường Đại học Stanford và sau đó, đến năm 1928, ông khởi đầu sự nghiệp như một nhà phân tích chứng khoán tại ngân hàng ở San Francisco. Với niềm đam mê và ham học hỏi, ông gặt hái được nhiều thành công trong suốt quá trình làm việc. Đến năm 1931, ông tự thân thành lập Fisher & Company – doanh nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư tập trung vào các cổ phiếu của công ty tăng trưởng. Ông điều hành và gắn bó với công ty này đến năm 1999 và sau đó tách ra riêng đến khi mất.

Philip A.Fisher đạt nhiều thành tích xuất sắc trong 70 năm làm việc và đầu tư của mình. Fisher & Company do ông quản lý đã từng đạt kỷ luật tỷ suất sinh lời gấp đôi chỉ số S&P 500, bất chấp giai đoạn khủng hoảng của nền kinh tế Mỹ. Ngoài ra, cuốn sách Common Stock and Uncommon Profits (Cổ phiếu thông thường và lợi nhuận bất thường) là một trong những cuốn sách bán chạy nhất nước Mỹ lúc bấy giờ, trở thành quyển cẩm nang gối đầu giường cho mọi nhà đầu tư. 

1.2. Phong cách đầu tư của ông

Một điều thú vị, Philip Fisher từng theo phong cách đầu tư giá trị giống như: Benjamin Graham, Warren Buffet. Tuy nhiên, qua nhiều năm, khi nền kinh tế Mỹ rơi váo suy thoái năm 1929, ông nhận thấy có quá nhiều cổ phiếu rẻ đến khó tin, từ đó ông tìm kiếm thấy các cơ hội ở các cổ phiếu tốt, định giá còn thấp.

Fisher định hình phong cách đầu tư của mình chính là mua và nắm giữ cổ phiếu chất lượng trong dài hạn, nhưng quan trọng hơn hết, cổ phiếu đó phải có động lực tăng trưởng trong dài hạn. Ông từng chia sẻ rằng:

lọc cổ phiếu tăng trưởng theo Philip Fisher

Tạm dịch: “Thị trường chứng khoán tràn ngập những cá nhân biết giá của mọi thứ, nhưng giá trị của không có gì.”

Từ cuộc đại khủng hoảng kinh tế Mỹ 1929-1933, các nhà đầu tư phố Wall bắt đầu ngộ nhận ra rằng họ chỉ đang mua đầu cơ cổ phiếu và hoàn toàn không biết giá trị thực của cổ phiếu đó. Chỉ khi chỉ số chứng khoán giảm mạnh, nhà đầu tư mới tìm đọc, hiểu báo cáo tài chính, phân tích doanh nghiệp thì đã quá muộn. Theo Fisher, việc hiểu được doanh nghiệp giúp nhà đầu tư tìm thấy được nhiều ẩn số dưới những tảng băng lợi nhuận mà công ty công bố để giúp chúng ta không rơi vào “cạm bẫy lợi nhuận” rồi phải trả giá.

Hoạt động đầu tư của Fisher rất kỷ luật và ông đã đút kết thành một danh sách 15 tiêu chí hàng đầu của đầu tư trước khi qua đời. Hãy cùng VnRebates tìm hiểu 15 tiêu chí ông áp dụng ở phần bên dưới nhé!

Xem thêm: Cổ phiếu blue-chip là gì? Các hình thức đầu tư hiệu quả với cổ phiếu blue-chip

2. 15 tiêu chí lọc cổ phiếu tăng trưởng theo Philip Fisher

Danh sách gồm 15 điều cần kiếm của 01 cổ phiếu xoay quanh 2 yếu tố: chất lượng quản lý và đặc điểm của doanh nghiệp, trong đó:

  • Chất lượng quản lý: bao gồm các yếu tố cần có như kế toán thận trọng, triển vọng tương lai, kiểm soát tài chính và chính sách nhân sự tốt
  • Đặc điểm kinh doanh: bao gồm định hướng tăng trưởng, hệ thống bán hàng, lợi nhuận tăng trưởng, lợi nhuận trên vốn cao và vị thế dẫn đầu trong ngành.

Lọc cổ phiếu tăng trưởng theo Philip Fisher được ông nêu rõ như sau:

1 – Công ty có sản phẩm hoặc dịch vụ với đủ tiềm năng thị trường để tạo ra doanh số đáng kể trong ít nhất vài năm không?

Trong cuốn Common Stock and Uncommon Profits, ông lấy một ví dụ tuyệt vời về chủ đề này. Khi ti vi lần đầu thịnh hành ở Mỹ đầu thế kỷ 20, đã có một sự bùng nổ lớn về số lượng TV bán ra và nhanh chóng sau đó, có đến 90% số nhà đã có TV, chính từ đó nhu cầu tiêu thụ TV giảm mạnh. Qua ví dụ này, cho chúng ta thấy rằng, tiềm năng của một doanh nghiệp nằm ở chu kỳ sản phẩm, hiểu rõ sản phẩm đang trong chu kỳ nào để có thể đưa ra quyết định tốt nhất.

2 – Ban lãnh đạo có kế hoạch để duy trì vị thế công ty không?

Fisher cho rằng không có công ty nào có thể duy trì lợi thế cạnh tranh mãi mãi, do đó việc phân tích ban lãnh đạo doanh nghiệp có đưa ra các quyết định đúng đắn để duy trì vị thế doanh nghiệp hay không là điều rất quan trọng.

3 – Công ty có nỗ lực nghiên cứu và phát triển (R&D) hay không?

Fisher đưa tiêu chí này rất phù hợp khi sản phẩm công ty không còn được ưa chuộng, từ đó đánh giá hoạt động doanh nghiệp thông qua hoạt động R&D để mở rộng nghiên cứu và phát triển.

4 – Công ty có doanh số bán hàng vượt trội so với đối thủ cạnh tranh không?

Fisher rất quan tâm đến tiêu chí này nhất. Doanh số bán hàng vượt trên đối thủ là một khía cạnh quan trọng để đo lường sự thành công của một công ty. Doanh thu lớn đồng nghĩa doanh nghiệp đang có lợi thế cạnh tranh về quy mô, giá cả và chất lượng sản phẩm.

lọc cổ phiếu tăng trưởng theo Philip Fisher

Lấy ví dụ, trong ngành thép giữa Tập đoàn Hoa Sen (HSG) và Tập đoàn thép Hòa Phát (HPG) thì HPG có doanh số bán hàng gấp 3 lần so với HSG trong năm 2020. Tuy nhiên giá cổ phiếu HPG và HSG vào ngày 05/03/2022 đang chênh lệch không quá cao. Qua đó, cho chúng ta thấy, ở khía cạnh doanh thu bán hàng HPG đang là mã cổ phiếu hấp dẫn hơn. 

5 – Công ty có tỷ suất lợi nhuận tốt không?

Ông cũng lưu ý rằng một công ty có tỷ suất lợi nhuận gộp, tỷ suất lợi nhuận ròng duy trí ổn định qua các năm được đánh giá ổn định và tiềm năng hơn các công ty khác. Một số công ty tồi tệ thường sẽ cho thấy một bước nhảy vọt lớn hơn trong vài năm và sụt giảm mạnh, và không thể duy trì tỷ suất lợi nhuận cao trong nhiều năm được.

6 – Công ty đang làm gì để duy trì hoặc cải thiện tỷ suất lợi nhuận?

Tương như như ý trên, biên lợi nhuận dài hạn đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá một doanh nghiệp. Nếu một doanh nghiệp đang bị suy giảm về lợi nhuận thì hãy đánh giá xem họ có đang cải thiện vấn đề đó không nhé.

7 – Công ty có quan hệ lao động và nhân sự tốt không?

Có quan hệ lao động và nhân sự tốt là điều vô cùng quan trọng và có thể tiết kiệm rất nhiều tiền cho công ty. Quan hệ lao động tốt có thể giúp ngăn chặn đình công và quan hệ nhân sự tốt có thể giúp ngăn chặn tình trạng luân chuyển công việc. Người ta thường nói về đào tạo là một khoản chi phí lớn nhất đối với một công ty và đây là một cách tuyệt vời để giảm thiểu số lượng đào tạo cần phải thực hiện.

Một điểm thực sự thú vị mà Fisher đưa ra là nếu phần lớn các doanh nghiệp có tính đoàn kết cao, thì điều đó có nghĩa là họ có quan hệ lao động và nhân sự tuyệt vời.

8 – Cơ cấu cổ đông doanh nghiệp có cô đặc không?

Vấn đề cổ công cô đặc rất quan trọng trong quản trị rủi ro và duy trí hoạt động hướng đến mục tiêu của doanh nghiệp. Cổ đông càng cô đặc thì tính chất phân chia quyền lực càng ít đi, từ đó ban lãnh đạo dễ dàng quản trị, kiểm soát doanh nghiệp tốt hơn. Tuy nhiên, càng cô đặc thì sự minh bạch, chính xác trong số liệu công bố của doanh nghiệp càng dễ bị “bóp méo” thậm chí là các hành động thao túng cổ phiếu.

Xem thêm: Cổ phiếu có khối lượng lớn có tốt hay không?

9 – Lớp lãnh đạo kế cận của công ty như thế nào?

Với xu hướng đầu tư dài hạn, Fisher rất chú trọng vào vấn đề đội ngũ lãnh đạo kế cận của doanh nghiệp. Nếu đội ngũ kế cận không có hoặc không xứng đáng thì rất khó có thể duy trì vị thế cạnh tranh lâu dài.

lọc cổ phiếu tăng trưởng theo Philip Fisher

 

10 – Phân tích chi phí và kiểm soát kế toán của công ty tốt đến mức nào?

Đây là điều hoàn toàn cần thiết cho sự thành công của bất kỳ doanh nghiệp nào. Nếu doanh nghiệp không biết chi phí của mình, tốn kém ra sao thì rất khó cải thiện biên lợi nhuận và duy trì lợi thế cạnh tranh lâu dài.  

Fisher nói rằng, nhìn chung, nếu công ty có các quy trình quản lý chi phí tốt và quy trình kế toán tốt thì hoàn toàn có thể xem xét để đầu tư.

11 – Ngoài các khía cạnh hoạt động kinh doanh chính, yếu tố đặc biệt quan trọng nào đang giúp doanh nghiệp nổi bật hơn so với đối thủ cạnh tranh?

Bản chất mỗi ngành nghề đều có đặc thù nghề nghiệp khác nhau, tuy nhiên am hiểu những yếu tố khác để giúp tạo nên thành công của doanh nghiệp là điều vô cùng quan trọng.

Hãy xét ví dụ về Ngân hàng Techcombank Việt Nam (mã TCB) từ lâu có mối quan hệ khăng khít với doanh nghiệp Masan Group. Mối quan hệ thân thiết này, không quá khó hiểu khi TCB và Masan rất tích cực hỗ trợ nhau trong hoạt đông kinh doanh.

12 – Công ty có triển vọng ngắn hạn hay dài hạn về lợi nhuận?

Fisher đánh giá rất cao doanh nghiệp có tham vọng về lợi nhuận trong tương lai, tức tầm nhìn và chiến lược phát triển của họ torng dài hạn. Nhà đầu tư được khuyên rằng nên tránh các doanh nghiệp đang chỉ đặt mục tiêu lợi nhuận theo tháng, quý hay năm mà không hiểu về tầm nhìn của doanh nghiệp đó trong 5 – 10 năm tới.

Xem thêm: Tại sao chúng ta thường đánh mất lợi nhuận trong thị trường?

13 – Trong tương lai gần, liệu công ty sẽ phát hành thêm cổ phiếu để tăng nguồn vốn chủ sở hữu không hay bỏ phần lớn lợi ích của cổ đông hiện hữu từ sự tăng trưởng dự kiến ​​này không?

Fisher muốn bạn đánh giá rằng nếu tiền mặt + khả năng vay trong tương lai của công ty đủ cao để trang trải bất kỳ khoản vốn nào cần thiết cho các dự án trong tương lai, và nếu không, thì đó có thể là một vấn đề lớn.

lọc cổ phiếu tăng trưởng theo Philip Fisher

Nếu công ty không đủ điều kiện vay vốn ngân hàng, thì buộc phải phát hành cổ phiếu để huy động vốn. Tuy nhiên vấn đề này sẽ làm giảm EPS (lợi nhuận trên mỗi cổ phần), tức cổ đông chúng ta đang bị giảm lợi ích.

14 – Người điều hành có phải là vị thuyền trưởng đích thực không?

Nhìn nhận một doanh nghiệp ở góc độ người lãnh đạo để nhìn thấy liệu ban lãnh đạo có phải là một vị thuyền trưởng tốt chèo lái doanh nghiệp trước mọi sóng gió hay không? Hãy nhìn vào dịch Covid-19 rất nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng nhưng rất nhiều doanh nghiệp đang sống tốt dù bị ảnh hưởng nặng nề như: VJC, NVL, GMD,…

15 – Công ty có chính trực trong hoạt động kinh doanh và công bố thông tin không?

Tương tự như câu hỏi ở trên, điều này thực sự đặt ra câu hỏi về tính liêm chính của đội ngũ quản lý. Một số dấu hiệu mà Fisher chỉ ra cho dù doanh nghiệp có hội tủ đủ 14 tiêu chí trên mà không chính trực thì nên loại ngay ra khỏi danh mục nhé.

Xem thêm: CANSLIM là gì? Hướng dẫn lọc cổ phiếu theo phương pháp CANSLIM

KẾT LUẬN

Bộ các quy tắc lọc cổ phiếu tăng trưởng theo Philip Fisher này được áp dụng rộng rãi và đã trở thành kim chỉ nam cho nhiều nhà đầu tư chuyên nghiệp ngày nay. Với thị trường chứng khoán Việt Nam, những bài học mà Philip Fisher chia sẻ chưa bao giờ cũ đi. Hiện nay, rất nhiều nhà đầu tư chứng khoán gặp nhiều khó khăn trong quá trình đầu tư, nên hãy tận dụng tốt những chia sẻ trên để áp dụng nhằm tạo ra nhiều cơ hội trở nên giàu có, thành công nhé.

VnRebates – Nơi Trading là NGHỀ

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.