THỊ TRƯỜNG FOREX
Thị trường trao đổi ngoại tệ là một trong những thị trường đầu tư Forex dành cho trader
Thị trường trao đổi ngoại tệ (Forex) là thị trường tiền tệ giữa các ngân hàng được thành lập vào năm 1971 khi tỷ lệ trao đổi trôi nổi được cụ thể hoá. Thị trường là một phạm vi hoạt động trong đó tiền tệ của mỗi quốc gia được trao đổi với nhau và là nơi để thực hiện việc kinh doanh quốc tế. Forex là một nhóm gồm khoảng 4500 tổ chức giao dịch tiền tệ, các ngân hàng quốc tế, các ngân hàng trung tâm của chính phủ và các công ty thương mại. Việc chi trả cho xuất nhập khẩu cũng như việc mua bán tài sản đều phải thông qua thị trường trao đổi ngoại tệ. Đây được gọi là thị trường trao đổi ngoại tệ ”tiêu thụ”. Cũng có những đoạn đầu cơ trong những công ty Forex đó là sự phơi bày về tài chính rộng lớn để các nền kinh tế ở nước ngoài tham gia vào Forex để bù đắp nguy cơ rủi ro của việc đầu tư quốc tế.
Hoạt động giao dịch FOREX có thể sẽ phức tạp đối với nhiều người vì họ không thể mua bán tận tay bất kì thứ gì trong thị trường. Đơn giản bạn hãy nghĩ việc mua 1 đồng tiền nào đó như là mua cổ phần của 1 đất nước. Khi bạn mua đồng Yên Nhật, bạn đang tác dộng đến tỉ giá ngoại hối của Nhật và gián tiếp lên Kinh tế Nhật, do giá trị của động tiền là sự phản chiếu đánh giá của thị trường về “sức khỏe” trong hiện tại và trong tương lai của một quốc gia.
Trong thập kỉ trước, chỉ có những “gã khổng lồ” mới gia nhập thị trường này được. Điều kiện tối thiểu nếu bạn muốn giao dịch trong thời gian đó là bạn phải có từ 10 đến 50 triệu USD để bắt đầu. FOREX ra đời lúc đầu nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu của các ngân hàng và các công ty khổng lồ trong ngành, không phải là những “chàng tí hon”. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ kì diệu của Internet, hệ thống giao dịch trực tuyến, các công ty giao dịch đã ra đời cho phép mở những tài khoản “lẻ” cho chúng ta. Ngày nay, những nhà môi giới trên thị trường được phép phá vỡ những đơn vị giao dịch rộng lớn và cho phép những giao dịch nhỏ có cơ hội để mua và bán bất cứ số nào trong những giá trị nhỏ hơn này (lots). Rất nhiều các Broker ra đời cho phép các nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính cao – một vài công ty là 400:1 hoặc cao hơn. Trong khi sử dụng đòn bẩy có thể đem lại lợi nhuận cực lớn, nó cũng có thể đem lại thua lỗ cho các nhà đầu tư Forex. Các nhà đầu tư nên xem xét cận thận khả năng chịu đựng rủi ro trước khi nghĩ tới việc sử dụng đòn bẩy.
Vì các công ty cung cấp dịch vụ ngoại hối Broker có sự khác nhau về nguồn lực tài chính, nhân sự, khối lượng tài khoản nhỏ, đòn bẩy và khả năng pháp lý nên các nhà đầu tư cá nhân nên thận trọng đánh giá các Broker trước khi mở tài khoản.
Xem thêm: Cách kiếm tiền từ Forex Trading
THỊ TRƯỜNG PHÁI SINH NGOẠI HỐI
Khi đầu tư Forex trên thị trường quyền chọn, trước tiên bạn nên tìm hiểu các thuật ngữ này và nắm vững cách thức đặt lệnh của thị trường
Phái sinh (thuật ngữ tiếng Anh: Derivative), hay còn gọi là Chứng khoán phái sinh, là một công cụ tài chính thừa hưởng giá trị của nó từ giá trị của các thực thể cơ sở chẳng hạn như tài sản, chỉ số, hay lãi suất — bản thân nó không có giá trị nội tại. Các nghiệp vụ phái sinh bao gồm một loạt hợp đồng tài chính, bao gồm các nghĩa vụ nợ và tiền gửi được cơ cấu, các hợp đồng kỳ hạn (Futures), Quyền chọn (Options), các hợp đồng lãi suất và các kết hợp phong phú của chúng.
Xem thêm: Làm thế nào đầu tư Forex hiệu quả
Để có ý tưởng về quy mô của thị trường phái sinh, tạp chí The Economist đã cho biết rằng tính đến tháng Sáu năm 2011, thị trường phái sinh OTC có khối lượng khoảng 700 nghìn tỷ USD, và tổng quy mô của thị trường giao dịch qua sàn khoảng 83 nghìn tỷ USD. Tuy nhiên, chúng là những giá trị “danh nghĩa”, và một số nhà kinh tế nói rằng giá trị này thổi phồng giá trị thị trường và rủi ro tín dụng mà các bên liên quan thực sự phải đối mặt. Ví dụ, vào năm 2010, trong khi tổng các phái sinh OTC vượt 600 nghìn tỷ USD, giá trị của thị trường này được ước tính thấp hơn nhiều, khoảng 21 nghìn tỷ USD. Rủi ro tín dụng tương đương của các hợp đồng phái sinh ước tính khoảng 3,3 nghìn tỷ USD.
Các phái sinh cũng có thể được phân loại chung là các sản phẩm “cố định” hoặc “quyền chọn”. Các sản phẩm cố định (ví dụ như các hợp đồng hoán đổi, tương lai, hoặc hợp đồng kỳ hạn) ràng buộc các bên ký hợp đồng với các điều khoản trong suốt thời gian của hợp đồng. Các sản phẩm quyền chọn (ví dụ như binary options) cho người mua quyền, chứ không buộc họ phải có nghĩa vụ đối với hợp đồng theo các điều khoản quy định.
Có hai nhóm hợp đồng phái sinh: các phái sinh OTC được trao đổi riêng tư như các hợp đồng hoán đổi SWAP mà không qua một sàn giao dịch hoặc trung gian khác, và các phái sinh trao đổi qua sàn (ETD) được giao dịch thông qua các sàn giao dịch phái sinh chuyên biệt hoặc các sàn giao dịch khác.
Các phái sinh có thể được sử dụng để quản lý rủi ro (nghĩa là “phòng hộ” bằng cách cung cấp bồi thường bù đắp trong trường hợp của một sự kiện không mong muốn, một loại “bảo hiểm”) hoặc để đầu cơ (tức là làm một “đặt cược” tài chính). Sự phân biệt này là quan trọng bởi vì phòng hộ là chính đáng, thường là khía cạnh thận trọng của các hoạt động và quản lý tài chính đối với nhiều công ty trên nhiều ngành công nghiệp, còn việc đầu cơ cho các nhà quản lý và các nhà đầu tư một cơ hội quyến rũ để tăng lợi nhuận, nhưng không phải không có phát sinh rủi ro bổ sung thường là không được tiết lộ cho các bên liên quan.
Vì nhiều ưu điểm mà các hợp đồng tương lai Futures và hợp đồng quyền chọn Options được nhiều nhà đầu tư cá nhân lựa chọn để tham gia thị trường Forex. Khác với Options, các hợp đồng tương lai Futures ra đời trước nên có thể khiến bạn chịu những rủi ro không lường trước được. Vì thế, tôi thành thật khuyên các nhà đầu tư khi mới bước chân vào thị trường thì nên mua bán các hợp đồng quyền chọn Options. Các thuật ngữ trên thị trường quyền chọn có đôi chút khác biệt so với thông thường. Thông thường có 2 lệnh mua bán là Call Options, Put Options. Nếu giá tăng, bạn đặt lệnh Long call, Short Put. Nếu giá giảm bạn mở lệnh Short Call, Long Put.
ĐẦU TỪ VÀO QUỸ GIAO DỊCH THEO CHỈ SỐ (EXCHANGE-TRADED FUND ETFS)
Các ETFs ngoại hối cho phép nhà đầu tư Forex kiếm lợi nhuận dựa trên xu hướng biến động của thị trường tiền tệ
ETFs là chữ viết tắt của Exchange-Traded Fund. Xét về bản chất, ETFs là một loại chứng khoán hay là một quỹ? Câu trả lời thật dễ hiểu: về căn bản, đây là một quỹ do các nhà đầu tư góp vốn. Toàn bộ số tiền do các nhà đầu tư góp vốn sẽ được trải đều ra mua một loạt các cổ phiếu của một chỉ số nào đó như S&P 500 hay Nasdaq 100 hoặc một mã cổ phiếu đại diện cho một loại hàng hóa nào đó, ví dụ như XLB là mã các cổ phiếu thuộc thị trường các loại vật liệu căn bản (Basic Materials) hoặc XLF là mã cổ phiếu của các công ty tài chính (Financial Sector) v..v. Vì là một quỹ đầu tư nên chính quỹ này cấp các chứng chỉ sở hữu cho các nhà đầu tư và những chứng chỉ này cũng được niêm yết tại thị trường chứng khoán.
Lấy ví dụ, nếu một ETFs được lập ra với mục đích là đầu tư vào 100 loại cổ phiếu của các công ty khai mỏ kim loại quý với tổng giá trị của các loại cổ phiếu này là 2 tỉ USD. Những người lập quỹ quyết định ban hành 100 triệu chứng chỉ, vậy thì giá của mỗi chứng chỉ sẽ là 20 USD. Đây là giá gốc của mỗi chứng chỉ ETFS. Tuy nhiên, mức giá này sẽ liên tục thay đổi tùy theo mức độ cung cầu của các nhà đầu tư trên thế giới.
Như vậy, có thể thấy rằng ETFs vừa là quỹ và vừa là cổ phiếu/chứng chỉ.
Có thể thấy lợi thế lớn nhất của loại hình đầu tư này là độ rủi ro và biến động về giá trị không lớn. Nói một cách khác, đây là một cách đầu tư khá an toàn vì số vốn đầu tư được rải ra nhiều cổ phiếu khác nhau nên sự biến đổi của một cố phiếu không làm thay đổi đến hiệu quả chung. Trong vòng năm năm trở lại đây, tài sản của các quỹ ETFs đã tăng lên hơn năm lần. Tính đến 32/12/2007, tổng tài sản của các quỹ này đã tăng lên tới 608 tỷ USD. Theo tập đoàn nghiên cứu tài chính Boston thì tổng tài sản của các quỹ này có thể sẽ lên tới 1400 tỉ vào năm 2011. Hiện nay, tập đoàn Barclays được coi là tập đoàn bán loại chứng chỉ này lớn nhất, chiếm tới khoảng 55% tổng giá trị ETFS Hoa Kỳ, tương đương với 306 tỉ USD.
Một trong những ETFs phổ biến nhất là Currency Shares Euro Trust (FXE) dựa trên xu hướng của đồng Euro. Trong quá khứ, việc trao đổi ngoại tệ bị giới hạn trong các ngân hàng và tổ chức tài chính lớn. Kể từ năm 2005, với sự phát triển của các ETFs, các nhà đầu tư cá nhân có thể tham gia đầu tư Forex dựa trên ETFs với số vốn nhỏ. Rydex Investment niêm yết trên sàn chứng khoán NewYork NYSE là tổ chức đầu tiên cung cấp các dịch vụ đầu tư Forex dựa trên ETFs. Rydex Investment phát hành hơn 7 loại chứng chỉ quỹ (Currency Shares) được giao dịch trên NYSE bao gồm đô-la Austraulian (FXA), Bảng Anh (FXB), đô-la Canada (FXC), franc Thụy Sỹ (FXF), Peso Mexico (FXM), Krone Thụy Diển ( FXS), Yên Nhật (FXY).
Xem thêm đầu tư vàng thông qua các quỹ ETFs
MUA BÁN NGOẠI TỆ GIÁN TIẾP
Các nhà đầu tư Forex có thể mua bán gián tiếp ngoại tệ thông qua việc mua các tài sản chứng khoán của nước ngoài trên thị trường quốc tế
Các nhà đầu tư không có ý định kinh doanh ngoại tệ, tuy nhiên, họ lại được hưởng lợi từ sự liên kết giữa các đồng tiền quốc tế – bởi vì những sự biến động này cuối cùng có thể ảnh hưởng đến giá trị của các tài sản tài chính khác. Nếu bạn đang ở Los Angeles, Mỹ và đang sở hữu những cổ phiếu khai thác vàng của Australia mà đồng đô-la úc lại giảm giá so với đồng đô-la Mỹ thì có nghĩa là cho dù cổ phiếu có tăng giá và bạn kiếm được lợi nhuận bằng đồng AUD thì bạn vẫn không có lãi vì đồng AUD đang mất giá trên thị trường ngoại hối; danh mục đầu tư của bạn đang bốc hơi một cách nhanh chóng, hãy bán cổ phiếu đi và thu tiền về để bảo toàn vốn.
KẾT LUẬN
Tóm lại, mỗi thị trường mà bạn lựa chọn để đầu tư Forex đều có những đặc tính, những ưu điểm và nhược điểm riêng. Khi đầu tư Forex bạn cần phải nắm rõ cách thức hoạt động của thị trường và các sản phẩm của thị trường đó. Kết hợp với phương pháp quản lý vốn và kiểm soát tâm lý, chắc chắn bạn sẽ trở thành Trader nhà nghề.