ic-markets
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
dupoin
Mở TK và hoàn phí 5 $/lot
san-trive
Mở TK và hoàn phí 9$/lot
tmgm
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
san-fxgt-dich-vu-forex-rebates
Mở TK và hoàn phí 1 $/lot
san-acy
Mở TK và hoàn phí 0.05$/lot
VNREBATES

Các Pro Trader sử dụng chỉ báo Volume Profile như thế nào?

01.03.2024, 16:04 6 phút đọc

Chỉ báo Volume Profile là một trong những chỉ báo được nhiều trader sử dụng để tìm điểm vào lệnh tiềm năng cũng như những vùng giá có khả năng xuất hiện dấu chân của những tổ chức lớn. Trong bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau khám phá chỉ báo Volume Profile cùng CryptoSoulz một trong những tài khoản được đánh giá là “top server” trên mạng xã hội X.

Xem thêm:

Kỹ thuật sử dụng chỉ báo Volume Profile của các pro-trader.

1.Giới thiệu chỉ báo Volume Profile

Volume Profile (VP) là một chỉ báo cần thiết cho các nhà giao dịch muốn xác định các mức kháng cự KEY và mức hỗ trợ KEY. VP cung cấp sự trình bày trực quan về số lượng hoạt động giao dịch đã xảy ra ở mỗi mức giá trong một khoảng thời gian nhất định.

Như đã chia sẻ ở đầu bài viết, chỉ báo Volume Profile chủ yếu được trader sử dụng để xác định những vùng giá cung cấp điểm vào lệnh tiềm năng, hay nói cách khác, chúng ta dùng chỉ báo này để tìm được những vùng giá có khối lượng mua bán nhiều với mục đích xây dựng chiến lược giao dịch quanh vùng đó.

Chỉ báo Volume Profile cung cấp cho chúng ta tín hiệu trực quan về số lượng hoạt động giao dịch đã xảy ra ở mỗi mức giá trong một khoảng thời gian nhất định.

Các bạn nhìn hình bên dưới, đây là cách chỉ báo Volume Profile hiển thị trên biểu đồ giá. Nó chạy dọc theo một bên hành động giá, mỗi thanh biểu đồ thể hiện tổng khối lượng giao dịch trong một khoảng thời gian cụ thể:

Chỉ báo Volume Profile.

Chỉ báo Volume Profile.

Ở hình đầu tiên bên trái thể hiện khối lượng giao dịch trung bình, nó giúp trader nhận biết được thời điểm bất thường của thị trường. Với khối lượng tăng cao thể hiện lượng người mua bán tăng lên trong thời điểm đó và có có thể là cơ hội giao dịch tiềm năng. Và nếu như khối lượng thấp thể hiện rằng thị trường có thể đang đi ngang hoặc tích lũy.

Hình ở giữa là Session Profile (Khối lượng giao dịch trong một phiên giao dịch), nhằm giúp trader xác định được kháng cự hỗ trợ quan trọng của thị trường, xác nhận cho cú phá vỡ hoặc xác nhận đảo chiều.

Và hình cuối cùng bên tay phải là Candlestick Volume Profile, giúp trader có thể phân tích sâu hơn những hoạt động của thị trường giúp trader xác định được những vùng giá quan trọng trên biểu đồ.

2. Những bộ phận chính của chỉ báo Volume Profile

Cùng quan các bộ phận cấu thành chỉ báo Volume Profile trong hình bên dưới:

Các bộ phận chính của chỉ báo Volume Profile.

Các bộ phận chính của chỉ báo Volume Profile.

Có 3 thành phần chính của chỉ báo này đó là:

  • Giá: các thanh dọc được đặt ở những mức giá khác nhau trên biểu đồ hiển thị nơi diễn ra hoạt động giao dịch nhiều nhất.
  • Thanh khối lượng: Thanh càng cao thì hoạt động giao dịch càng nhiều và thanh càng ngắn = hoạt động giao dịch càng ít.
  • Khoảng thời gian: Bạn có thể tùy chỉnh TF mà bạn muốn phân tích cấu hình khối lượng. Ví dụ: 1W, 1D, 4H…

Các bạn có thể xem thêm chi tiết về chỉ báo Volume Profile trong bài viết dưới đây:

3. Kỹ thuật sử dụng chỉ báo Volume Profile trong phân tích giao dịch

Dưới đây là những tín hiệu quan trọng từ chỉ báo Volume Profile mà các trader chuyên nghiệp sử dụng trong phân tích của họ. Nó bao gồm những vai trò sau:

  1. Xác định key level quan trọng

Một trong những vai trò lớn nhất khi trader sử dụng chỉ báo Volume Profile chính là để xác định những vùng giá quan trọng trên biểu đồ, đó là những vùng giá có khối lượng giao dịch cao, những mức này có thể hoạt động như những ngưỡng hỗ trợ kháng cự mạnh, và trader có thể tìm tín hiệu giao dịch quanh những vùng này.

  1. Xác định phạm vi giá có nhiều hoạt động giao dịch

FVA (Fair Value Of Asset) hay còn gọi là giá trị của một tài sản. Đây là vai trò thứ hai của chỉ báo mà trader sử dụng, đó chính là tìm những vùng hoặc phạm vi giá mà tại đó thị trường diễn ra việc giao dịch nhiều nhất. Cùng quan sát hình ảnh sau:

Sử dụng chỉ báo Volume Profile như thước đo hỗ trợ, kháng cự động.

Sử dụng chỉ báo Volume Profile như thước đo hỗ trợ, kháng cự động.

  1. Xác định xu hướng

Ngoài ra còn có thể sử dụng chỉ báo Volume Profile để xác định phạm vi giao dịch, tức là có thể biết được thị trường có đang nằm trong giai đoạn đi ngang hoặc đang tích lũy hoặc có xu hướng.

Đơn giản đó là khi khối lượng tập trung trong một phạm vi giá hẹp thì đó là giai đoạn thị trường đang tích lũy hoặc đi ngang nhưng nếu như khối lượng dàn trải ra rộng hơn thì đó là giai đoạn thị trường có xu hướng.

  1. Xác nhận cú Breakout:

Một cách sử dụng hiệu quả khác từ chỉ báo Volume Profile cũng không kém phần quan trọng đó là nó có thể giúp trader xác nhận cho cú phá vỡ (Breakout), tín hiệu này đặc biệt hữu ích với anh em nào giao dịch Breakout.

Nếu giá di chuyển ra khỏi một vùng giá đi ngang hoặc một mức giá quan trọng nhưng lại kèm với khối lượng thấp thì đó có khả năng là một cú phá vỡ giả. Điều đó có nghĩa là nếu giá phá vỡ một vùng hoặc một mức giá quan trọng thì cần kèm theo khối lượng lớn.

Sử dụng chỉ báo Volume Profile cho chiến lược Breakout (Cú Breakout xảy ra khi khối lượng giao dịch tăng đột biến).

Sử dụng chỉ báo Volume Profile cho chiến lược Breakout (Cú Breakout xảy ra khi khối lượng giao dịch tăng đột biến).

Thị trường phá vỡ khỏi kháng cự là vùng đỉnh trước đó với khối lượng tăng mạnh hơn rất nhiều so với khối lượng trước đó, đây được coi là tín hiệu xác nhận cho cú phá vỡ này và thị trường có thể tiếp tục tăng mạnh sau đó.

Đây là những vai trò quan trọng nhất của chỉ báo Volume Profile, có thể thấy manh mối từ chỉ báo Volume Profile rất hữu ích với anh em chúng ta, tuy nhiên thì cũng không nên sử dụng chỉ báo này một cách độc lập mà chúng ta nên có thêm tín hiệu khác xác nhận lại.

Bài viết trên đây được lược dịch từ bài viết gốc của CryptoSoulz trên X, các bạn có thể xem full bài viết tại đây.

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.