ic-markets
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
dupoin
Mở TK và hoàn phí 5 $/lot
san-trive
Mở TK và hoàn phí 9$/lot
tmgm
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
san-fxgt-dich-vu-forex-rebates
Mở TK và hoàn phí 1 $/lot
san-acy
Mở TK và hoàn phí 0.05$/lot
VNREBATES

Volume Profile là gì? Cách sử dụng Volume Profile trên TradingView

20.10.2022, 14:25 8 phút đọc

Công cụ hỗ trợ giao dịch Volume Profile được sử dụng rộng rãi trên thế giới nhưng ở Việt Nam nó còn khá mới mẻ. Trong bài viết này hãy cùng VnRebates tìm hiểu Volume Profile là gì? Cách sử dụng Volume Profile trên TradingView nhé!

Xem chi tiết:

#Kiến_thức_phục_vụ_NGHỀ_Trading

Volume Profile là gì?

Trước khi tìm hiểu cách sử dụng Volume Profile trên TradingView thì đầu tiên các bạn cần tìm hiểu khái niệm Volume Profile là gì? Volume profile là thanh khoản được tạo ra tại mỗi mức giá cụ thể (Volume At Price), để phân biệt với thanh khoản dọc thường được sử dụng trước giờ thì người ta thường hay gọi Volume Profile là thanh khoản ngang.

Xem thêm: Áp dụng Volume Spikes and Dips trong giao dịch Forex

Những thuật ngữ liên quan quan Volume Profile

Điểm kiểm soát – Point of Control

Khi tìm hiểu về cách sử dụng Volume Profile trên TradingView. Chúng ta sẽ làm quen với thuật ngữ Point of Control (POC): mức giá có khối lượng giao dịch cao nhất. POC là nơi các tổ chức tài chính đã giao dịch hầu hết các vị thế của họ. Nó là điểm tham chiếu rất mạnh cho tất cả các trader bởi nó cho thấy sự quan tâm của các tổ chức tài chính đang nằm ở đâu.

Xem thêm: 

cách sử dụng volume profile trên tradingview :Điểm kiểm soát - POC

Điểm kiểm soát – POC (Nguồn: VnRebates)

Phân phối chuẩn và phân phối đôi

Phân phối chuẩn là volume profile có dạng hình chuông, phình ra ở giữa là vùng giá trị và thoải dần về hai bên.

Phân phối đôi là mô hình volume profile với hai vùng trên và dưới phình ra (Double Distribution). Trong phân phối đôi, có 2 vùng giá trị, vùng phình to hơn sẽ có POC.

Vùng thanh khoản thấp (Low Volume Node, viết tắt là LVN) là vùng ở giữa hai vùng giá trị. LVN rất quan trọng, nó là vùng mua tốt khi giá hồi lại sau khi tăng hoặc giảm mạnh.

Ở hình trên, giá sau khi đã tăng qua LVN, xu hướng của nó sẽ hồi lại gần LVN hay đi vào LVN rồi tăng tiếp. 

Nếu volume profile có thể dùng để xác định được LVN, chúng ta sẽ biết được vùng mua nào là tốt nhất.

Xem thêm:

cách sử dụng volume profile trên tradingview : Mô hình phân phối đôi

Mô hình phân phối đôi (Nguồn: Internet)

Cách nhận biết hỗ trợ kháng cự với Volume Profile

Để biết cách sử dụng Volume Profile trên TradingView thì trước hết sẽ phải hiểu Volume Profile sẽ cho biết khối lượng giao dịch được khớp nhiều nhất tại mức giá nào, hoặc mức giá nào tập hợp nhiều người mua và bán nhất. 

Thay vì phải dựa vào kinh nghiệm để vẽ như trước kia thì dựa vào công cụ này, các bạn có thể xác định được dễ dàng và chính xác kháng cự/ hỗ trợ.

Xem thêm: Top 5 cuốn sách về khối lượng giao dịch dành cho Trader

Các mẫu hình Volume Profile

D-shape Volume Profile

Cấu trúc hình chữ D cho thấy khối lượng giao dịch ở trung tâm diễn ra nhiều nhất. Điều này cho ta thấy được sự cân bằng của người bán và người mua.

Cấu trúc hình chữ D thường xuất hiện trong thị trường sideway. Nó cũng có thể cho thấy thị trường đang ở giai đoạn củng cố trước khi phá vỡ khi những tổ chức lớn đang dần tích lũy vị thế của họ.

D-shape Volume Profile

D-shape Volume Profile (Nguồn: VnRebates)

P-shape Volume Profile

P-shape có hình dáng giống như chữ P. Nó được hình thành khi phe mua tấn công và phe bán yếu.

Mô hình chữ P có thể thường được thấy:

  1. Khi thị trường ở một xu hướng tăng
  2. Có thể xuất hiện cuối xu hướng giảm

Những vùng quan trọng của mô hình chữ P

  • POC: Trở thành hỗ trợ tốt nếu giá tăng và sau đó quay trở lại khu vực nàymột lần nữa:
  • Cụm khối lượng trong khu vực mỏng của Volume Profile: Ở đây, sự tấn công của phe mua là đáng kể nhất. Nếu giá quay trở lại khu vực này , rất có thể phe mua sẽ tấn công tiếp và bảo vệ thị thế của họ.
P-shape Volume Profile

P-shape Volume Profile (Nguồn: VnRebates)

b-shape Volume Profile

Hình dạng của mô hình này giống như chữ “b” (Trái ngược với P-shape). Mô hình này được hình thành khi có phe bán tấn công và phe mua yếu. 

b-shape có thể thường được thấy:

  1. Khi thị trường trong xu hướng giảm
  2. Có thể xuất hiện ở cuối xu hướng tăng

Những vùng quan trọng trong b-profile là:

  • POC: Trở thành vùng kháng cự tốt nếu thị trường đi xuống
  • Low Volume Node: Nêu giá quay lại khu vực này, rất có thể phe bán sẽ tấn công để bảo vệ cho vị thế của họ.

b-shape Volume Profile (Nguồn: VnRebates)

B-shape Volume Profile

Cấu trúc này xuất hiện khi có xu hướng tăng mạnh hoặc xu hướng giảm mạnh.

Cấu trúc này xuất hiện vì 1 phe của thị trường đang rất hung hăng, di chuyển giá rất nhanh theo 1 hướng và không có thời gian để tích lũy khối lượng. 

Vì vậy, không có vị trí có thể tích lũy khối lượng lớn.

Hầu hết các vị trí quan trọng trong mô hình là những nơi giá ngừng di chuyển trong một thời gian và VP đã tạo ra các cụm khối lượng.

Những điều cần nhớ:

  • Các cụm khối lượng quan trọng trong xu hướng tăng là các vùng hỗ trợ tốt
  • Các cụm khối lượng quan trọng trong xu hướng giảm là các vùng kháng cự tốt
B-shape Volume Profile

B-shape Volume Profile (Nguồn: VnRebates)

Xem thêm:

#Thực_chiến_NGHỀ_Trading

Cách sử dụng Volume Profile trên TradingView

Cách sử dụng Volume Profile trên TradingView sẽ có các bước như sau: 

  • Bước 1. Di chuột đến phần bên trái của biểu đồ và chọn Công cụ.
  • Bước 2. Cuộn xuống và chọn Fixed Range Volume Profile – Cố định Range Volume Profile.
  • Bước 3. Khi các bạn chọn công cụ, tìm và chọn khu vực trên biểu đồ muốn nghiên cứu.
cách sử dụng volume profile trên tradingview

Các bước để mở công cụ Fixed Volume Profile (Nguồn: VnRebates)

Khi bạn vẽ Fixed Volume Profile, bạn sẽ thấy như sau:

  • Đường màu đỏ = Điểm kiểm soát (POC) – mức giá có khối lượng cao nhất.
  • Hàng màu vàng + xanh dương = Khối lượng tăng và khối lượng giảm ở mỗi mức giá.
  • Khu vực màu xanh lam bóng mờ = khu vực được chọn để hiển thị khối lượng.
Fixed Volume Profile

Fixed Volume Profile (Nguồn: VnRebates)

Đọc thêm:

Kết Luận

Vậy là trong bài viết này VnRebates đã cùng bạn tìm hiểu Volume Profile là gì? Cách sử dụng Volume Profile trên TradingView. Nếu các bạn thấy bài viết này có giá trị thì hãy ủng hộ VnRebates bằng cách chia sẻ bài viết này nhé. Chúc các bạn giao dịch thành công!

VnRebates – Nơi Trading là NGHỀ

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.