VNREBATES

Vai trò của Interest rate với thị trường forex

27.03.2020, 14:55 10 phút đọc

Nói đến interest rate hay lãi suất, chúng ta không đề cập đến lãi suất cụ thể của 1 ngân hàng nào, mà chính là đang ám chỉ chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương của 1 quốc gia. Khi lãi suất dự kiến ​​thay đổi, tiền tệ tương ứng thường sẽ phản ứng ngay sau nó. Các ngân hàng trung ương có các công cụ chính sách tiền tệ khác nhau để tác động đến lãi suất cũng như giá trị tiền tệ.

Interest rate hay lãi suất là một động lực chính của thị trường ngoại hối. Mối tương quan mạnh mẽ này khiến các nhà giao dịch ngoại hối luôn theo dõi chặt chẽ lãi suất của mỗi quốc gia liên quan đến cặp tiền tệ họ quan tâm để dự báo các động thái tiếp theo của tiền tệ. Vậy, lãi suất trong thị trường Forex được hiểu như thế nào và lãi suất ảnh hưởng đến tiền tệ và thị trường ngoại hối như thế nào?

Interest rate – Lãi suất trong thị trường Forex được hiểu như thế  nào?

Trong thị trường forex, khi nói về lãi suất, chúng ta không đề cập đến lãi suất cụ thể của 1 ngân hàng nào, mà chính là chúng ta đang ám chỉ chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương của 1 quốc gia. Khi lãi suất dự kiến ​​thay đổi, tiền tệ tương ứng thường sẽ phản ứng ngay sau nó. Các ngân hàng trung ương có các công cụ chính sách tiền tệ khác nhau để tác động đến lãi suất cũng như giá trị tiền tệ.

Danh sách ngân hàng trung ương của các đồng tiền chính trên thị trường ngoại hối:

Interest rate là gì? Các NTHW của các đồng tiền chính trên thị trường ngoại hối

Có hai chức năng chính thường được thực hiện bởi các ngân hàng trung ương, bao gồm:

  • Quản lý lạm phát
  • Duy trì tỷ giá hối đoái của quốc gia ổn định

Lãi suất và tỷ giá hối đoái thường phản ánh sức khỏe của một nền kinh tế cụ thể:

  • Các ngân hàng trung ương có xu hướng tăng lãi suất khi nền kinh tế đang tăng trưởng, và do đó gây ra lạm phát.
  • Mặt khác, việc giảm lãi suất trong thời kỳ suy thoái kinh tế thường đóng vai trò là phương tiện kích thích nền kinh tế đang gặp khó khăn.

Các nền kinh tế luôn luôn vận động, hoặc mở rộng hoặc bị suy thoái. Mục tiêu chính của các ngân hàng trung ương là để mắt đến tỷ lệ lạm phát, cho phép nền kinh tế tăng trưởng ổn định. Phần dưới sẽ thảo luận rõ hơn về mối quan hệ này.

Chu kỳ kinh tế và lãi suất

Khi nền kinh tế đang trên đà phát triển và tăng trưởng tích cực của GDP, người tiêu dùng bắt đầu kiếm được nhiều tiền hơn. Thu nhập nhiều hơn mang lại nhiều chi tiêu, cuối cùng kích hoạt tăng trưởng của tỷ lệ lạm phát. Ngân hàng trung ương cố gắng kiểm soát lạm phát và hỗ trợ mức lạm phát mục tiêu – thường là 2% cho phần lớn các ngân hàng trung ương – bằng cách tăng lãi suất.

Nếu các nền kinh tế đang suy thoái và GDP trải qua sự tăng trưởng âm, mối đe dọa mới sẽ đến từ giảm phát. Trong trường hợp này, ngân hàng trung ương hạ lãi suất tiền tệ để kích thích chi tiêu và đầu tư. Lãi suất thấp thu hút nhiều nhà đầu tư. Họ đầu tư vào các dự án khác nhau, cuối cùng thúc đẩy tăng trưởng, việc làm và do đó, cũng làm tăng lạm phát.

Khi giao dịch ngoại hối, bạn hãy luôn nhớ theo dõi ảnh hưởng của lãi suất đối với tiền tệ. Lãi suất của 1 quốc gia càng cao, khả năng cao đồng tiền tương ứng sẽ càng  tăng.

Một chu kỳ kinh tế điển hình trông như thế này:

Biểu đồ của chu kỳ kinh tế và lãi suất

Kỳ vọng về lãi suất

Thị trường luôn luôn biến động cùng với nhiều dự đoán về các sự kiện và tình huống liên tục xảy ra. Điều tương tự xảy ra với lãi suất, nhưng lãi suất KHÔNG thay đổi thường xuyên.

Hầu hết các nhà giao dịch ngoại hối không dành thời gian tập trung vào lãi suất hiện tại vì thị trường đã “định giá” chúng vào giá tiền tệ.

Điều quan trọng hơn đối với nhà giao dịch ngoại hối là DỰ ĐOÁN lãi suất sẽ thay đổi như thế nào. Điều quan trọng cần biết là lãi suất có xu hướng thay đổi theo chính sách tiền tệ, hay cụ thể hơn là kết thúc chu kỳ tiền tệ hay không.

Nếu lãi suất đã xuống thấp hơn trong một khoảng thời gian, gần như không thể tránh khỏi điều ngược lại, lãi suất có thể được điều chỉnh tăng tại một số điểm.

Sự thay đổi trong kỳ vọng là một tín hiệu cho thấy sự thay đổi trong giới đầu cơ sẽ bắt đầu, và sẽ đạt được nhiều động lực hơn khi lãi suất càng có khả năng sẽ thay đổi. Trong khi lãi suất thay đổi dần dần theo điều chỉnh của chính sách tiền tệ, thì tâm lý thị trường cũng có thể thay đổi đột ngột, có khi chỉ từ một báo cáo nào đó. Vì vậy, bạn tốt hơn nên coi chừng!

Dưới đây là một ví dụ về một trong nhiều cách để theo dõi kỳ vọng lãi suất và là một trong những bản tin được theo dõi nhiều nhất.

Biểu đồ DOT PLOT – tín hiệu dự báo lãi suất của FED

Biểu đồ “dot plot” của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ. Ngân hàng trung ương Mỹ sử dụng biểu đồ “dot plot” này để báo tín hiệu về triển vọng lãi suất. “Dot plot”, được công bố sau mỗi cuộc họp của Fed, cho thấy dự đoán của 16 thành viên của Ủy ban Thị trường mở Liên bang (16 thành viên này là các ông lớn của Fed, thực sự chịu trách nhiệm thiết lập lãi suất).

Chênh lệch lãi suất

Nhiều nhà giao dịch ngoại hối sử dụng kỹ thuật so sánh lãi suất của một loại tiền tệ với lãi suất của một loại tiền tệ khác làm điểm khởi đầu để quyết định liệu đồng tiền nào đang yếu hoặc mạnh hơn.

Sự khác biệt giữa hai mức lãi suất, được gọi là “chênh lệch lãi suất”- “interest rate differential”, là giá trị chính được họ theo dõi.

Biểu đồ bên dưới cho thấy mối quan hệ giữa chênh lệch lãi suất và tỷ giá thực tế của cặp AUDUSD trên thực tế:

Chênh lệch lãi suất và tỷ giá thực tế của cặp AUDUSD

Chênh lệch lãi suất tăng sẽ giúp củng cố đồng tiền có lãi suất cao hơn, trong khi chênh lệch lãi suất thu hẹp lại thì sẽ có lợi cho đồng tiền có lãi suất thấp hơn.

Các trường hợp lãi suất của hai nước đi ngược chiều nhau thường tạo ra một số biến động lớn nhất của thị trường.

Giao dịch ngoại hối dựa trên lãi suất

Vậy, làm thế nào bạn có thể giao dịch ngoại hối dựa trên lãi suất? Câu trả lời chính là dự đoán lãi suất ngân hàng trung ương, và hành động. Dưới đây là các động thai khi giao dịch ngoại hối dựa trên lãi suất.

Dự đoán lãi suất ngân hàng trung ương

Các chỉ số có mối tương quan đến cách ngân hàng trung ương thiết lập và thay đổi chinh sách tiền tệ bao gồm:

  • Chỉ số giá tiêu dùng CPI
  • Chỉ số tiêu dùng
  • Tỷ lệ thất nghiệp hoặc có việc làm
  • Thị trường nợ dưới chuẩn – Subprime Market
  • Chỉ số nhà ở

Với dữ liệu từ các chỉ số trên, nhà giao dịch ngoại hối có thể đưa ra ước tính cho sự thay đổi lãi suất. Thông thường, khi các chỉ số này được cải thiện, nền kinh tế sẽ hoạt động tốt và lãi suất sẽ cần phải tăng hoặc nếu sự cải thiện của các chỉ số này không đáng kể, lãi suất có thể được giữ nguyên. Nếu các chỉ số này giảm đáng kể, có thể báo hiệu sự cắt giảm lãi suất để khuyến khích cho vay và tiêu dùng.

Ngoài các chỉ số kinh tế, có thể dự đoán quyết định lãi suất bằng cách:

  • Theo dõi các thông báo chinh
  • Phân tích dự báo

Theo dõi các thông báo chính

Thông báo chính từ các nhà lãnh đạo ngân hàng trung ương thường đóng một vai trò quan trọng trong việc di chuyển lãi suất. Bất cứ khi nào ban quản trị từ bất kỳ trong số tám ngân hàng trung ương lớn dự kiến ​​thông báo thảo luận công khai, thông thường sẽ cung cấp những thông tin sâu sắc về cách ngân hàng xem xét lạm phát.

Phân tích dự báo lãi suất

Cách thứ hai để dự đoán các quyết định lãi suất là bằng cách phân tích dự đoán. Bởi vì các động thái lãi suất thường được dự đoán trước, các nhà môi giới, ngân hàng và các nhà giao dịch chuyên nghiệp sẽ có một ước tính đồng thuận về mức lãi suất sẽ là bao nhiêu.

Các trader có thể lấy bốn hoặc năm trong số các dự báo này và trung bình chúng để dự đoán chính xác hơn.

Hành động gì nếu có thay đổi lãi suất bất ngờ xảy ra

Cho dù nghiên cứu của một trader tốt đến mức nào, các ngân hàng trung ương luôn có khả năng đưa ra một điều chỉnh tăng hoặc giảm lãi suất bất ngờ.

Khi điều này xảy ra, một nhà giao dịch giỏi nên biết thị trường sẽ di chuyển theo hướng nào. Nếu lãi suất tăng, tiền tệ sẽ tăng giá, có nghĩa là các nhà giao dịch ngoại hối khác sẽ mua. Nếu có sự cắt giảm, các nhà giao dịch ngoại hối có thể sẽ bán và mua các loại tiền tệ khác với lãi suất cao hơn. Khi bạn đã xác định được sự chuyển động của thị trường, điều quan trọng là phải làm như sau:

  • Hành động nhanh chóng! Thị trường có xu hướng di chuyển với tốc độ nhanh như chớp khi bất ngờ xảy ra vì tất cả các nhà giao dịch đều muốn mua hoặc bán (tùy thuộc vào việc tăng hoặc giảm lãi suất) trước đám đông. Hành động nhanh có thể dẫn đến lợi nhuận đáng kể nếu được thực hiện đúng.
  • Theo dõi xu hướng đảo ngược biến động. Nhận thức của trader có xu hướng điều khiển thị trường khi dữ liệu được phát hành, nhưng sau đó xu hướng rất có thể sẽ quay về và tiếp tục với hướng ban đầu của nó.

Ví dụ sau minh họa hành động khi thị trường đột ngột biến động.

Đầu tháng 7 năm 2008, Ngân hàng Dự trữ New Zealand đang hoạt động với mức lãi suất 8,25% – một trong những lãi suất cao nhất trong các ngân hàng trung ương. Tỷ giá đã ổn định trong bốn tháng trước vì đồng đô la New Zealand được xem là mức đầu tư có lợi hơn so với các đồng tiền lãi suất thấp hơn.

Vào tháng 7, đi ngược lại tất cả các dự đoán, ban quản trị của ngân hàng New Zealand đã cắt giảm lãi suất đột ngột xuống 8% tại cuộc họp hàng tháng. Mặc dù tỷ lệ phần trăm giảm có vẻ nhỏ, các nhà giao dịch ngoại hối đã coi đó là dấu hiệu của nỗi sợ lạm phát của ngân hàng và ngay lập tức rút tiền hoặc bán tiền và mua đồng tiền khác, ngay cả khi những lựa chọn khác có lãi suất thấp hơn.

Tỷ giá NZD/ USD giảm khi thị trường phản ứng với việc cắt giảm lãi suất của Ngân hàng New Zealand

Tỷ giá NZD / USD giảm từ 0,7497 xuống còn 0,714 – tổng cộng 83 pips, trong vòng 5 đến 10 phút. Những người đã bán 1 lot đã thu được lợi nhuận ròng 833 đô la chỉ trong vài phút.

Ngay khi sự biến động giảm của NZD/ USD, không lâu sau đó, NZD/USD đã quay lại đúng với xu hướng tăng của mình. Lý do nó không tiếp tục rơi tự do là mặc dù đã cắt giảm lãi suất, NZD vẫn có lãi suất cao hơn (ở mức 8%) so với hầu hết các loại tiền tệ khác.

 

Tổng hợp bởi wp.vnrebates.io

Theo babypips.com, capital.com, investopia.com

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.