“Nền kinh tế Mỹ sẽ đối mặt với một cuộc suy thoái vào năm tới” là nhận định của 70% các nhà kinh tế học hàng đầu được tạp chí Tài chính Financial Times thăm dò ý kiến, theo một phân tích được công bố ngày 12/6 tại Châu Á.
Nguồn tin cũng cho biết thêm:
“Cuộc khảo sát mới nhất, được thực hiện với sự hợp tác của Tổ chức Sáng kiến Thị trường Toàn cầu (IGM) thuộc Trường Kinh doanh Booth của Đại học Chicago, cũng cho biết nền kinh tế lớn nhất thế giới đang phải gồng mình chống chọi với những “cơn gió ngược” sau khi từng ghi nhận những đợt phục hồi tăng trưởng ấn tượng nhất trong lịch sử hậu COVID-19, khi Cục Dự trữ Liên bang (FED) tăng cường nỗ lực kiềm chế lạm phát hiện đang ở mức cao nhất trong vòng 4 thập kỷ trở lại đây.”
Lạm phát tại Hoa Kỳ đã ghi nhận đượt tăng kỷ lục vào tháng 5, đẩy tâm lý người tiêu dùng xuống mức thấp nhất trong 42 năm. Cụ thể, theo số liệu của Bộ Lao động Mỹ, chỉ số CPI tháng 5 của Mỹ tăng 8.6% so với cùng kỳ năm 2021, mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 12/1981. Để kiềm chế lạm phát, từ tháng 3 đến nay, Fed đã nâng lãi suất cơ bản từ gần 0% lên 0.75%.
Cân bằng giữa 2 rủi ro lạm phát và suy thoái là bài toán ngày càng khó cho Ngân hàng trung ương lớn nhất thế giới này. Do đó, quá trình siết lãi suất trong vài tháng tới còn phụ thuộc vào việc giới chức muốn nâng lãi suất đến đâu cũng như sẵn sàng đánh đổi đến mức nào.
Xem thêm: Lạm phát là gì? Nhà đầu tư nên rót tiền vào đâu trong thời kỳ lạm phát?
Ủy ban Thị Trường mở liên Bang (FOMC) chuẩn bị có cuộc họp kéo dài trong 2 ngày 14-15/6 tới đây. Nhà đầu tư dự báo Fed sẽ nâng lãi suất thêm 0.5% trong tháng 7 và tháng 9. Trong khi đó, một số nhà kinh tế cho rằng Fed đang bàn bạc khả năng nâng lãi thêm 0.75%.
Theo khảo sát của FT-IGM (tiến hành từ 6-9/6), 40% trên tổng số 49 chuyên gia kinh tế hàng đầu được hỏi ký tiến dự đoán Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia (NBER) – một tổ chức tư nhân, hoạt động phi lợi nhuận, chuyên về đánh giá điểm khởi đầu và kết thúc suy thoái kinh tế, sẽ ra tuyên bố về suy thoái kinh tế trong quý 1 hoặc quý 2 năm 2023. Trong khi đó, khoảng 33% số chuyên ra cho rằng tuyên bố suy thoái sẽ được công bố trong nửa cuối năm 2023.
Điều đáng chú ý là kết quả khảo sát lại đi ngược lại với quan điểm của Fed khi cơ quan này vốn cho rằng họ có thể kiềm chế lạm phát mà không gây ra tổn thất lớn về tăng trưởng.
Mặc dù, tình hình lạm phát tăng cao nhất kể từ năm 1981 buộc Fed phải mạnh tay nâng lãi suất, và chính sách tiền tệ khắc nghiệt có thể dẫn tới kịch bản không mong muốn là suy thoái, song Janet Yellen – Bộ trưởng Tài chính Mỹ vẫn tự tin cho rằng nền kinh tế Mỹ đủ khả năng “hạ cánh mềm” khi vừa chế ngự được lạm phát nhanh chóng mà không khiến tỷ lệ thất nghiệp gia tăng.
So với kỳ khảo sát hồi tháng 2 vừa qua, ngày càng nhiều nhà kinh tế đồng tình với quan điểm rằng lạm phát cốt lõi, được đo bằng chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân, sẽ vượt quá 3% vào cuối năm 2023. Căn nguyên của lạm phát leo thang vẫn là chiến tranh Nga – Ukraine, giá năng lượng tăng cao và cuối cùng là tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng kéo dài.
Trong khảo sát được thực hiện vào tháng 6, 12% chuyên gia cho rằng con số 3% “rất có thể xảy ra”, tỷ lệ này đã tăng từ 4% hồi đầu năm. Trong khi đó, trong cùng khoảng thời gian đó tỷ lệ các nhà kinh tế cho rằng mức đó “khó xảy ra” cũng đã giảm gần 1 nửa.
Jonathan Wright, nhà kinh tế học tại Đại học Johns Hopkins, một trong những người thiết kế cuộc khảo sát, cho biết sự bi quan đáng chú ý xung quanh cả lạm phát và tăng trưởng đều gây ra tình trạng lạm phát đình trệ (stagflation), mặc dù ông lưu ý rằng hoàn cảnh hiện tại khác xa so với những năm 1970, khi thuật ngữ này thể hiện “sự kết hợp tồi tệ hơn rất nhiều giữa lạm phát cao và suy thoái ”.
Xem thêm: Suy thoái kinh tế là gì?
Gần 40% chuyên gia kinh tế được khảo sát cảnh báo FED sẽ thất bại trong mục tiêu kiểm soát lạm phát nếu chỉ dựa vào tăng lãi suất, lên mức 2.8% vào cuối năm nay.
Olivier Blanchard – Cựu kinh tế trưởng tại Quỹ Tiền tệ thế giới (IMF) đánh giá Fed cùng các NHTW đã để lạm phát vượt tầm kiểm soát. Vì thế, các cơ quan này nên lấy 3% là mức lạm phát mục tiêu thay vì mạo hiểm đẩy nền kinh tế vào suy thoái để chỉ để lạm phát về 2%.
Dean Croushore, nhà cựu kinh tế học tại chi nhánh Philadelphia của Fed trong 14 năm, cảnh báo rằng NHTW hàng đầu thế giới này có thể cần phải tăng lãi suất lên khoảng 5% để giải quyết một vấn đề mà ông tin rằng phần lớn là do Fed đã quá “do dự” thay vì có hành động kịp thời.
VnRebates – Nơi Trading là NGHỀ
Theo Finanical Times