Đọc thêm:
- Cách giao dịch theo xu hướng (Trend Trading) trong Forex và Chứng khoán
- Cách sử dụng Fibonacci và trendline cực chuẩn
Trendline là gì?
Các đường trên biểu đồ của bạn không là ngẫu nhiên, mà luôn kể một câu chuyện. Chúng cho thấy xu hướng, lực cung cầu và diễn biến giá trong tương lai. Và luôn nhớ không bao giờ chỉ dựa duy nhất vào các tín hiệu của đường trendline để giao dịch, mà cần cân nhắc tất cả các tín hiệu và yếu tố khác để xem xét đầy đủ về hành động thị trường
Có 3 yếu tố cần quan tâm khi xác định giá đang ở đâu trong 1 xu hướng là:
- Chuyển động giá.
- Khối lượng giao dịch.
- Mối quan hệ giữa chuyển động giá – khối lượng.
Cách vẽ đường trendline trong Forex trên phần mềm MT4
Công cụ trendline được tích hợp sẵn trong Mt4 với các bước sử dụng như sau:
- Đầu tiên bạn mở phần mềm Mt4 lên và nhìn sang thanh công cụ bạn sẽ thấy biểu tượng hình chéo như mình đã đánh dấu.
- Chọn và kéo và thả để tùy chỉnh đường trendline.
- Sau khi đã vẽ được đường trendline bạn có thể tùy chỉnh màu sắc độ dày của đường trendline bằng cách nhấp chuột trái hai lần vào đường trend sau đó bấm chuột phải chọn vào ô “Common” để tùy chỉnh các thông số mà bạn thích.
Cách vẽ đường trendline trong forex hợp lệ?
1. Cách vẽ trendline trong xu hướng tăng và xu hướng giảm
Đối với xu hướng tăng (các đỉnh đáy cao dần) ta sẽ vẽ trendline bằng cách nối các đáy cao dần lại với nhau. Chúng ta cần có ít nhất là 2 đáy để có thể vẽ được một đường trendline tuy nhiên đường trendline đi qua càng nhiều đáy thì càng tốt.
Đối với xu hướng giảm (các đỉnh đáy thấp dần) ta sẽ vẽ trendline bằng cách nối các đỉnh thấp dần lại với nhau. Tương tự như trên ta cần ít nhất 2 đỉnh để vẽ được một đường trendline nhưng trendline đi qua nhiều đỉnh thì tốt hơn. Cùng xem ví dụ sau để hiểu hơn nhé
2. Trendline không nên quá gượng ép để vẽ
Bạn đừng cố gắng vẽ trendline phải đi qua quá nhiều đỉnh hoặc đáy. Phải thật khách quan khi xác định các đỉnh đáy mà bạn xác định sẽ vẽ trendline chạy qua. Chỉ chọn những đáy hoặc đỉnh quan trọng. Đỉnh quan trọng là đỉnh tạo ra đáy thấp nhất, và đáy quan trọng là đáy tạo ra đỉnh cao nhất.
3. Khi vẽ trendline ta nên sử dụng cả râu nến hay chỉ sử dụng phần thân nến?
Theo quan điểm cá nhân của mình, trendline nên sử dụng cả râu nến. Trong nhiều trường hợp nếu râu nến quá dài có thể bỏ qua nhưng nếu như tỷ lệ râu với thân hợp lí thì ta vẫn nên vẽ tính luôn râu nến. Vẽ như vậy sẽ tăng thêm độ khách quan cho việc xác nhận các phá vỡ giả được dễ dàng hơn. Bạn hãy nhìn ví dụ dưới đây bạn sẽ thấy nếu vẽ trendline đi qua thân như đường màu vàng giá đã phá vỡ trend sau đó còn retest để đánh lừa phe sell. Nhưng nếu vẽ trendline theo râu nến bạn sẽ thấy giá chạm trendline tạo ra nến Engulfing rồi tăng lên tiếp tục
4. Cách xác định độ mạnh của đường Trendline
- Số lần chạm trên đường Trendline: càng nhiều lần thì càng có ý nghĩa. Một đường Trendline đã được test thành công 5 lần rõ ràng là quan trọng hơn so với đường Trendline chỉ được chạm 3 lần
- Yếu tố thời gian: một đường Trendline đã có hiệu lực trong chín tháng có tầm quan trọng hơn hiệu lực trong chín tuần hoặc chín ngày.
- Góc của đường đi lên và đi xuống, một Trendline rất sắc nét với độ dốc cao rất khó để duy trì và có thể bị phá vỡ.
5. Thế nào là một đường trendline đẹp?
Vì đường trendline mang tích khách quan khá nhiều. Nên theo quan điểm của mình một đường trendline đẹp là một đường trendline có thể nhìn bằng mắt thường mà không cần kẻ ra. Nghĩa là bạn nhìn vào chart bạn vẽ được đường trendline trong đầu rồi khi bạn vẽ xuống nó chính xác hoặc chỉ lệch một chút.
Vì sao mình lại nói như vậy bởi vì khi bạn nhìn ra dễ dàng như vậy thì người khác cũng sẽ nhìn được mà đường trendline mang tính đồng thuận cao thì sẽ uy tín hơn. Nhìn biểu đồ dưới đây bằng mắt thường chắc bạn cũng hình dung ra đường trendline sẽ như thế nào đúng không. Và chính xác đây là một đường trendline có giá trị khi giá quá phá đường trendline và đảo chiều đẹp.
Một kinh nghiệm cá nhân của mình là nếu bạn vẽ ra đường trendline mà nhìn có vẻ không vừa mắt thì đó là đường trendline không có giá trị.
6. Vẽ một đường Trendline mới bằng cách nối điểm bắt đầu của xu hướng với điểm swing hợp lệ
Điều này có nghĩa là chúng ta không thể vẽ một đường Trendline mới mà không có điểm swing hợp lệ. Trước hết, phải có bằng chứng về một Trendline. Có nghĩa là, để đường Trendline tăng được vẽ phải có ít nhất hai mức thấp và mức thấp thứ hai cao hơn mức thứ nhất
7. Điều chỉnh đường Trendline khi hành động giá diễn ra
Ví dụ, trong trường hợp nâng cao hơn, góc tăng của đường trendline có thể điều chỉnh trong một thời gian và sau đó trở nên mạnh mẽ hơn khi lực cầu ban đầu được thêm và thay thế mạnh bởi những người mua mới. Vì điều kiện thị trường thay đổi, ta phải điều chỉnh các đường Trendline ban đầu để phù hợp với mức tăng mạnh mới được thiết lập.
- Điều chỉnh trendline mới khi thị trường tăng nhanh hơn
- Điều chỉnh trendline chậm hơn khi trendline cũ dốc hơn bị phá vỡ
Xem thêm: Cách giao dịch tại vùng cung và cầu
3 chiến lược giao dịch theo Trendline cực chuẩn trong Forex
1. Đường trendline đóng vai trò là một kháng cự chéo
Việc vi phạm đường Trendline thường xuyên có nghĩa là lực cung hoặc cầu trước đây có hiệu lực thì hiện đang trở nên cạn kiệt. Điều này có thể có nghĩa là hành động giá đang thay đổi thói quen của mình, hoặc có thể có nghĩa là xu hướng có thể bị thay đổi.
2. Đường trendline không phải là một mức giá mà là một vùng giá
Có thể là sai lầm nếu bạn quyết định vào lệnh mua hoặc bán chỉ vì giá của nó đã phá vỡ qua đường trendline đó. Tuy nhiên có rất nhiều trường hợp giá phá qua rồi lại quay lên đường trendline rồi đi lên trên tiếp tục. Bạn có thể nói là phá vỡ giả nhưng nó cũng có thể là giá chưa thực sự phá qua vùng giá trendline để lại. Để xác định giá có thực sự phá qua trendline hay không ta cần kết hợp thêm momentum của nến khi phá qua có rõ ràng dứt khoát không? Volume lúc phá có mạnh không.
Cùng xem ví dụ dưới đây để hiểu rõ hơn.
Đối với Break đúng, giá cần đóng cửa trên hoặc dưới đường Trendline với một nến giảm rõ ràng và momentum lớn. Sau đó giá quay lại retest thành công giá tiếp tục đi xuống ta mới xem đó là một phá vỡ thành công
3. Giao dịch trendline kết hợp với Price Action
Đây là cách giao dịch hiệu quả mà các trader theo phương pháp trendline thường hay sử dụng. Như đã nói trendline đóng vai trò là các kháng cự hỗ trợ chéo, hành động giá kèm theo xác nhận cho kháng cự đó còn đủ mạnh để giữ chân giá hay không. Các mẫu hình Price Action thường dùng là Pinbar, Engulfing và Fakey.
Cùng xem ví dụ sau đây để hiểu rõ hơn nhé.
Tại đây ta thấy có một đường trendline rất đẹp. Ở lần chạm trendline đầu tiên giá xuất hiện không chỉ một mà đến hai bullish engulfing, nếu bạn vào khung nhỏ có thể thấy mô hình hai đáy. Lần chạm thứ hai giá tạo ra mô hình nến sao mai và tiếp tục tăng lên. Tuy nhiên tại đây bạn thấy giá đã có dấu hiệu không thể tạo được high mới. Khi giá hồi về trendline ta thấy phản ứng cũng không còn mạnh nữa, đây có thể là dấu hiệu giá chuẩn bị đảo chiều. Kết quả giá đã phá xuyên qua trenline bằng một nến có momentum mạnh. Giá quay lại retest trendline và đảo chiều xu hướng.
Xem thêm: Phân tích kỹ thuật với Lý thuyết sóng Elliott
Kết luận
Trendline là một trong những phương pháp giao dịch hiệu quả, tuy nhiên bạn cần phải kết hợp thêm các yếu tố khác như cấu trúc thị trường, các tín hiệu Price Action, mô hình giá, sóng Elliot để xác định xu hướng thêm phần khách quan. Và phải nhớ luôn luôn back test kỹ càng trước khi giao dịch bằng tiền thật để tránh bị những rủi ro không đáng có.
Chúc các bạn giao dịch thành công.
VnRebates – Hoàn tiền mọi giao dịch tài chính