Trong Lịch kinh tế tuần tới sẽ không có bất kỳ tin tức về cuộc họp nào của các ngân hàng trung ương, vì vậy mọi con mắt sẽ đổ dồn vào báo cáo việc làm mới nhất của Hoa Kỳ. Dữ liệu này sẽ vô cùng quan trọng trong việc xác định thời gian Fed khởi động nút điều chỉnh cắt giảm. Ngoài ra, còn có một lượng lớn dữ liệu được phát hành từ Khu vực đồng tiền chung châu Âu, Canada và Úc.
Lạm phát, việc làm và đồng đô la (USD)
Gần đây, có rất nhiều lời bàn tán về đợt bùng phát Covid mới do biến thể Delta ảnh hưởng đến nền kinh tế Mỹ và làm chậm kế hoạch bình thường hóa của Fed. Một số dấu hiệu ban đầu thực sự cho thấy tăng trưởng kinh tế Mỹ đang chậm lại. Cụ thể, chỉ số PMI tổng hợp Markit mới nhất đã giảm vào tháng 8 do tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng ngày càng tồi tệ, trong khi niềm tin của người tiêu dùng giảm xuống khi những lo ngại về vi rút quay trở lại.
Mặc dù vậy, tình hình chung vẫn rất khả quan. Quy mô nền kinh tế đã lớn hơn so với trước khủng hoảng, thị trường lao động đang phục hồi với tốc độ đáng kinh ngạc, và lạm phát khó có thể hạ nhiệt sớm. Tòa án Tối cao Hoa Kỳ vừa ra phán quyết chấm dứt lệnh cấm trục xuất người thuê nhà, điều đó có nghĩa là giá thuê nhà bây giờ có thể bắt đầu tăng theo hình xoắn ốc, và câu chuyện lạm phát lại tiếp tục. Hơn tất thảy, Quốc hội đang thúc đẩy một đợt chi tiêu ngân sách lớn cho cơ sở hạ tầng.
Do đó, đợt bùng phát Covid do biến thể Delta có vẻ giống như một cú tăng tốc đơn thuần trên con đường phục hồi. Ngay cả trong kịch bản xấu nhất và gây tổn hại cho nền kinh tế, điều đó cũng sẽ gây thêm áp lực lên các chính trị gia để nhanh chóng đi đến thống nhất, làm tăng cơ hội cho một gói chi tiêu ngân sách khổng lồ.
Fed rõ ràng là đang phát tín hiệu cho thị trường về quyết định cắt giảm trong năm nay. Vấn đề không phải là liệu Fed có cắt giảm hay không, mà là khi nào quá trình này sẽ được bắt đầu và nó sẽ kéo dài bao lâu. Các nhà đầu tư vẫn đang tranh luận về việc liệu quyết định này sẽ được công bố vào tháng 9, tháng 11 hay thậm chí là tháng 12 hay không.
Báo cáo việc làm vào thứ Sáu có thể khiến cuộc tranh luận này ngã ngũ. Bảng lương phi nông nghiệp (Nonfarm payroll – NFP) dự kiến sẽ ở mức 763k vào tháng 8, đẩy tỷ lệ thất nghiệp xuống còn 5,2%. Điều đó sẽ khiến Mỹ cần khoảng 5 triệu việc làm để đạt được sự phục hồi hoàn toàn. Trừ đi khoảng 2,5 triệu người đã nghỉ hưu sớm vì đại dịch thì Hoa Kỳ có thể quay trở lại trạng thái toàn dụng lao động vào đầu năm tới nếu tốc độ này được duy trì.
Đối với đồng đô la Mỹ (USD), bức tranh tổng thể vẫn đầy hứa hẹn. Do đó, việc Fed chính thức khởi động chính sách thắt chặt vào tháng 9 hay tháng 11 không còn là vấn đề quan trọng. Bởi đơn giản Fed vẫn đi trước khá nhiều so với ECB (Ngân hàng Trung ương Châu Âu) và BoJ (Ngân hàng trung ương Nhật Bản) trong quá trình bình thường hóa, điều này đưa đến lập luận rằng đồng USD sẽ tỏa sáng so với đồng Euro và đồng Yên khi các nhà đầu tư giao dịch các cặp EUR/USD và USD/JPY có động lực để thực hiện giao dịch trở lại.
Bên cạnh báo cáo việc làm, các thị trường cũng sẽ tập trung vào các chỉ số PMI sản xuất và chỉ số ISM dịch vụ của tháng 8, sẽ được công bố vào thứ Tư và thứ Sáu tuần này.
Xem thêm: Những bản tin tức thị trường Forex quan trọng nên đọc khi đầu tư ngoại hối
Dữ liệu khu vực đồng tiền chung châu Âu
Ở châu Âu, tình hình sẽ bắt đầu với những con số lạm phát sơ bộ của Đức cho tháng 8 vào thứ Hai này. Bản tin lạm phát toàn khu vực đồng tiền chung châu Âu sẽ được phát hành vào thứ Ba, tiếp theo là số liệu thất nghiệp của tháng Bảy sẽ được công bố vào thứ Tư. Cuối cùng tiêu điểm sẽ rơi vào ấn bản mới nhất của doanh số bán lẻ được công bố vào thứ Sáu.
Gần đây, khu vực đồng tiền chung châu Âu đã hoạt động trở lại khi tốc độ tiêm chủng được tăng tốc và các hạn chế xã hội đã được dỡ bỏ. Có thể nói, sự phục hồi ở Eurozone vẫn kém hơn so với Mỹ, vì quy mô nền kinh tế khu vực đồng Euro vẫn còn nhỏ hơn nhiều so với trước khủng hoảng. Ngoài ra, rủi ro là giai đoạn phục hồi mới nhất này chỉ đơn giản là một đợt bùng nổ mở cửa trở lại sẽ sớm tàn lụi.
Xem thêm: FED là gì ? Tại sao FED ảnh hưởng tới nền kinh tế thế giới?
Về mặt tích cực, châu Âu có tỷ lệ tiêm chủng rất cao. Điều này có nghĩa là mối đe dọa từ biến thể Delta có thể nhẹ nhàng hơn. Ngoài ra, ngân sách từ Quỹ Phục hồi (Recovery Fund) cuối cùng cũng được triển khai, hy vọng sẽ giúp các nền kinh tế đang gặp khó khăn như Ý trụ vững trở lại.
Vấn đề là quy mô gói khôi phục này quá nhỏ để tạo ra sự khác biệt thực sự và không có nhiều sự khát khao chính trị nữa, đặc biệt là với các khoản nợ chính phủ vốn đã “phình to”.
Tóm lại, khu vực đồng tiền chung châu Âu đang hoạt động tốt hơn nhưng không có gì ấn tượng. ECB nhận thức rõ điều này, do đó ngân hàng này đã lần nữa cam kết sẽ không tăng lãi suất trong những năm tới. Đó là tin xấu đối với đồng Euro và đồng “Single Currency” này có thể đối mặt với các loại tiền tệ mà các ngân hàng trung ương của chúng đang hướng tới tỷ giá cao hơn. Do đó, trái với sự khởi sắc của đồng USD, đồng EUR lại được nhận định ảm đạm hơn và trader giao dịch cặp EUR/USD có tận dụng để có quyết định đúng đắn.
Xem thêm: GDP là gì? 3 cách tính GDP
Dữ liệu GDP của Canada và Úc
Đối với các đơn vị tiền tệ liên quan đến hàng hóa, số liệu thống kê GDP của Canada cho Quý 2 sẽ được công bố vào thứ Ba. Nền kinh tế Canada tiếp tục tăng trưởng tốt, được hưởng lợi từ tỷ lệ tiêm chủng rất cao và giá dầu tăng cao, cho phép ngân hàng trung ương sớm kết thúc chương trình mua tài sản.
Đối với đồng loonie (CAD), gần đây phải đối mặt với tâm lý rủi ro và dao động dữ dội cùng với thị trường chứng khoán và giá dầu. Bức tranh toàn cảnh vẫn sáng sủa nhờ sự dẫn đầu của Ngân hàng Canada trong chính sách bình thường hóa, mặc dù phần lớn cũng sẽ phụ thuộc vào giá cả hàng hóa như thế nào. Ngoài ra, còn cuộc bầu cử sắp diễn ra vào tháng tới cũng có thẻ là yếu tố gây ảnh hưởng. Do đó, cả 2 đồng USD và CAD trong cặp USD/CAD đều được nhận định tích cực.
Sang đến Australia, tình hình lại không mấy khả quan. Gần như toàn bộ đất nước đang bị mắc kẹt trong tình trạng phong tỏa nghiêm ngặt, với việc chính phủ đang chờ đợi tỷ lệ tiêm chủng của quốc gia này tăng lên khoảng 70-80% trước khi nới lỏng các hạn chế. Điều này có nghĩa là sẽ có thêm vài tuần phong tỏa, tình trạng này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế của xứ sở chuột túi. Do đó, dữ liệu GDP của Úc cho quý 2 sắp được công bố vào thứ Tư tới có lẽ đã thành “lỗi thời”.
Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) gần đây đang lâm vào tinh trạng tiến thoái lưỡng nan, khi dù đã phát tín hiệu rằng sẽ sớm cắt giảm lượng mua tài sản bất chấp sự tấn công từ các tin tức tiêu cực, nhưng rất có thể nó sẽ từ bỏ những kế hoạch đó trong cuộc họp tiếp theo. Đối với người dân Australia, những áp lực vẫn ngày càng gia tăng khi các đợt phong tỏa vẫn tiếp diễn.
Nói về Trung Quốc, các cuộc khảo sát kinh doanh PMI của quốc gia này cho tháng 8 cũng sẽ được đưa ra thị trường vào thứ Ba.
“VnRebates Tổng hợp”
[Theo actionforex]