ic-markets
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
dupoin
Mở TK và hoàn phí 5 $/lot
san-trive
Mở TK và hoàn phí 9$/lot
tmgm
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
san-fxgt-dich-vu-forex-rebates
Mở TK và hoàn phí 1 $/lot
san-acy
Mở TK và hoàn phí 0.05$/lot
VNREBATES

Đồng Euro – Quá trình hình thành và phát triển.

31.03.2022, 08:26 14 phút đọc

Cùng tìm hiểu về đồng Euro-đồng ngoại tệ được yêu thích nhất thị trường forex qua bài viết dưới đây nhé anh em.

Đồng Euro là đồng tiền phổ biến nhất và được giao dịch rất nhiều trong thị trường Forex. Vậy anh em có bao giờ đã thử tìm hiểu lịch sử của Đồng Euro chưa? Câu chuyện phía sau nó là gì? Và các yếu tố nào đã giúp Đồng Euro trở thành một loại tiền tệ được yêu thích trong thị trường Forex. Mời anh em tham khảo bài viết sau đây nhé.

#Kiến_thức_phục_vụ_NGHỀ_Trading

1. Phân biệt khu vực Euro và đồng Euro

1.1 Định nghĩa 

Khu vực Euro ( Eurozone) là danh từ chỉ các nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu làm đơn vị tiền tệ chính thức của mình. Hiện tại có 19  quốc gia là thành viên của Liên minh này. Tính đến năm 2019, khu vực đồng Euro bao gồm 19 quốc gia thuộc EU là Áo, Bỉ, Cộng hòa Síp, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Ireland, Ý, Latvia, Litva, Luxembourg, Malta, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Slovakia, Slovenia và Tây Ban Nha.

Đồng Euro chính là đơn vị tiền tệ được sử dụng chung cho khối liên minh này.

Lịch sử đồng Euro

Thành viên Euro Zone

1.2 Ưu và nhược điểm của Eurozone

Ưu điểm

  • Các quốc gia yếu kém về tài chính được hỗ trợ bởi các quốc gia mạnh hơn: Eurozone cho phép các quốc gia yếu được trả lãi suất cho vay thấp hơn các nước mạnh. Lí do là lãi suất Eurozone sẽ được cân nhắc bởi ECB với từng quốc gia. Vì thế việc này sẽ thúc đẩy nền kinh tế của các quốc gia nhỏ hơn.
  • Các công ty lớn ở các nước lớn hơn có thể sản xuất nhiều hơn với chi phí thấp hơn:
  • Các công ty lớn có nhu cầu và sản lượng cao: Các công ty lớn hơn cũng đã thu được lợi nhuận từ việc đầu tư giá rẻ vào các nền kinh tế kém phát triển hơn. Họ được hưởng lợi từ nhu cầu cao và sản xuất mà không phải trả giá cao hơn

Nhược điểm

  • Các quốc gia không thể in đơn vị tiền tệ của riêng họ
  • Các quốc gia từ bỏ quyền tự chủ tài khóa
  • Các quốc gia phải giữ cho thâm hụt ngân sách ở mức thấp và cắt giảm đáng kể chi tiêu:  Các quốc gia áp dụng đồng Euro phải giữ cho thâm hụt ngân sách hàng năm của họ dưới 3% tổng sản phẩm quốc nội của họ. 

Xem thêmLạm phát là gì? Nhà đầu tư nên rót tiền vào đâu trong thời kỳ lạm phát?

2.Lí do đồng tiền chung Euro ra đời

2.1 Quá trình ra đời của đồng Euro

Việc thành lập một liên minh kinh tế và tiền tệ đã được đề xuất ngay từ cuối những năm 1960. Các lập luận chính ủng hộ việc áp dụng nó là tăng cường ổn định kinh tế và thương mại xuyên biên giới dễ dàng hơn.

Cho đến năm 1999 thì đồng Euro mới thực sự bắt đầu được ra mắt khi 11 quốc gia (Áo, Bỉ, Phần Lan, Pháp, Đức, Ireland, Ý, Luxembourg, Hà Lan, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha) cố định tỷ giá hối đoái và tạo ra một loại tiền tệ mới. Chính sách tiền tệ được chuyển cho Ngân hàng Trung ương Châu Âu. Ban đầu đồng Euro chỉ được sử dụng cho mục đích kế toán. Tuy nhiên vào năm 2002 tiền xu và tiền giấy Euro được lưu hành và các đồng tiền quốc gia dần dần bị thu hồi.

2.2 Mục đích đồng Euro được ra đời và nó giải quyết vấn đề gì

Sự ra đời đồng tiền chung châu Âu là kết quả của một quá trình phấn đấu đầy gian khổ của chính phủ các nước thuộc EU nhằm thực hiện liên minh kinh tế và tiền tệ. Nếu không có đồng tiền chung thì Thị trường chung châu Âu không thể hoàn thiện và không có ý nghĩa nhiều trên thực tế.

Liên minh kinh tế và tiền tệ ra đời là một phát triển tất yếu của quá trình nhất thể hoá châu Âu dựa trên những tầm nhìn và mục tiêu sau 

  • Một là xu thế toàn cầu hoá kinh tế thế giới và nhất thể hoá kinh tế khu vực: Sau chiến tranh thế giới thứ 2 các nước Tây Âu bước vào giai đoạn khôi phục kinh tế và tiếp đó đã có những bước nhảy vọt trong phát triển kinh tế. Các quốc gia này đều có nhu cầu đẩy mạnh sự hợp tác và liên kết kinh tế để đạt được sự tiến bộ trong nền kinh tế của chính nước họ.

Cộng đồng kinh tế châu Âu ra đời nhằm mục đích hoà nhập kinh tế các nước thành viên và tiến tới một thị trường thống nhất trong toàn khu vực. Trong đó đề ra mục tiêu quan trọng nhất là thành lập Liên minh tiền tệ châu Âu nhằm xoá bỏ hàng rào cuối cùng ngăn cản quá trình nhất thể hoá kinh tế ở Châu Âu, từ đó tạo ra một Châu Âu hoàn toàn mạnh mẽ tiến bước vào thế kỷ 21. Sự ra đời của đồng Euro là một tất yếu phục vụ cho mục tiêu trên.

  • Hai là thể hiện quyết tâm cao độ của họ nhằm tạo ra một cực châu Âu vững mạnh hơn về kinh tế và chính trị bước vào thế kỷ 21. Đồng Euro tạo ra  sự lưu hành dễ dàng trong một châu Âu thống nhất và có giá trị ổn định. Và trước khi xảy ra các sự kiện như nợ công Hy Lạp, Brexit thì đồng euro vẫn được coi là một thành công mỹ mãn của châu Âu

Sự ra đời của Liên minh tiền tệ châu Âu có tác động sâu sắc về kinh tế không chỉ với các nước thành viên mà với cả châu Âu và các nước có quan hệ buôn bán với khối này.

Đồng Euro

Đồng Euro

3. Tác động của Eurozone với kinh tế các nước trong khối và thế giới

3.1 Đối với các nước trong khối Eurozone

Việc 11 nước ban đầu tham gia Eurozone với 290 triệu dân sẽ hình thành một thị trường rộng lớn trên thế giới và nền kinh tế gần tương đương với Mỹ có trình độ phát triển kinh tế cao. Như vậy các nước EU sẽ trở thành một khối kinh tế vững mạnh hơn, liên kết chặt chẽ hơn, và do đó địa vị của EU sẽ được nâng cao, nhất là trong quan hệ kinh tế với Mỹ. Các nước trong khối Eurozone được thúc đẩy, tạo điều kiện cả về mặt kinh tế và chính trị.

Đồng Euro ra đời sẽ góp phần hoàn thiện thị trường chung châu Âu, góp phần gỡ bỏ những hàng rào thuế quan tác động tích cực đến hoạt động kinh tế, tài chính, đầu tư, tiết kiệm chi phí hành chính. Theo bản báo cáo năm 1988 và Uỷ ban châu Âu thì việc thực hiện liên minh tiền tệ có thể đem lại lợi ích cho các nước EU  và giúp làm tăng thêm 1% GDP của các nước thành viên.

Sự ra đời của đồng Euro sẽ giúp cho các nước thành viên tránh được sức ép của việc phá giá đột ngột các đồng tiền quốc gia (sau này sẽ không còn tồn tại) cũng như việc các nhà đầu cơ tiền tệ tranh thủ sự không ổn định của đồng tiền để đầu cơ làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của toàn khối.

Xem thêmECB là gì và có tác động như thế nào đến thị trường Forex

3.2 Đối với thế giới :

Trở thành đối trọng đối với đồng USD

Hệ thống tiền tệ quốc tế với đồng USD giữ vai trò khống chế trong suốt nửa thế kỷ qua sẽ bị thay thế bởi hệ thống tiền tệ với hai đồng tiền quan trọng nhất là đồng USD và đồng Euro chi phối. Với một nền kinh tế phát triển của 11 nước châu Âu có 290 triệu dân, tổng sản phẩm quốc dân chiếm tới 19,6% của thế giới và 18,6% thương mại toàn cầu thì đồng Euro sẽ trở thành một đồng tiền ngoại tệ lớn và là đối thủ đáng gờm đối với đồng USD

Sự thách thức của đồng Euro đối với đồng USD thể hiện trên các lĩnh vực dự trữ ngoại tệ, trao đổi ngoại thương và giá trị cổ phiếu trên các thị trường chứng khoán.

Về dự trữ ngoại tệ: Khi Euro ra đời ngoại thương của các nước tham gia sẽ trở thành nội thương. Nợ giữa các nước thành viên sẽ trở thành nợ bên trong. Vì vậy nhu cầu về dự trữ ngoại tệ của Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ giảm mạnh. Do đó nhiều khả năng Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ bán đi một số lượng lớn USD.

Mặt khác khi đồng Euro trở thành đồng tiền chung của một khối kinh tế mạnh thì nhiều nước trên thế giới (nhất là Nhật do hầu hết dự trữ ngoại tệ là USD) sẽ giảm bớt một phần dự trữ bằng đồng USD để mua thêm đồng Euro (mức độ ít nhiều còn tuỳ thuộc vào khả năng ổn định của đồng Euro). 

Về ngoại thương: trao đổi trong nội bộ khối trước đây (chiếm khoảng 60% xuất khẩu) dùng nhiều USD (ngay cả những nước như Pháp và Hà Lan vốn rất gắn chặt với đồng mác Đức cũng có xu hướng thanh toán với nhau bằng USD hơn là bằng mác Đức) nay chuyển sang thanh toán bằng đồng Euro sẽ làm cho kim ngạch thanh toán bằng đồng đô la Mỹ bị giảm sút đáng kể.

4. Quyền lợi của các nước trong khối liên minh Châu Âu

Quyền chính trị 

  • Truy cập vào các tài liệu của chính phủ châu Âu: quyền đọc tài liệu từ Nghị viện châu Âu, Hội đồng châu Âu, Ủy ban châu Âu 
  • Kiến nghị và giám sát viên của Nghị viện: có quyền đối với Nghị viện châu Âu, có quyền yêu cầu giám sát của châu Âu tập trung vào một số tổ chức quản lý kém 
  • Quyền ngôn ngữ: Có quyền nộp đơn vào Nghị viện châu Âu bằng bất kỳ ngôn ngữ nào của Liên minh và nhận phản hồi bằng cùng một ngôn ngữ. 
  • Quyền tự do đi lại và cư trú: quyền tự do đi lại và cư trú trong EU và quyền làm việc trong bất kỳ tổ chức nào (bao gồm cả công chức quốc gia) 
  • Phân biệt đối xử với quốc tịch: quyền được phân biệt đối xử trên cơ sở quốc tịch trong phạm vi thỏa thuận

Quyền ở nước ngoài

  • Bảo vệ lãnh sự: nếu không có lãnh sự quán quốc gia tại một quốc gia không phải là thành viên EU thì có quyền được bảo vệ bởi các thành viên lãnh sự của bất kỳ quốc gia thành viên EU nào. Giả sử công dân Pháp có thể được lãnh sự quán Đức bảo vệ ở nước khác ngoài phạm vi Châu Âu

5. Đồng Euro – biểu tượng của hòa bình và phát triển

5.1 Đồng Euro là Nền tảng bảo đảm hòa bình:

Hiệp ước Maastricht thành lập 1/1/1993 là nền tảng kiến tạo Liên Hiệp Châu Âu sau này dựa trên ba trụ cột chính : Cộng đồng Châu Âu, Chính sách Đối ngoại và An ninh chung và Hợp tác cảnh sát và Tư pháp trên phương diện hình sự. Ý tưởng về một nền hòa bình tuyệt đối là nền tảng cơ bản : Ý tưởng cùng nhau làm việc và ngăn chặn thứ chủ nghĩa dân tộc từng dẫn đến biết bao cuộc chiến tại châu Âu.

5.2  Euro-chiếc cầu nối biểu tượng cho sự ổn định

Điều quan trọng nhất đối với châu Âu trên bình diện kinh tế là cung cấp cho thị trường một đồng tiền duy nhất nhằm chấm dứt các biến động tỷ giá hối đoái giữa các nước thành viên và trên bình diện chính trị là giảm bớt bạo động, bài trừ chủ nghĩa dân tộc, phân biệt chủng tộc( vì trên thực tế số lượng dân nhập cư của Châu Âu rất nhiều). 

Đây không chỉ là một bước tiến lớn trong lòng tin về một liên minh đoàn kết mà còn là bước đầu thách thức vai trò nền kinh tế hàng đầu của Mỹ và sự lấn át của đồng USD.

Đồng Euro

Biểu tượng sự hòa bình

Xem thêm: Sự hồi phục của nền kinh tế khu vực đồng Euro

#Thực_chiến_NGHỀ_Trading

6. EUR đã mất đi vị thế của mình trên thị trường tiền tệ?

Mặc dù là đồng tiền có mức độ thanh khoản cao thứ hai trong rổ tiền tệ nhưng sau những sự kiện Hy Lạp sụp đổ, Brexit và gần đây là sự thiếu kiên quyết trong việc phòng và chống dịch, quan trọng nhất là BOE vẫn duy trì lãi suất âm, tất cả những điều đó đã làm cho đồng Euro mất đi giá trị của mình

Anh em hãy nhìn chart EUR/USD dưới đây chúng ta có thể thấy giá cặp EUR/USD này vẫn đang nằm trong một trend giảm dài hạn cho thấy giá trị đồng Euro vẫn đang yếu. Kể từ sự kiện Hy Lạp sụp đổ năm 2015 cho đến thời điểm hiện tại tỷ giá đồng EUR/USD vẫn loanh quanh mức 1.0500 – 1.102x.

Đây là một dấu hiệu không tốt cho đội Buy các cặp tiền có EUR  trong dài hạn. Tuy nhiên trong các chiến lược ngắn hạn thì anh em vẫn có thể canh buy nếu đủ điều kiện cho phép. Mặc khác các chiến lược ưu tiên sell của những cặp tiền có EUR đứng trước vẫn đang được ưu tiên cho các Swingtrader và các quỹ lớn. Nếu anh em là một nhà giao dịch dài hạn từ khung Week trở lên thì hãy nhớ đặc điểm này của EUR để có chiến lược phù hợp nhé.

Đồng EURO

Biểu đô cặp EUR/USD

7. Kết luận

Hy vọng qua bài viết trên đây đã giúp anh em có cái nhìn sâu sắc hơn về lịch sử cũng như sứ mệnh của đồng Euro. Có thể thấy để đi đến được vị thế như ngày hôm nay thì sự cố gắng nỗ lực của các cấp lãnh đạo và người dân trong khối châu Âu là không hề nhỏ. Giữ vững cho một nền kinh tế chung ổn định sẽ còn là sứ mệnh tiếp nối và lâu dài của khu vực Eurozone. Liệu khối liên minh này sẽ còn đứng vững và phát triển để gìn giữ vị thế mình đã xây dựng trong 20 năm qua?

VnRebates – Nơi Trading là NGHỀ

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.