ic-markets
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
dupoin
Mở TK và hoàn phí 5 $/lot
san-trive
Mở TK và hoàn phí 9$/lot
tmgm
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
san-acy
Mở TK và hoàn phí 0.05$/lot
ic-markets
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
VNREBATES

Dòng chảy tiền tệ là gì? Tổng hợp kiến thức về dòng chảy tiền tệ

11.03.2020, 08:28 7 phút đọc

Khi tiền tệ bị mất giá, nó có thể dẫn đến lạm phát đáng kể cho các quốc gia chuyên nhập khẩu. Chẳng hạn như sự sụt giảm đột ngột 20% giá trị đồng nội tệ có thể làm các sản phẩm nhập khẩu tăng giá giá cao hơn 25%.

Xem thêm: 

#Thực_chiến_NGHỀ_Trading

Dòng chảy tiền tệ là gì?

Dòng chảy tiền tệ là gì? Dòng chảy tiền tệ là sự chuyển động của dòng tiền vào hoặc ra khỏi một dự án, doanh nghiệp, hoặc sản phẩm tài chính.

Vốn nước ngoài có xu hướng chảy vào các quốc gia có nền kinh tế năng động, chính trị ổn định và giá trị tiền tệ ít biến động. Như bạn biết, mỗi quốc gia cần phải có một loại tiền tệ tương đối ổn định để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Ngược lại, sự mất giá tiền tệ có thể ngăn cản các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào đất nước đó.

Dòng vốn có thể được phân thành hai loại chính Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và Đầu tư gián nước ngoài (FII). Trong đó FDI là hình thức các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào các công ty hiện có hoặc xây dựng các cơ sở mới ở nước ngoài còn FII là hình thức đầu tư danh mục chứng khoán nước ngoài. FDI chính là một nguồn tài trợ quan trọng cho các nền kinh tế đang phát triển như Trung Quốc và Ấn Độ.

Chính phủ các nước thường thích FDI hơn là FII bởi vì FII chỉ giống như một loại “tiền nóng”, có thể đến và đi khỏi đất nước họ khi gặp khó khăn. Hiện tượng này được gọi là “bay vốn”, “có thể được gây ra bởi những sự kiện tiêu cực bao gồm cả sự mất giá của tiền tệ dù là trên kỳ vọng hay trên thực tế.

Dòng chảy tiền tệ là gì?

Dòng chảy tiền tệ là gì? (Nguồn: VnRebates)

Những yếu tố nào liên quan đến giá trị tiền tệ?

Lạm phát

Khi tiền tệ bị mất giá, nó có thể dẫn đến lạm phát đáng kể cho các quốc gia chuyên nhập khẩu. Chẳng hạn như sự sụt giảm đột ngột 20% giá trị đồng nội tệ có thể làm các sản phẩm nhập khẩu tăng giá giá cao hơn 25%.

Lãi suất

Như đã đề cập trước đó, mức tỷ giá hối đoái là yếu tố cân nhắc quan trọng đối với hầu hết các ngân hàng trung ương khi thiết lập chính sách tiền tệ. Ví dụ, trong một bài phát biểu vào tháng 9/2012, cựu Thống đốc Ngân hàng Canada Mark Carney cho biết ngân hàng sẽ tính tới tỷ giá hối đoái của đồng đô la Canada trong việc thiết lập chính sách tiền tệ.

Ông Carney nói rằng việc đồng đô la Canada mạnh lên trong thời gian dài là một trong những lý do tại sao chính sách tiền tệ của Canada đã được điều chỉnh đặc biệt liên tục.

Đồng nội tệ mạnh sẽ tạo ra lực cản cho nền kinh tế, tương tự như việc thắt chặt chính sách tiền tệ (nghĩa là tăng lãi suất).

Ngoài ra, việc thắt chặt chính sách tiền tệ tại thời điểm đồng nội tệ đã quá mạnh có thể làm trầm trọng thêm vấn đề, bằng cách thu hút thêm “tiền nóng” từ các nhà đầu tư nước ngoài, những người đang tìm kiếm các khoản đầu tư có lãi suất cao (điều đó sẽ tiếp tục đẩy giá trị đồng nội tệ lên cao).

Xem thêm: 

Lãi suất tác động đến giá trị tiền tệ

Lãi suất tác động đến giá trị tiền tệ (Nguồn: VnRebates)

Ví dụ về tác động toàn cầu của tiền tệ

Thị trường Forex toàn cầu cho đến nay là thị trường tài chính lớn nhất với khối lượng giao dịch hàng ngày trên 5 nghìn tỷ USD, vượt xa thị trường chứng khoán, trái phiếu và hàng hóa. Mặc dù khối lượng giao dịch khổng lồ như vậy nhưng tin tức về tiền tệ thường đứng ngoài trang nhất của các tờ báo. Tuy nhiên, có những lúc giá tiền tệ di chuyển rất bất ngờ. Dưới đây là một vài ví dụ:

Cuộc khủng hoảng châu Á 1997-1998

Một ví dụ điển hình về sự tàn phá có thể gây ảnh hưởng đến nền kinh tế do các động thái tiền tệ bất lợi,đó là cuộc khủng hoảng châu Á bắt đầu với sự mất giá của đồng baht Thái Lan vào tháng 7 năm 1997.

Sự mất giá xảy ra sau khi đồng baht bị đầu cơ mạnh mẽ, buộc ngân hàng trung ương Thái Lan phải từ bỏ tỷ giá cố định để chuyển sang chính sách thả nổi tiền tệ.

Điều này đã gây ra sự sụp đổ tài chính, lan rộng đến các nền kinh tế láng giềng như Indonesia, Malaysia, Hàn Quốc và Hồng Kông. Hệ lụy dẫn đến sự sụt giảm nghiêm trọng ở các nền kinh tế và thị trường chứng khoán cũng như các vụ phá sản tăng vọt.

Cuộc khủng hoảng giá trị tiền tệ năm 1997

Cuộc khủng hoảng giá trị tiền tệ năm 1997

Trung Quốc định giá thấp đồng Nhân Dân Tệ

Trung Quốc đã giữ đồng nhân dân tệ ổn định trong một thập kỷ từ 1994 đến 2004. Điều này cho phép công ty xuất khẩu của họ được hưởng lợi to lớn. Chính sách này của Trung Quốc đã thúc đẩy một loạt các khiếu nại từ Mỹ và các quốc gia khác (Trung Quốc đã phá giá đồng tiền một cách giả tạo để thúc đẩy xuất khẩu). Kể từ đó, Trung Quốc phải cho phép đồng nhân dân tệ tăng giá nhẹ, từ hơn 8 tệ/USD vào 2005 sang 6 tệ/USD sáu vào năm 2018.

Đồng Yên Nhật từ năm 2008 đến giữa năm 2013

Đồng Yên Nhật Bản là một trong những loại tiền tệ biến động nhất trong 5 năm từ 2008 đến 2013. Khi tín dụng toàn cầu tăng mạnh từ tháng 8/2008, đồng Yên đã từng là đồng tiền được ưa chuộng để thực hiện giao dịch vì chính sách lãi suất gần bằng 0 của Nhật Bản.

Gibbegan đánh giá cao khi các nhà đầu tư hoảng loạn đã mua loại tiền này để trả các khoản vay bằng đồng yên. Do đó, đồng Yên tăng giá hơn 25% so với đồng đô la Mỹ trong năm tháng tính đến tháng 1/2009. Trong năm 2013, các kế hoạch kích thích tài khóa và tài chính của Thủ tướng Abe hay còn gọi là Abenomics đã khiến đồng Yên bị giảm xuống 16% trong 5 tháng đầu năm.

Nỗi sợ Đồng Euro (2010-12)

Vào thời gian này, mức nợ công của Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Ý là rất lớn và có khả năng những quốc gia này sẽ bị buộc rời khỏi Liên minh châu Âu. Nỗi lo sợ này khiến đồng euro lao dốc 20% trong bảy tháng từ mức 1,51 vào tháng 12/2009 xuống còn khoảng 1,19 vào tháng 6/2010.  Một lần nữa sự hồi sinh của nỗi sợ ly khai EU dẫn đến sự sụt giảm 19% của đồng euro từ tháng 5/2011 đến tháng 7/2012. (primetimetallahassee.com)

Kết luận

Dòng chảy tiền tệ có thể tác động trên phạm vi rộng không chỉ đối với nền kinh tế trong nước mà còn đối với toàn cầu. Các nhà đầu tư có thể sử dụng các động thái như vậy để tạo lợi nhuận bằng cách đầu tư ra nước ngoài hoặc vào các công ty đa quốc gia của Mỹ khi đồng bạc xanh yếu. Nhưng hãy nhớ rằng vấn đề quản lý rủi ro nên được đặt lên hàng đầu.

VnRebates – Nơi Trading là NGHỀ

Theo Investopedia

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.