Xem thêm:
- Tổng hợp 16 mô hình nến cơ bản, nến Nhật, nến trong chứng khoán, Forex
- Các mẫu nến cơ bản mà mọi trader phải biết!
- Biểu đồ nến Nhật là gì? Tại sao mô hình nến Nhật được trader yêu thích như vậy?
#Kiến thức phục vụ NGHỀ Trading
Mô hình nến Sao Hôm (Evening Star) là gì?
Mô hình nến Sao Hôm (Evening Star) là một mô hình nến Nhật báo hiệu khả năng xu hướng sẽ đảo chiều giảm, thường xảy ra ở cuối của một xu hướng tăng. Đây là một mô hình nến giảm giá bao gồm ba nến: một nến trắng lớn, một nến thân nhỏ và một nến đỏ. Mô hình nến Sao Hôm được liên kết với đỉnh của xu hướng tăng giá, báo hiệu rằng xu hướng tăng sắp kết thúc.
Xem thêm:
- Bóng nến là gì? Các cách ứng dụng bóng nến trong giao dịch
- Top những mô hình nến đảo chiều quan trọng nhất mà trader phải nhớ
- Mô hình tam giác là gì? Đặc điểm và cách giao dịch hiệu quả
Đặc điểm của mô hình nến Sao Hôm
Cấu tạo của nến sao hôm bao gồm:
- Cây nến thứ nhất: Nến tăng giá mạnh (nến xanh) với phần thân rất dài. Phần thân nến càng dài thì mô hình sao hôm càng hiệu quả.
- Cây nến thứ hai: Nến giảm nhỏ với cả thân nến và bóng nến đều rất ngắn, đôi khi phần thân nến dường như không có. Do đó, cây nến thứ 2 thường có dạng nến Doji hoặc nến Spinning top (nến con quay), được ví như 1 ngôi sao ở giữa mô hình.
- Cây nến thứ ba: Cây nến giảm lớn với phần thân rất dài. Giá mở cửa của nến thứ 3 thường phải nằm dưới 50% phần thân của cây nến thứ 1 như trong hình và thấp hơn hoàn toàn phần thân nến của nến thứ 2.
Ý nghĩa của mô hình nến Evening Star
Bên cạnh việc ứng dụng mô hình nến Evening Star vào giao dịch, các nhà đầu tư cũng cần phải hiểu được ý nghĩa sâu xa ẩn chứa trong mô hình này.
- Cây nến thứ hai cho thấy có một lực mua tiếp tục của nến thứ nhất nhưng phe bán đang kìm hãm đà tăng giá của bên mua, dần đưa thị trường về thế cân bằng giữa lượng mua và lượng bán.
- Khi nến thứ hai chạm vào một mức giá quan trọng nào đó như vùng kháng cự, điều này đã khiến cho lệnh của nhiều trader được thực thi (Stop Loss,Sell Limit) khiến cho giá bị kìm hãm.
- Khi thấy giá mất đà tăng và chạm vùng giá quan trọng, nhiều nhà đầu tư bên bán đã tham gia vào và khiến cho giá đi xuống mạnh. Từ đó, chúng ta thấy sự xuất hiện của nến thứ 3 với thân giảm lớn.
- Khi theo dõi mẫu hình nến Evening star, nhà đầu tư chỉ cần chú tâm vào phần thân và đuôi nến của từng cây nến là được. Cây nến nào có chiều dài càng lớn thì lực đảo chiều càng mạnh và ngược lại.
Cách xác định mô hình nến Sao Hôm
Khi trader nhìn thấy sự hiện diện của hai nến đầu tiên, nến thứ hai có dấu hiệu bị kìm hãm thì đó có thể là dấu hiệu của mô hình nến Sao Hôm. Hãy đợi nến thứ 3 kết thúc với phần thân lớn để xác nhận mô hình nến Sao Hôm.
Các mô hình nến Sao Hôm (Evening Star) phổ biến
Mô hình nến Sao Hôm Lùn (Low Evening Star)
Mô hình nến này sẽ có giá mở cửa/ đóng cửa của cây nến thứ 2 ngang bằng với giá đóng cửa của nến thứ 1 và cũng không thấp hơn mức giá này.
Mô hình nến Sao Hôm Mạnh (Heavy Evening Star)
Mô hình nến này sẽ có có giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa của cây nến thứ 1.
Nến Sao Hôm Xa (Far Evening Star)
Mô hình nến này có cây nến thứ 2 giống dạng nến Doji, tức là phần thân nến dường như không có, chỉ là 1 đoạn nằm ngang mỏng do nến có mức giá mở cửa bằng với giá đóng cửa.
Mô hình nến Sao Hôm Cao (High Evening Star)
Mô hình nến này có giá mở cửa cao hơn giá đóng cửa của cây nến 1 và tạo 1 khoảng trống gap với nến 1, 3.
Mô hình nến Bắn Sao (Shooting Evening Star)
Mô hình nến này có nến thứ 2 có bóng nến dưới rất dài, trông giống một ngôi sao đang vút lên
Mô hình nến Sao Hôm Rơi (Dropping Evening Star)
Mô hình nến này có cây nến giữa của mô hình nến Dropping Evening star có phần bóng nến trên tương đối dài, giống như 1 ngôi sao đang rơi.
Một số biến thể sao hôm phổ biến khác
- Trường hợp 1: Như hình vẽ, phần thân của cây nến thứ 1 không dài như dạng mô hình Sao hôm chuẩn, nhưng cả phần thân và đuôi nến vẫn tạo thành 1 cây nến rất dài. Đây là đặc điểm khiến cây nến đầu tiên trông như đang được bắn lên.
- Trường hợp 2: Tương tự với trường hợp 1, cây nến thứ 3 của mô hình cũng có phần thân không quá dài nhưng xét tổng thể, nó vẫn là cây nến dài. Giá đóng cửa của cây nến 3 vẫn đảm bảo thấp hơn ½ phần thân của nến thứ 1.
Cách giao dịch với mô hình nến sao hôm
-
Xác định xu hướng
Trước khi giao dịch, nhà đầu tư luôn cần phải xác định xu hướng của thị trường, tránh giao dịch ngược xu hướng vì chiến thuật giao dịch ngược xu hướng mang nhiều rủi ro.
Các trader có thể sử dụng mắt thường để xác định xu hướng hoặc các công cụ như Trend line, Moving Average,…
-
Thiết lập điểm vào lệnh
Ngay khi mô hình Evening Star đã hoàn thành với nến thứ 3 đóng, các trader có thể setup như sau:
- Điểm vào lệnh: Ngay khi nến thứ 3 vừa kết thúc.
- Stop Loss: Giá cao nhất của 3 nến vừa rồi thêm với điểm ATR.
- Take Profit: Sử dụng tối thiểu Risk:Reward 1:2
Một số lưu ý khi sử dụng nến sao hôm Evening Star
- Chỉ nên giao dịch khi mô hình đã được xác nhận
- Evening Star Pattern hiệu quả nhất là khi chiều dài của nến 3 xấp xỉ bằng chiều dài nến đầu tiên.
- Khi nến 3 bao trùm hoàn toàn nến 2, các trader nên đặt lệnh bán vì đây là tín hiệu giá giảm mạnh.
Kết luận
Mô hình sao hôm Evening Star là một công cụ dự báo tín hiệu đảo chiều hiệu quả, thường xuyên xuất hiện trong đồ thị nến Nhật. Nếu biết sử dụng đúng cách và backtest, kết quả đem lại sẽ rất đáng. Chúc các bạn giao dịch thành công.
VnRebates – Nơi Trading là NGHỀ