ic-markets
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
dupoin
Mở TK và hoàn phí 5 $/lot
san-trive
Mở TK và hoàn phí 9$/lot
tmgm
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
san-fxgt-dich-vu-forex-rebates
Mở TK và hoàn phí 1 $/lot
san-acy
Mở TK và hoàn phí 0.05$/lot
VNREBATES

Điều gì sẽ xảy ra nếu Eurozone sụp đổ?

01.04.2022, 08:21 16 phút đọc

Việc một nền kinh tế lớn như châu Âu bị sụp đổ thì điều gì sẽ xảy ra? Liệu khủng hoảng có lan rộng trên toàn cầu không? Cùng VnRebates tìm hiểu các hậu quả có thể xảy ra nhé

Liệu Eurozone sụp đổ không? Đó là câu hỏi trong tâm trí nhiều người dân châu Âu kể từ khi Vương quốc Anh quyết định rời Liên minh châu Âu vào tháng 6 năm 2016, và câu hỏi tiếp theo là “Quốc gia thành viên nào khác có thể rời EU trong những năm tới?” Điều gì sẽ xảy ra nếu như điều đó thành sự thật?  Cùng xem qua bài viết dưới đây để tham khảo các kịch bản có thể xảy ra trong tương lai nhé.

#Kiến_thức_phục_vụ_NGHỀ_Trading

1.Kịch bản nếu các nước thành viên đều đồng ý giải tán liên minh châu Âu

Để kịch bản này xảy ra thì điều đầu tiên là tất cả các nước thành viên Euro phải đồng ý thay đổi các Hiệp ước và giải thể liên minh EU. Điều này sẽ không bao giờ xảy ra vì sẽ luôn có các quốc gia phản đối đường lối hành động này (ví dụ như Luxembourg). Kịch bản thứ hai là Euro bị xóa sổ bởi các cuộc rời khỏi liên tiếp nhưng riêng lẻ của các quốc gia thành viên nơi mà mỗi quốc gia có thể quyết định trên cơ sở chủ quyền trong chính trường nội địa của mình.

Không thể loại bỏ tùy chọn thứ hai này. Việc Vương quốc Anh “rời EU thành công” đã chứng tỏ rằng việc rời khỏi liên minh Châu Âu vẫn không phải vấn đề gì quá to tát.

Qua khảo sát trưng cầu ý dân của các quốc gia đứng đầu trong Eurozone thì họ cho biết rất khó có khả năng rời EU. Đặc biệt là Đức với quy mô và vị trí trung tâm địa lý có thể được xem như là nền tảng của hội nhập châu Âu. Miễn là Đức vẫn còn ở trong EU có vẻ như các nước thành viên khác sẽ vẫn còn bấu víu người anh cả này. Họ sẽ được đảm bảo lợi ích quốc gia của họ khi vẫn còn ở trong liên minh Châu Âu. 

Pháp phần nào dễ bị kịch bản rút lui hơn nhưng người Pháp cũng có bản sắc châu Âu khá rõ rệt và sẽ gặp khó khăn lớn trong việc từ bỏ đồng euro.

Với việc tất cả Pháp và Đức đều yên tâm ở lại EU thì rất khó để các nước thành viên khác muốn rời đi.

Eurozone sụp đổ

Eurozone sụp đổ các nước yếu sẽ ảnh hưởng trước

Xem thêm: Liên minh tiền tệ châu Âu quan trọng thế nào?

2. Nếu Eurozone sụp đổ thì việc phá vỡ đơn vị tiền tệ chung gồm 28 quốc gia của châu Âu là có thể xảy ra.

Chính phủ của các nước thành viên yếu trong khối Euro như Ý và Hy Lạp sẽ ngày càng tốn kém khi vay số tiền họ cần để trả chi phí hoạt động và các khoản nợ của họ.
Và tại sao sự cố vẫn chưa xảy ra? Bởi vì ngay cả khi chi phí đi vay của các chính phủ này tăng lên mức được coi là không bền vững thì EU và các tổ chức tài chính quốc tế cho biết họ vẫn cam kết duy trì khu vực đồng euro cùng nhau.

Có một vấn đề là không ai chắc chắn liệu các quốc gia giàu có ở châu Âu như Đức, Pháp trong quá khứ đã chi tiền để cứu trợ các nền kinh tế tương đối nhỏ như Bồ Đào Nha, Ireland và Hy Lạp. Nhưng trong tương lai liệu họ có đủ khả năng cứu trợ một nền kinh tế lớn hơn nhiều như Ý hay không. Đây là điều trăn trở nhất khi nói về tương lai của Eurozone

Nhiều chuyên gia tin rằng nếu khu vực đồng euro tan rã thì đó là do các thành viên giàu hơn rời bỏ nó thay vì tiếp tục cố gắng cứu trợ những nước nghèo hơn. Trên thực tế đã có một số dấu hiệu cho thấy các nước giàu hơn – được coi là “lõi” hoặc các nước phía bắc của khu vực châu Âu, đang xem xét lựa chọn này. Điều này thể hiện qua việc chính phủ Pháp và Đức đã bị khá nhiều phản đối từ người dân khi cố gắng bơm tiền cứu Hy Lạp

Nhưng nếu khu vực đồng tiền chung châu Âu tan rã không quốc gia thành viên nào có thể hy vọng thoát khỏi tình trạng hỗn loạn kinh tế lớn có thể xảy ra.

Các quốc gia bị thiệt hại đầu tiên và quan trọng nhất sẽ là các quốc gia yếu kém của khu vực đồng Euro – chính những quốc gia mà các chính phủ vay quá nhiều đã gây ra cuộc khủng hoảng đồng euro kéo dài hai năm nay.

Ngân hàng thương mại nổi tiếng UBS gần đây đã ước tính rằng chi phí rời khỏi khu vực đồng euro đối với một quốc gia yếu kém sẽ tương đương 9.500 đến 11.500 euro (12.800 – 15.500 USD) / người trong năm đầu tiên. Con số này tương đương với khoảng 40 đến 50% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của đất nước.

Sự kết thúc của Châu Âu là một viễn cảnh không mang lại niềm vui cho bất kỳ ai. Và nó cũng là một trong những thứ có thể thay đổi bộ mặt của châu Âu mãi mãi.

Kể từ khi Thế chiến thứ hai kết thúc, người châu Âu đã quen với lý tưởng về một châu Âu ngày càng thống nhất. Trước đây Châu Âu là một nơi mà các quốc gia thường xuyên xảy ra chiến tranh. Kể từ khi Eurozone được thành lập và các nước đã bị ràng buộc bởi các mối quan hệ kinh tế với nhau đã khiến cho các cuộc chiến tranh hoàn toàn biến mất. Nếu liên minh Châu Âu sụp đổ chiến tranh có thể lại được xảy ra và châu Âu hoàn toàn không muốn điều này.

Do đó không có gì ngạc nhiên khi Eurozone vẫn cam kết đưa khu vực đồng euro vượt qua cuộc khủng hoảng một cách nguyên vẹn. Không có gì ngạc nhiên khi số tiền được các chính phủ bơm ra ngoài vẫn liên tục tăng lên.

Euro sụp đổ

Kịch bản nào cho Euro

Xem thêm: Brexit là gì? Thỏa thuận Brexit đã tác động thế nào tới đồng bảng Anh?

3. Đối với nội tại liên minh Châu Âu

Việc Eurozone sụp đổ sẽ đòi hỏi hai thay đổi lớn. Đầu tiên là việc chính thức áp dụng một loại tiền mới trong ranh giới của một quốc gia. Điều này có nghĩa là điều chỉnh mức lương, giá cả hiện tại và các giá trị khác theo tiền mới trên cơ sở tương xứng. Thứ hai là  giá trị quốc tế của tiền tệ sẽ cần được định giá trên thị trường ngoại hối (forex) . Điều này dựa trên nhiều yếu tố bao gồm năng lực sản xuất của mỗi chính phủ quốc gia và rủi ro tương đối của đồng tiền mất giá.

Nếu đồng Euro sụp đổ, mỗi quốc gia thành viên sẽ nhận được một loại tiền tệ mới với một số phát triển mạnh và một số khác mất giá nhanh chóng kéo theo sự cạnh tranh tương đối của các quốc gia EU và tạo ra sự không chắc chắn rất lớn.

Việc cắt giảm chi tiêu trên toàn EU khi các quốc gia khác buộc phải cứu trợ ngân hàng của họ, có nghĩa là xuất khẩu gần như chắc chắn sẽ giảm và làm chậm tăng trưởng kinh tế của các nước trong khối Eurozne nhiều hơn nữa.

Trước những lí do trên thì kịch bản các nước trong khối liên minh châu Âu sẽ bỏ rơi nhau là rất khó xảy ra vì các nền chính trị ở châu Âu đan xen gắn bó mật thiết với nhau.

Có khả năng là nhiều quốc gia mắc nợ với nhiều chủ nợ nước ngoài chẳng hạn như Hy Lạp sẽ cố gắng thắt lưng buộc bụng để giảm gánh nặng trả nợ thực sự của họ. Các nhà kinh tế đôi khi gọi đây là “sự mất giá nội bộ tức thời”. Mặt trái của chính sách như vậy là nó tạo ra sự tàn phá trong nền kinh tế đang mất giá của đất nước vì tài khoản ngân hàng, lương hưu, tiền lương và giá trị tài sản bị ảnh hưởng.

Các nền chính trị ở châu Âu đan xen gắn bó mật thiết với nhau, cho nên khó có chuyện việc Hy Lạp ra khỏi Eurozone lại không gây ảnh hưởng tới ít nhất là một trong các nước quan trọng trong khối. Bước đi của Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras đang được các đảng theo khuynh hướng thắt lưng buộc bụng khác theo dõi chặt chẽ.

Việc giành thắng lợi trong kỳ bầu cử địa phương hồi tháng Năm rồi tới sự thành công của ông Tsipras sẽ là liều thuốc kích thích để đảng này tiến tới trong kỳ tổng tuyển cử sẽ diễn ra vào cuối năm nay.

Một nhân tố nữa là Hy Lạp cùng với Italy đã phải gánh chịu làm sóng dân di cư từ Trung Đông và Bắc Phi sang.
Việc Hy Lạp ra khỏi khối Eurozone sẽ làm cho việc hợp tác xử lý vấn đề càng trở nên khó hơn. Bộ trưởng Quốc phòng Hy Lạp Panos Kammenos đã nhắc tới điều này với việc đe dọa sẽ cho châu Âu “ngập lụt” người nhập cư nếu Hy Lạp bị đẩy vào thế vỡ nợ.

Euro sụp đổ

Tương lai của đồng tiền chung sẽ đi về đâu

4. Kinh tế toàn cầu sẽ không yên ổn

Hy Lạp chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong nền kinh tế thế giới. Thế nhưng tại sao các nước trng khối Eurozone vẫn phải cố hết sức bơm tiền để cứu Hy Lạp?

Theo tính toán của Eric Dor, việc Hi Lạp tuyên bố không trả được nợ và rời khối Euro sẽ khiến mỗi người dân Đức mất 699 euro, tương đương 56,5 tỉ euro cho cả nền kinh tế, còn với Pháp là 644 euro, tức 42,4 tỉ euro.Các nước EU khác như Ý sẽ tổn thất 37,3 tỉ euro, Tây Ban Nha 24,8 tỉ euro, Hà Lan 11,9 tỉ euro, Bỉ 7,2 tỉ euro, Áo 5,8 tỉ euro, Bồ Đào Nha 1,1 tỉ euro và Ireland 300 triệu euro.

Nhưng những con số chóng mặt đó vẫn chưa phải là nỗi lo lớn nhất. “Nỗi lo lớn nhất là một cuộc chen lấn giẫm đạp tài chính” trước mối đe dọa các nền kinh tế mắc nợ và khủng hoảng bị loại khỏi đồng euro.  Nếu các nhà đầu tư không còn thấy an tâm về việc bỏ tiền cho một quốc gia thuộc khối đồng euro thì lãi suất sẽ tăng, chi phí sản xuất sẽ tăng và kinh tế đã chậm chạp lại càng đình đốn.

Về chính trị nếu vỡ nợ đồng thời Hy Lạp phải rời khỏi liên minh Châu Âu. Lúc này các quốc gia khác như Trung Quốc sẽ muốn trở thành chủ nợ mới của Hy Lạp đồng thời sẽ áp đặt một số chính sách về quân sự lên quốc gia này.

Mặc khác  Hy Lạp nằm trong khu vực đông nam Châu Âu hết sức bất ổn với vùng Balkan nơi chiến tranh còn xảy ra cách đây ít năm. Một khu vực tiếp nhận rất nhiều người tỵ nạn từ Syria từ Liban… Một vùng theo đạo Chính thống giáo có thể chuyển sang liên minh với nước Nga trong bối cảnh hiện nay.

Vị trí tiền tiêu của khối NATO: hải quân Hy Lạp kiểm soát 15.000 cây số đường bờ biển. Thiếu vắng Hy Lạp, khả năng phòng thủ của Châu Âu sẽ bị yếu đi bởi đảo Crète của Hy Lạp chính là nơi trú đóng của Hạm đội 6 Hoa Kỳ.

Tóm lại có rất nhiều hệ lụy địa chính trị và kinh tế khiến cho giả thiết Grexit tốn kém hơn nhiều so với việc nỗ lực tìm ra một giải pháp. Qua trường hợp trên anh em có thể thấy chỉ một quốc gia nhỏ rời khỏi liên minh Châu Âu thôi đã gây ra hậu quả như thế nào. Hãy tưởng tượng nếu liên minh Châu Âu tan rã thì hậu quả sẽ còn tệ hơn như thế nào nữa.

5.Tác động đến Ngân hàng, Ngoại hối và Thương mại Quốc tế

Nếu sự thay đổi duy nhất là việc thay thế đồng euro bằng các đồng tiền quốc gia cạnh tranh thì việc bãi bỏ đồng euro sẽ chỉ tạo ra những thay đổi thực sự dài hạn trong chính sách tiền tệ , đó là cách các ngân hàng trung ương kiểm soát cung tiền và cho vay để tạo ra tăng trưởng kinh tế.

Khu vực đồng euro ban đầu được tạo ra để làm đối trọng với Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ. Việc loại bỏ đồng euro sẽ phân cấp quyền hạn tiền tệ trở lại cho các quốc gia thành viên. Ví dụ một ngân hàng trung ương Đức sẽ kiểm soát lãi suất và cung tiền ở Đức trong khi một ngân hàng trung ương Bồ Đào Nha sẽ kiểm soát chúng ở Bồ Đào Nha.

Các ngân hàng có thể tái cấp vốn bằng đồng tiền quốc gia của họ mặc dù họ có thể sẽ phải giữ số dư ngoại hối tích cực hơn cho thương mại và hòa giải khu vực. Các tỷ giá hối đoái khác nhau sẽ thay đổi giá trị tương đối của một số tài sản được nắm giữ trên phạm vi quốc tế và người lao động tại các thị trường việc làm châu Âu ít lạm phát hơn sẽ thấy thu nhập tương đối tăng so với các chính phủ châu Âu có chính sách tiền tệ nới lỏng. 

Ví dụ có khả năng là những người lao động ở Đức có năng suất cao sẽ dễ dàng hơn trong việc mua hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ở Slovenia – nơi kém năng suất hơn

Tuy nhiên không chắc rằng các chính sách kinh tế khác sẽ không thay đổi nếu đồng euro thất bại. Ngay cả khi EU tồn tại về mặt kỹ thuật, các hạn chế khác có thể được thực hiện đối với nhập cư hoặc thương mại. Các đảng ủng hộ đồng euro có thể sẽ phải gánh chịu những hậu quả chính trị, cho phép các đảng theo chủ nghĩa dân tộc giành được ảnh hưởng và thực hiện các chính sách tài khóa mới.

Xem thêm: Fed là gì? Tại sao lãi suất lại có tầm quan trọng tới thị trường Forex

#Thực_chiến_NGHỀ_Trading

6. Những sự kiện đã ảnh hưởng đến đồng EURO trong quá khứ.

Mặc dù đến nay những khó khăn chung của khu vực EU phần nào đã được giải quyết. Tuy nhiên ảnh hưởng của nó không hề nhỏ lên đồng EURO, cùng nhìn qua một số sự kiện nhé

6.1 Sự kiện các nước trong khối EURO liên tục vỡ nợ công

Đây là sự kiện ảnh hưởng nhất và làm mất uy tín của EURO trên rổ tiền tệ nhiều nhất. Sự kiện vỡ nợ công ở Hy Lạp và lan tới các nước khác như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha đã làm cho khối châu Âu điêu đứng. Quỹ bình ổn tài chính châu Âu đã tung ra các gói cứu trợ lên đến 86 tỷ USD nhằm cứu vãn tình hình.

Điều này đã được thể hiện trên chart EUR/USD cho thấy vị thế đồng EUR sụt giảm nghiệm trọng. Với anh em nào giao dịch cặp này thì chỉ ưu tiên Sell dài hạn mà thôi

6.2 Sự kiện Brexit năm 2016

Việc Anh rút khỏi liên minh châu Âu năm 2016 và kéo dài đến năm 2020 mới kết thúc và được xem là một trong những sự kiện tốn nhiều giấy bút và sự quan tâm nhất trên nền kinh tế thế giới. Việc Anh quốc rút khỏi châu Âu với tâm thế nhượng bộ hay quyết liệt cũng đều ảnh hưởng không ít đến khối liên minh này.

Dễ thấy nhất là Anh quốc là một trong những nền kinh tế lớn nhất châu Âu bản thân họ cũng có đồng tiền riêng. Việc rút khỏi liên minh châu Âu phần nào cũng sẽ ảnh hưởng đến vị thế của Euro và chính bản thân Anh quốc trên chính trường quốc tế.

Nhìn qua cặp EUR/GBP đây là cặp thể hiện rõ nhất kết quả của Brexit anh em có thể thấy bắt đầu từ năm 2016, tỷ giá cặp EUR/GBP đang vẫn nằm trong xu hướng tăng dài hạn. Đồng GBP đã mất dần vị thế của mình so với EURO nhưng nhìn chung thì cả 2 cặp đều mất vị thế so với USD. Nếu anh em quan tâm giao dịch cặp EUR/GBP thì hãy ưu tiên cho các vị thế Long hơn.

EURO sụp đổ

Tỷ giá EUR/GBP

Euro sụp đổ

Tỷ giá GBP/USD

6. Kết luận

Hy vọng qua bài viết trên anh em đã nắm được một số kịch bản có thể xảy ra nếu liên minh châu Âu sụp đổ. Trên đây chỉ là một số kịch bản và hậu quả khả thi nhất có thể xảy ra. Nhưng nhìn chung liên minh châu Âu vẫn giữ vững và cho đến nay, sau 2 năm khi Anh rời khỏi liên minh châu Âu thì vẫn chưa thấy nước nào có thêm động thái muốn rời khỏi liên minh Châu Âu.

VnRebates – Nơi Trading là NGHỀ

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.