VNREBATES
ic-markets
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
dupoin
Mở TK và hoàn phí 5 $/lot
tmgm
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
san-fxgt-dich-vu-forex-rebates
Mở TK và hoàn phí 9 $/lot
justmarkets
Mở TK và hoàn phí 1.2 $/lot
mc-prime
Mở TK và hoàn phí 4.2 $/lot

Đầu tư cổ phiếu quốc tế – khó nhưng không khó!

11.08.2020, 09:02 30 phút đọc

Có rất nhiều lựa chọn khi bạn muốn kiếm tiền từ thị trường tài chính: Forex, tiền điện tử, chứng khoán, vàng, dầu mỏ… Bài viết này sẽ giúp bạn xem xét liệu đầu tư cổ phiếu có phù hợp với mình hay không. Cùng tìm hiểu về công cụ đầu tư này!

1. Đầu tư cổ phiếu là gì?

1.1   Cổ phiếu là gì?

Cổ phiếu là 1 loại chứng khoán, chứng nhận cho số tiền nhà đầu tư đóng góp vào công ty phát hành. Người sở hữu cổ phiếu được gọi là cổ đông, là 1 trong những chủ sở hữu của công ty đó. 

Đối với các công ty, phát hành cổ phiếu là một cách để huy động vốn để phát triển và đầu tư vào hoạt động kinh doanh của họ.

Dau tu co phieu

Cổ phiếu là gì?

Các công ty đại chúng sẽ phát hành và bán cổ phiếu thông qua thị trường chứng khoán, như Nasdaq hoặc New York Stock Exchange cho thị trường Mỹ, HOSE hoặc HNX ở Việt Nam.  Sau đó, các nhà đầu tư có thể mua và bán những cổ phiếu này với nhau thông qua các nhà môi giới chứng khoán. Sở giao dịch chứng khoán theo dõi cung và cầu cổ phiếu của từng công ty, ảnh hưởng trực tiếp đến giá cổ phiếu.

Giá cổ phiếu biến động trong ngày, nhưng các nhà đầu tư sở hữu cổ phiếu hy vọng rằng theo thời gian, cổ phiếu sẽ tăng giá trị. Tuy nhiên, không phải mọi công ty hoặc cổ phiếu đều tăng theo thời gian: có thể mất giá trị hoặc ngừng hoạt động hoàn toàn. Khi điều đó xảy ra, các nhà đầu tư chứng khoán có thể mất toàn bộ hoặc một phần khoản đầu tư của họ. Đó là lý do tại sao điều quan trọng đối với các nhà đầu tư là phân bổ tiền của mình, mua cổ phiếu của nhiều công ty khác nhau thay vì chỉ tập trung vào một công ty.

1.2   Có bao nhiêu loại cổ phiếu?

Có 2 loại cổ phiếu chính là cổ phiếu phổ thông (common share) và cổ phiếu ưu đãi (preferred share):

  • Khi sở hữu cổ phiếu phổ thông, bạn sở hữu một phần lợi nhuận của công ty cũng như quyền biểu quyết. Chủ sở hữu cổ phiếu phổ thông cũng có thể được trả cổ tức, nhưng tỷ lệ thường thay đổi và không được đảm bảo.
  • Cổ phiếu ưu đãi, thường được so sánh với trái phiếu, vì bản chất tương tự nhau. Cổ phiếu ưu đãi thường trả cho các nhà đầu tư một khoản cổ tức cố định. Cổ đông ưu đãi cũng được ưu đãi: Cổ tức được trả cho cổ đông ưu đãi trước cổ đông phổ thông, kể cả trong trường hợp phá sản hoặc thanh lý.

Giá cổ phiếu ưu đãi ít biến động hơn giá cổ phiếu phổ thông, có nghĩa là cổ phiếu ít bị mất giá hơn, nhưng cũng ít bị tăng giá hơn. Nói chung, cổ phiếu ưu đãi là tốt nhất cho các nhà đầu tư ưu tiên thu nhập hơn là tăng trưởng dài hạn.

Dưới đây là so sánh chi tiết 2 loại cổ phiếu này:

Cổ phiếu thường Cổ phiếu ưu đãi
Ưu
  • Tiềm năng sinh lời dài hạn cao hơn
  • Có quyền biểu quyết
  • Cổ tức thường cao hơn, cố định và đảm bảo.
  • Giá ít biến động hơn trong trường hợp thị trường rủi ro
  • Cổ đông ưu đãi có khả năng thu hồi ít nhất một phần vốn đầu tư trong trường hợp phá sản
Nhược
  • Cổ tức thường thấp hơn, thay đổi và không được đảm bảo
  • Giá cổ phiếu và cổ tức có thể biến động nhiều hơn
  • Nhiều khả năng mất vốn đầu tư nếu công ty phá sản
  • Tiềm năng tăng trưởng dài hạn thấp hơn.
  • Không có quyền biểu quyết trong hầu hết các trường hợp.
Phù hợp với Các nhà đầu tư tìm kiếm sự tăng trưởng dài hạn Các nhà đầu tư đang tìm kiếm thu nhập

Các công ty niêm yết ở Mỹ cũng có thể chia cổ phiếu của họ thành các Hạng/ Loại (Class), trong hầu hết các trường hợp, để phân biệt quyền biểu quyết của cổ đông. Ví dụ: nếu bạn sở hữu Loại A, bạn có thể nhận được nhiều quyền biểu quyết trên mỗi cổ phiếu hơn so với người sở hữu Loại B của cùng một cổ phiếu.

Nếu một cổ phiếu đã được phân đoạn thành các loại khác nhau, thì mỗi loại thường có ký hiệu mã cổ phiếu riêng. Ví dụ, cổ phiếu của 20th Century Fox có mã FOXA (cho cổ phiếu loại A) và FOX (cổ phiếu loại B).

1.3   Lợi nhuận khi đầu tư cổ phiếu đến từ đâu?

Cổ phiếu có nhiều rủi ro hơn so với một số khoản đầu tư khác, nhưng cũng có tiềm năng đạt được nhiều lợi nhuận. Các nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán có lợi nhuận bằng 2 cách chính:

  • Nếu giá cổ phiếu tăng lên trong thời gian họ sở hữu và thì họ có khả năng bán nó với giá cao hơn số tiền họ đã trả (Lợi nhuận từ tăng giá cổ phiếu)
  • Thông qua cổ tức: Không phải tất cả cổ phiếu đều trả cổ tức, nhưng đa phần các cổ phiếu trả cổ tức hàng quý

2. Những câu hỏi thường gặp nhất khi đầu tư cổ phiếu của nhà đầu tư mới

2.1  Khi nào tôi nên đầu tư cổ phiếu?

Đầu tư vào cổ phiếu tùy thuộc vào nhu cầu và hoàn cảnh của bạn:

  • Nếu bạn đang muốn tăng số tiền tiết kiệm của mình trong dài hạn (hơn 10 năm), thì đầu tư vào cổ phiếu là một lựa chọn tốt.
  • Nếu bạn nghĩ rằng bạn sẽ cần tiền sớm hơn, đầu tư vào cổ phiếu có thể không phải là lựa chọn tốt nhất của bạn, đặc biệt trong điều kiện thị trường biến động như hiện nay.
  • Nếu bạn có nhiều thời gian và kỹ năng phân tích báo cáo công ty và tình hình tài chính, dự đoán được giá trị thật cổ phiếu dựa trên những thông tin tài chính, kinh doanh có được, thì đầu tư vào cổ phiếu dù dài hạn hay ngắn hạn đều có thể mang lại lợi nhuận cho bạn.

2.2   Thời điểm nào là phù hợp để mua và bán cổ phiếu?

Lời khuyên điển hình khi nói đến cổ phiếu là:

“mua thấp và bán cao” – hay “Mua đỉnh, bán đáy”.

Tuy nhiên, trên thực tế, có thể khó dự đoán chính xác thị trường sẽ làm gì và giá cả sẽ biến động như thế nào. Nên có 1 lời khuyên sẽ phù hợp hơn:

“Buy on your knee, sell on your shoulders”

Nghĩa là, bạn sẽ không bao giờ biết thị trường lúc nào sẽ là tạo đáy và đỉnh. Dĩ nhiên, khi bạn biết thì đáy và đỉnh đã hoàn thành. Nên đa phần trader sẽ mua khi “tin” rằng giá của mình là hợp lý. Vì thế, đừng cố gắng bắt đáy hay đỉnh, quan trọng là “giá” của bạn phù hợp với giá trị của công ty.

Nếu bạn đang đầu tư dài hạn và tự tin vào công ty mình đang nắm giữ cổ phần, bạn nên tiếp tục nắm giữ các khoản đầu tư của mình bất kể thị trường như thế nào tại bất kỳ thời điểm nào.

2.3   Tôi nên nắm giữ cổ phiếu bao lâu?

Khi đầu tư cổ phiếu, phụ thuộc vào nhu cầu của bạn mà sẽ có thời gian nắm giữ phù hợp. Nếu đầu tư ngắn hạn thường là bảo toàn và tạo thu nhập thêm, thì đầu tư dài hạn là về tạo ra sự giàu có. 

Dau tu co phieu

Thời hạn nắm giữ cổ phiếu là bao lâu?

Nắm giữ ngắn hạn

  • Đầu tư chứng khoán được coi là ngắn hạn khi được bán sau khi nắm giữ tối đa 3 năm hoặc ít hơn, thậm chí nhiều nhà đầu tư chứng khoán chỉ nắm sau thời gian hàng về tài khoản, có lời là bán.
  • Trước khi tham gia nắm giữ ngắn hạn, hãy tìm hiểu những điều cơ bản thị trường chứng khoán, cẩn thận khi giao dịch và lưu ý rằng rất khó để có được lợi nhuận cao hơn tỷ suất lợi nhuận trung bình của thị trường chứng khoán ( khoảng 10%/ năm) bằng cách giao dịch ngắn hạn.
  • Ngoài ra, hãy cẩn thận để không đặt tất cả các khoản đầu tư của bạn vào chỉ một loại tài sản, 1 công ty.  Đa dạng hóa rủi ro của bạn bằng cách phân bổ các khoản đầu tư chứng khoán của bạn qua nhiều ngành và loại công ty.

Nắm giữ dài hạn

  • Khi nhà đầu tư (investor) mong đợi nhận lại lợi nhuận thích đáng sau khi nắm giữ trong một khoảng thời gian vài năm. Điều đó có nghĩa là họ sở hữu một danh mục đầu tư đa dạng gồm nhiều cổ phiếu và nắm giữ chúng qua những thời điểm tốt và xấu.
  • Khi đầu tư dài hạn, investor có thể đòi hỏi tỷ lệ hoàn vốn cao hơn vì có thời gian nắm giữ dài hơn.
  • Nhiều nhà đầu tư không có kinh nghiệm có thể tiếp cận đầu tư dài hạn bằng cách xác định tỷ lệ lợi nhuận mong muốn, sau đó tìm kiếm một quỹ tương hỗ với danh mục đầu tư có tỷ lệ lợi nhuận trung bình trong khoảng đó với khoảng thời gian năm đến 10 năm.
  • Nắm giữ dài hạn đồng nghĩa investor sẽ quan tâm đến việc xây dựng danh mục đầu tư sẽ cung cấp cho bạn thu nhập cho cuộc sống sau này và  khi bạn nghỉ hưu, hoặc đôi khi sớm hơn. Nếu bạn có kinh nghiệm phân tích, đầu tư, dự báo giá trị tài sản thì cũng có thể tự mình tạo ra danh mục đầu tư nắm giữ dài hạn theo khả năng của mình.

Lưu ý, đầu tư vào cổ phiếu riêng lẻ cần có thời gian. Bạn nên nghiên cứu từng cổ phiếu bạn mua, bao gồm cả việc tìm hiểu sâu về cơ cấu của công ty và tài chính của công ty. Thay vào đó, nhiều nhà đầu tư chọn tiết kiệm thời gian bằng cách đầu tư vào cổ phiếu thông qua quỹ tương hỗ , quỹ chỉ số và ETF. Những điều này cho phép bạn mua nhiều cổ phiếu trong một giao dịch duy nhất, mang đến sự đa dạng hóa tức thì và giảm bớt số lượng công việc cần thiết để đầu tư.

2.4   Rủi ro khi đầu tư cổ phiếu là gì?

Rủi ro thị trường

Rủi ro thị trường hay rủi ro hệ thống, là các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chung của thị trường tài chính. Bong bóng và sụp đổ của thị trường chứng khoán là những ví dụ điển hình cho thấy rủi ro thị trường tăng cao. Rủi ro thị trường không thể bị loại bỏ thông qua đa dạng hóa. Tuy nhiên, bạn có thể phòng ngừa rủi ro thị trường thông qua các công cụ phái sinh (Futures/ Options…)

Mặc dù rủi ro hệ thống ảnh hưởng đến toàn bộ thị trường chứng khoán, nhưng mức độ ảnh hưởng của thị trường có thể được giảm thiểu nếu bạn có những lựa chọn đầu tư phù hợp. Các quỹ giao dịch trao đổi có cổ tức (hoặc Dividend ETFs), chẳng hạn như  iShares Select Dividend (DVY) hoặc Vanguard High Dividend Yield ETF (VYM), có thể có giá trị về mặt này.

Rủi ro lạm phát

Rủi ro lạm phát, còn được gọi là rủi ro sức mua. Lợi nhuận bạn thu được từ đầu tư không bù đắp được tỷ lệ lạm phát.

Một số quỹ ETFs, bao gồm  iShares Barclays Treasury Inflation Protected Securities Fund (TIP), đầu tư vào các chứng khoán được Kho bạc Hoa Kỳ đảm bảo về lạm phát để giảm thiểu rủi ro  mất sức mua này.

Rủi ro thanh khoản

Rủi ro thanh khoản phát sinh khi một khoản đầu tư không thể được mua hoặc bán đủ nhanh để ngăn chặn hoặc giảm thiểu tổn thất, có thể là vì chứng khoán có thanh khoản yếu, công ty gặp những cú sock (tài chính, quản lý, hoạt động kinh doanh, hoạt động làm giá…) và thị trường “trắng bên mua” – trạng thái không có cầu, hoặc ngược lại. 

Bạn có thể giảm thiểu rủi ro này đến mức tốt bằng cách đa dạng hóa. Một lựa chọn tốt là đầu tư theo chỉ số nơi rủi ro được đa dạng hóa trên các cổ phiếu khác nhau được nắm giữ trong danh mục đầu tư, theo dõi một chỉ số cụ thể.

Các quỹ ETF như SPDR S&P 500 ETF (SPY) và Vanguard Total Stock Market ETF (VTI) là ví dụ điển hình. Họ đầu tư rất nhiều vào các công ty Mỹ vốn hóa lớn ổn định như Apple (AAPL) và ExxonMobil (XOM), do đó, các quỹ này có thể coi là có rủi ro thanh khoản tối thiểu.

Một cách khác mà nhà đầu tư có thể mất số tiền lớn khi thị trường chứng khoán sụp đổ là mua ký quỹ. Trong chiến lược đầu tư này, nhà đầu tư vay tiền để đầu tư và kiếm lợi nhuận. Cụ thể hơn, một nhà đầu tư gom tiền của họ cùng với một số tiền rất lớn đi vay để kiếm lời từ những khoản lãi nhỏ trên thị trường chứng khoán.

Khi chứng khoán giảm giá nhanh, mất rủi ro thanh khoản, hoặc số tiền lỗ quá nhanh, vượt mức ký quỹ của bạn. Lúc này, bạn sẽ bị “margin call” / “cuộc gọi ký quỹ” để thêm tiền ký quỹ, hoặc sẽ bị đóng lệnh theo giá thị trường.

2.5   Cần bao nhiêu tiền để bắt đầu đầu tư cổ phiếu?

Thực tế, không cần nhiều tiền để đầu tư vào cổ phiếu. Số tiền tối thiểu cụ thể sẽ phụ thuộc vào nhà môi giới mà bạn chọn

Tùy thuộc vào số tiền bạn có và giá cổ phiếu, bạn có thể đầu tư với số tiền dưới 100 USD. Tất nhiên, bạn cũng có thể đầu tư số tiền lớn hơn – mặc dù chúng tôi khuyên bạn không nên đầu tư toàn bộ số tiền tiết kiệm của mình vào cổ phiếu.

2.6   Có dễ dàng để mua cổ phiếu nước ngoài nếu tôi là công dân Việt Nam?

Là công dân Việt Nam, bạn hoàn toàn có thể mua cổ phiếu nước ngoài, như Mỹ. Việc mua trực tiếp có thể tốn nhiều thời gian, công sức, và tiền bạc để mở được 1 tài khoản giao dịch trên sàn nước ngoài, nên hầu hết các trader đều chọn đầu tư qua 1 công cụ phái sinh: Cụ thể là, hợp đồng chênh lệch giá CFDs và quỹ tương hỗ ETF. 

Chúng tôi đã có bài viết hướng dẫn chi tiết cách mua chứng khoán nước ngoài (Mỹ) cho nhà đầu tư Việt Nam, bạn có thể đọc thêm ở link bên dưới:

>>>Hướng dẫn chi tiết cách mua chứng khoán nước ngoài (Mỹ) cho nhà đầu tư Việt Nam

2.7   Có thể mua/bán cổ phiếu quốc tế tại đâu?

Hầu hết các sàn giao dịch/ broker hiện tại đều có cung cấp công cụ giao dịch CFDs cho cổ phiếu và quỹ ETFs.  Chúng tôi lấy ví dụ 3 sàn điển hình và uy tín có nhiều lựa chọn nếu bạn muốn tập trung vào đầu tư cổ phiếu và thị trường chứng khoán

  • XM.com  là 1 trong những sàn lớn và uy tín tại Việt Nam. Bạn có thể lựa chọn 1 trong số hơn 600 CFDs chứng khoán và ETFs được cung cấp bởi broker này. Đọc thêm review và hướng dẫn mở tài khoản tại XM của chúng tôi để biết chi tiết
  • ICMarkets.com – sàn top này cung cấp hơn 100 CFDs cổ phiếu và ETFs cho trader tham gia thị trường chứng khoán.  Đọc thêm review và hướng dẫn mở tài khoản tại ICMarkets của chúng tôi để biết chi tiết
  • Capital.com – Sàn broker được quản lý tốt này cung cấp cho bạn 1 lựa chọn ấn tượng khi tham gia đầu tư cổ phiếu, với 2000 CFDs cổ phiếu và ETFs toàn cầu.  Đọc thêm review và hướng dẫn mở tài khoản tại Capital.com của chúng tôi để biết chi tiết
Dau tu co phieu

Danh mục tài sản giao dịch của Capital.com

3. Thế nào là 1 cổ phiếu tốt?

Tìm kiếm 1 cổ phiếu tốt đối với nhà đầu tư mới là không dễ dàng, bên cạnh các yếu tố kỹ thuật, dưới đây là 7 yếu tố “cơ bản” giúp xác định 1 cổ phiếu tốt trên thị trường:

#1. Mức tăng trưởng thu nhập

Bạn nên xem xét xu hướng tăng trưởng thu nhập của công ty, chứ không phải là “doanh thu”. Theo thời gian, thu nhập nói chung có tăng không? Nếu có, đó là một dấu hiệu khá tốt cho thấy công ty đang kinh doanh đúng hướng, biết quản lý doanh thu – chi phí hợp lý.

1 công ty tốt không hẳn phải có 1 mức tăng trưởng nhanh và mạnh, mà ngay cả sự cải thiện nhỏ, thường xuyên trong một thời gian dài cũng có thể là một chỉ báo tích cực.

#2. Tính bền vững

Bản chất của thị trường chứng khoán – ít nhất là hàng ngày và hàng năm – là sự biến động. Tại một thời điểm nào đó, giá trị công ty sẽ tăng hoặc giảm trên thị trường. Nhưng điều thực sự quan trọng là sự ổn định lâu dài.

Nếu nhìn vào biểu đồ giá theo ngày, hoặc tháng, năm, các đường xu hướng phẳng và đi lên cao hơn là 1 dấu hiệu rất tốt. Bạn nên tìm kiếm điều đó với các công ty riêng lẻ. Công ty suy thoái  khi cả thị trường cùng gặp khó khăn, sau đó vượt qua thời kỳ suy thoái và trở lại tương đối mạnh mẽ, có thể là một lựa chọn sinh lời. 

#3. Sức mạnh tương đối trong ngành

Bắt đầu bằng cách xem xét một ngành đại diện trên thị trường. Đặt ra câu hỏi đầu tiên liệu ngành đó có tiềm năng trong tương lai không?  Tuy nhiên, khi chọn các cổ phiếu riêng lẻ trong một ngành, chẳng hạn như năng lượng, bạn cần phải xem công ty hiện đang ở vị trí nào. Nó có vị trí tốt so với các đối thủ cạnh tranh không? Có lợi thế nổi bật? 

Sức mạnh tương đối của 1 công ty trong ngành là vô cùng quan trọng. Nếu là 1 ngành có tiềm năng trong tương lai, cổ phiếu công ty đầu ngành sẽ mang lại lợi suất đầu tư cao hơn, đồng thời khi có các rủi ro trên thị trường, sẽ có biến động tương đối thấp hơn và khả năng hồi phục mạnh mẽ hơn. 

#4. Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E)

Tất cả các công ty đều có nợ/ nghĩa vụ phải trả – ngay cả Amazon.com (AMZN) và Apple (AAPL). Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn không thể sử dụng khoản nợ đó làm chỉ số đánh giá khi đầu tư.  Nên đề phòng các công ty có mức nợ cao so với vốn chủ sở hữu. 

Để tính toán tỷ lệ D/E, hãy chia tổng nợ trên bảng cân đối kế toán của công ty cho tổng vốn chủ sở hữu của cổ đông. Đối với những người có mức độ chấp nhận rủi ro thấp hơn, con số đó phải ở mức 0,3 hoặc thấp hơn – con số cụ thể cần phải được xem xét trong một ngành, và với các đối thủ cạnh tranh.

Ví dụ, trong ngành xây dựng và bất động sản, với việc kinh doanh phụ thuộc vào vốn vay nợ, tỷ lệ này cao hơn có thể được chấp nhận. Chỉ cần đảm bảo lựa chọn của bạn phù hợp với tiêu chuẩn ngành.

#5. Tỷ số P/E 

Tỷ số P/E (hay Price/Earnings, Giá/Lợi nhuận) rất phổ biến trong giới chứng khoán. Tỷ số P/E cung cấp thước đo về mức độ hoạt động của giá cổ phiếu so với thu nhập của công ty.

Khi sử dụng phân tích cơ bản và chiến lược đầu tư giá trị, tỷ số P / E được coi là một chỉ số chính. 

Để tính tỷ số P/E, hãy chia giá cổ phiếu hiện tại cho thu nhập trên mỗi cổ phiếu.  Nếu một công ty đang giao dịch ở mức 40 đô la trên mỗi cổ phiếu và thu nhập trên mỗi cổ phiếu là 2,50 đô la, thì tỷ số P/E là 16.

Tỷ số P/E càng cao thì càng có khả năng tăng trưởng đáng kể trong tương lai. Tỷ số P/E không phải là tất cả khi đầu tư, nhưng có thể hữu ích khi so sánh các công ty trong cùng ngành hoặc lĩnh vực.

#6. Đội ngũ quản lý

Bạn tin tưởng vào những người đứng đầu một công ty như thế nào? Sự lãnh đạo của họ có thúc đẩy văn hóa công ty ổn định và lâu dài không? Công ty có đổi mới không? Họ đầu tư trở lại vào công ty và cộng đồng như thế nào? Đây là những câu hỏi quan trọng cần biết về ban lãnh đạo quản lý 1 công ty.

Một công ty được quản lý tốt thường là một công ty có xu hướng tăng giá cổ phiếu.  Một công ty giữ vững quyền lực có thể vượt qua các vụ bê bối ngắn hạn. Thật khó để đánh giá kết quả của một vụ bê bối, nhưng mua hàng trong thời gian giảm giá có thể kiếm được một khoản tốt và cơ cấu lại danh mục đầu tư để đạt được lợi nhuận cao trong tương lai.

#7. Cổ tức

Nhiều nhà đầu tư thích xem xét tỷ lệ cổ tức khi chọn cổ phiếu riêng lẻ. Một công ty trả cổ tức thường là một công ty có mức độ ổn định – đặc biệt nếu đó là 1 công ty có lợi nhuận cao, tăng chi trả cổ tức một cách nhất quán mỗi năm trong nhiều thập kỷ.

Tuy nhiên, cần để ý những công ty có lợi suất rất cao. Tỷ suất cổ tức tăng đột biến cũng có thể có nghĩa là một công ty đang trên bờ lung lay, cho thấy một công ty không có cơ hội để tái đầu kinh doanh. Nên tìm kiếm các công ty trả cổ tức khiêm tốn, nhưng đều đặn (và tăng dần) theo thời gian.

4. Danh sách những cổ phiếu phù hợp với trader mới tham gia thị trường chứng khoán quốc tế

Chọn cổ phiếu tốt có thể rất khó đối với các nhà đầu tư mới bắt đầu. Tim Bain, chủ tịch của Spark Asset Management Group, có đưa ra lời khuyên rằng : “Là một nhà đầu tư mới, hãy mua những gì bạn biết”.

Công ty bán các sản phẩm hoặc dịch vụ dễ thấy là chưa đủ, cũng nên có bảng cân đối kế toán tốt bao gồm nợ tương đối thấp và lượng tiền mặt khổng lồ, thường sẽ có một mô hình kinh doanh bền vững và bán với mức định giá hợp lý.

Dưới đây là 7 cổ phiếu phù hợp với các tiêu chí của danh mục đầu tư mới. Điều lưu ý, các cổ phiếu này cũng là top cổ phiếu trong các chỉ số thị trường chứng khoán Mỹ, đặc biệt là S&P 500.

#1. Amazon.com (AMZN)

Mặc dù cổ phiếu Amazon không hề rẻ (với hơn $3,000/ cổ phiếu) nhưng sự tăng trưởng liên tục của Amazon là rất ấn tượng, đi kèm với sự phát triển các phân khúc mới bao gồm Amazon Web Services, Whole Foods Market, Amazon Fresh và Prime Video, bao gồm nội dung gốc và đã cho phép công ty cạnh tranh trong cuộc chiến phát sóng giải trí trực tuyến. Và tất nhiên, mảng kinh doanh thương mại điện tử cốt lõi của Amazon đã thay đổi cuộc chơi đối với người tiêu dùng và các cửa hàng bán lẻ.

CEO Jeff Bezos cũng là 1 nhà lãnh đạo tài ba, khéo léo và giúp Amazon đi vào các lĩnh vực tăng trưởng trong tương lai. Nhiều nhà phân tích dự đoán Amazon sẽ tiếp tục thích ứng và sáng tạo, mang lại triển vọng tăng trưởng dài hạn tuyệt vời.

#2. Visa (V)

Sự phát triển của công nghệ tài chính, bao gồm cả việc áp dụng rộng rãi ví ảo và công nghệ blockchain, sẽ phá vỡ nhiều tổ chức tài chính lớn. Sẽ có người thắng và người thua khác nhau tùy thuộc vào ai áp dụng công nghệ và nền tảng tốt hơn. Visa có thể là đối thủ mạnh nhất trên thị trường này, trên cơ sở khách hàng sâu rộng, hoạt động bền vững trên mô hình thanh toán Visa Direct và việc tiếp tục mở rộng ra ngoài thẻ tín dụng truyền thống.

Thông báo gần đây của công ty liên quan đến kế hoạch mua lại Plaid, một công ty khởi nghiệp phần mềm cho phép các ứng dụng truy cập tài khoản ngân hàng, tăng cường mối quan hệ của Visa với các ngân hàng là 1 trong những hành động cho thấy khả năng đổi mới để dẫn đầu nền công nghệ tài chính.

#3. Wells Fargo (WFC)

Cổ phiếu của Wells Fargo đã bị đánh bại ngay cả trước khi thị trường bán tháo (do Covid-19) vì một loạt các yếu tố, bao gồm cả vụ bê bối tài khoản giả. Hiện tại có thể thấy đầu tư vào WFC có thể là 1 món hời. Các nhà đầu tư dài hạn có thể mua cổ phiếu với giá rẻ và được trả một khoản cổ tức béo bở trong khi chờ cổ phiếu phục hồi, trong khi đó chính bản thân cổ phiếu WFC đã là 1 hạng mục đầu tư tương đối an toàn.

Ngân hàng đã đạt được thỏa thuận với chính phủ vào tháng 2/2020. Giám đốc điều hành mới – Charles Scharf với uy tín rộng rãi. Cũng như, ngân hàng này có bảng cân đối kế toán tốt, và có thể thu được phí từ Chương trình bảo vệ tiền lương của chính phủ Mỹ. Wells Fargo gần đây đã trả mức cổ tức hàng năm hơn 7%. Mặc dù hiệu suất từ đầu năm đến nay là gần -47%, nhưng hiệu suất một tháng tới vẫn tăng ở mức 13,5%.

#4. Tập đoàn Microsoft (MSFT)

Mô hình kinh doanh mạnh mẽ của tập đoàn Microsoft được đánh giá là rất tốt để đứng vững trước thử thách của thời gian vì những lợi thế cạnh tranh dài hạn và bền vững. Với đặc thù chi phí chuyển đổi cao để chuyển từ Microsoft sang một nền tảng khác đảm bảo nhiều khách hàng vẫn sẽ trung thành với thương hiệu này.

Với sự thâm nhập thị trường lớn, Microsoft được hưởng cái gọi là “hiệu ứng mạng” cao, xảy ra khi giá trị của một hàng hóa hoặc dịch vụ tăng lên khi nhiều người sử dụng nó. Quy mô hiệu quả, bằng sáng chế và tên thương hiệu của công ty cũng làm nản lòng các đối thủ cạnh tranh. 

#5. Apple (AAPL)

Giống như Microsoft, Apple là một ví dụ điển hình về cổ phiếu cần có của trader mới. Apple có bảng cân đối kế toán mạnh và mô hình kinh doanh bền vững. Apple có nhiều “hedging” bảo vệ thương hiệu này khỏi các đối thủ mới.

Apple vượt trội vì đã tạo ra một hệ sinh thái công nghệ với iPhone, iPad, Mac và Đồng hồ Apple. “Giá trị của tất cả các thiết bị này tăng lên khi có nhiều ứng dụng hơn.” Apple Pay, Apple Card và Apple TV tiếp tục mở rộng ảnh hưởng của công ty và tăng dòng tiền. Công ty cũng đã tham gia vào thị trường dịch vụ phát trực tuyến ngày càng đông đúc với Apple TV +.

#6. Berkshire Hathaway (BRK.A, BRK.B)

Với những ai tham gia thị trường chứng khoán tài chính, mà chưa biết đến Warren Buffett và  Berkshire Hathaway thật sự là 1 thiếu sót lớn. “Bảng cân đối kế toán vững như pháo đài” của Berkshire bao gồm hơn 120 tỷ đô la tiền mặt. Núi tiền mặt này cho phép công ty cung cấp giải pháp tài chính cho các công ty tốt đang gặp khó khăn và nhận được các điều khoản đầu tư tốt hơn các đối thủ.

Tập đoàn với danh mục đầu tư đa dạng này là khoản đầu tư tốt nhất mà một nhà đầu tư mới có thể thực hiện.

Bên cạnh đó, đội ngũ quản lý của công ty, bao gồm cả nhà đầu tư nổi tiếng Warren Buffett, ở trình độ “vượt xa những người đồng cấp”. Trong khi cổ phiếu loại A của công ty – ở mức hơn $300.000/ cổ phiếu – có thể rất đắt đối với nhiều nhà đầu tư mới, cổ phiếu Loại B của công ty có giá khiêm tốn hơn, giao dịch ở mức $200/cổ phiếu.

Có câu nói rất phổ biến trên thị trường chứng khoán: “Nếu bạn không biết mình muốn mua gì, chỉ cần đưa tiền cho Warren và để ông ấy tính toán dùm bạn”.

#7. Alphabet (GOOG, GOOGL)

Nếu bạn thích 1 cổ phiếu ít bảo thủ hơn Berkshire Hathaway, Alphabet là 1 lựa chọn phù hợp. Công ty đã sử dụng dòng tiền từ hoạt động kinh doanh công cụ tìm kiếm siêu thành công Google để đa dạng hóa sang các lĩnh vực khác với YouTube, Waymo, DeepMind, Nest và Android.

Đồng thời, Alphabet có rất nhiều tiền mặt. Công ty có thể sử dụng số tiền mặt đó để tái đầu tư lợi nhuận và không phải gánh nhiều nợ như những người khác. Việc tập trung vào tăng trưởng với các dự án kinh doanh mới đồng nghĩa với việc Alphabet không trả cổ tức. Vì vậy, nó sẽ thu hút nhiều hơn các nhà đầu tư tham vọng tăng trưởng hơn là thu nhập điều đặn từ cổ tức!.

Con đường kiếm tiền từ thị trường tài chính không bao giờ dễ dàng, dù là Forex hay chứng khoán! Chúng tôi hi vọng bài viết này sẽ giúp những ai muốn tham gia đầu tư cổ phiếu, đặc biệt là cổ phiếu nước ngoài có thể tự tin hơn và có lựa chọn tốt hơn!

Chúc bạn thành công trên con đường đầu tư tài chính!

Tổng hợp bởi wp.vnrebates.io

Nguồn: Tổng hợp

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.