Cuộc họp FOMC và tiến trình cắt giảm chương trình mua trái phiếu
Nếu Jerome Powell và đội ngũ của ông đang phân vân về việc liệu có nên phát tín hiệu rằng Fed sẽ sớm thực hiện cắt giảm chương trình mua tài sản, lo ngại về nợ xấu ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới (và mức giảm -2% của các chỉ số chính của Mỹ) không còn nghi ngờ gì nữa sẽ thúc đẩy họ hướng tới một triển vọng không cam kết và thận trọng hơn.
Ngay cả khi gạt sang một bên những rủi ro toàn cầu, dữ liệu nội địa của Hoa Kỳ gần đây đã khiến Fed không còn “nôn nóng” trong việc khởi động quá trình cắt giảm chương trình mua tài sản. Cụ thể, chỉ riêng trong tháng này, con số mờ nhạt 235 nghìn trong báo cáo Bảng lương phi nông nghiệp (NFP) tháng 8 cộng với tỷ lệ lạm phát CPI điều chỉnh nhẹ xuống “chỉ” 5,3% so với cùng kỳ năm trước (và chỉ số CPI “cốt lõi” giảm xuống 4,0%.
Dù vậy điều này không có nghĩa là cả hai khía cạnh trong nhiệm vụ kép mà ngân hàng trung ương Hoa Kỳ đang theo đuổi có thể đủ sức gây áp lực cho Fed để ngay lập tức khởi động quá trình bình thường hóa chính sách. Điều đó cho thấy, vẫn còn nhiều quan điểm trái chiều trong nội bộ Ủy ban hoạch định chính sách (FOMC) của Fed, vì vậy không thể loại trừ hoàn toàn một tín hiệu cắt giảm QE bất ngờ.
Cuộc họp FOMC: Còn vấn đề gì ngoài câu chuyện cắt giảm QE?
Bên cạnh trong tâm là tình hình cắt giảm QE, Fed cũng sẽ ban hành các dự báo kinh tế hàng quý, bao gồm cả ước tính năm 2024 lần đầu tiên. Hầu hết các nhà giao dịch và nhà kinh tế đều kỳ vọng vào cái gọi là “dấu chấm” trung bình trong biểu đồ dot plot cho việc tăng lãi suất từ mức lãi suất gần 0,00% sẽ tiếp tục được duy trì trong năm 2023, mặc dù sẽ có một vài cá nhân theo quan điểm “diều hâu” mong đợi lật “dấu chấm” trung bình ngay trong năm sau.
Ngân hàng trung ương cũng sẽ cung cấp thông tin cập nhật về tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát trong những năm tới; bất chấp hồ sơ theo dõi tồi tệ trong lịch sử của Fed về các dự báo kinh tế, bất kỳ sự điều chỉnh nào đối với những dự báo đó chắc chắn sẽ được xem xét kỹ lưỡng để tìm ra những tín hiệu về những thay đổi trong chính sách tiền tệ sắp tới.
Nhận định cặp GBP/USD
Rõ ràng làm, đồng đô la Mỹ (USD) có khả năng sẽ có phản ứng toàn diện nếu xuất hiện bất kỳ bất ngờ nào từ cuộc họp FOMC tuần này, nhưng GBP/USD là cặp đang tiến đến ngưỡng đặc biệt quan trọng. Kể từ giữa tháng 1, cặp Cable này đã liên tục tìm thấy hỗ trợ gần mức điều chỉnh 1.3600, bao gồm cả những lần bật lại hàng trăm pip trong cả hai tháng 7 và tháng 8.
Với việc tỷ giá một lần nữa tiếp cận key level đó, cuộc họp FOMC vào thứ Tư có thể xác định xem liệu chúng ta có thấy một lần tăng nữa hay cuối cùng là xuyên thủng mức sàn đó hay không. Nếu Powell và đội ngũ của ông đưa ra giọng điệu “diều hâu” (các dự báo kinh tế lạc quan, tín hiệu về một thông báo về việc giảm bớt chương trình mua tài sản ngay trong tháng tới, v.v.), phe bán có thể đẩy GBP/USD xuống xuyên thủng các ngưỡng hỗ trợ 1.3600 và 1.3400 hoặc thấp hơn trong những ngày tới.
Ngược lại, một kết quả ôn hòa hơn (các dự báo kinh tế gây thất vọng, không có bất kỳ manh mối nào về tiến trình cắt giảm chương trình mua tài sản) có thể là trợ lực hỗ trợ cho cặp GBP/USD bật tăng trở lại về mốc 1.3800 hoặc cao hơn.
VnRebates Tổng hợp
Theo actionforex